Bài giảng Bài 13, tiết 59, 60 làm thơ lục bát

1. Đọc bài ca dao:

Anh đi anh nhớ qua nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

2. Trả lời câu hỏi:

a. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 13, tiết 59, 60 làm thơ lục bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: - Chơi chữ là gì? Cho ví dụ. - Nêu các lối chơi chữ thường gặp. BÀI 13, TIẾT 59, 60 LÀM THƠ LỤC BÁT I. LUẬT THƠ LỤC BÁT: 1. Đọc bài ca dao: Anh đi anh nhớ qua nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 2. Trả lời câu hỏi: a. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát? Cặp câu thơ lục bát: một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng. Gọi thơ lục bát theo từ Hán - Việt: Câu 6 (lục), câu 8 (bát). b. Kẻ lại sơ đồ sau và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô. (Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V) B B B T B BV B B T T B T B T T T B BV B BV T B BV T T BV B BV c. Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu 8. Hai tiếng đều là vần bằng. Tiếng thứ sau nếu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám là thanh huyền (trầm) và ngược lại. d. Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (Về số câu, số tiếng trong mỗi câu, gieo vần, vị trí vần, cách ngắt nhịp…) Ghi nhớ: - B - T - BV - B - T - BV - BV Thơ lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình: - Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc (-). - Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (Có khi ngoại lệ thì sẽ ngược lại). - Trong câu tám, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám là thanh huyền (trầm) và ngược lại. Ví dụ: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. - Gieo vần: Chữ thứ sáu của câu 6 gieo với chữ thứ sáu của câu 8, chữ thứ tám của câu 8 gieo với chữ thứ sáu của câu 6, và cứ thế cho đến hết bài. - Nhịp thơ thường là nhịp chẵn. - Bài thơ lục bát không hạn định về số câu. Nhà nghèo chẳng có chi ăn Treo lên cây khế hỏi thăm quạ vàng Tôi ngồi may túi ba gang Quờ tay chạm mảnh trăng vàng chiêm bao. * Một số trường hợp ngoại lệ và biến thể: - Ngang sông Một chiếc đò ngang Tôi vừa ngang bến Đò ngang Mất rồi! - Chị thản nhiên mối tình đầu Thản nhiên bã trầu em nhận về têm. II. LUYỆN TẬP: 1. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền từ đó (về ý, về vần): - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi . . . . . . . . mẹ mong. kẻo mà - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm một lớp . . . . . . . . . . . . . . . tiến lên hàng đầu. - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim, . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình như trái chín gọi tìm thu sang. 2. Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng: - Vười em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na. - Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu. có xoài để thành trò ngoan. 3. Thực hành làm thơ lục bát: Yêu cầu: Chia làm hai đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm tiếp câu bát. Trong thời gian từ 3 đến 4 phút, đội nào không làm được sẽ thua. Đội thắng có quyền tiếp tục xướng câu lục. (1 lần thắng được 1 điểm, đội nào đạt 3 điểm trước sẽ thắng chung cuộc). * Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: - Nắm vững luật thơ lục bát. - Tập làm bài thơ lục bát (Đề tài tự chọn). - Chuẩn bị bài “Chuẩn mực sử dụng từ”, sách giáo khoa trang 167.

File đính kèm:

  • pptLAM THO LUC BAT.ppt