I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách
nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong
những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Phân tích NV, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
- Nắm được đặc điểm của LĐ trong văn NL.
3. Thái độ:
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân
vào cảnh màn trời chiếu đất.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc lập luận trong văn nghị luận để biết
cách làm bài văn tốt hơn.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
- Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: : Tranh vẽ cảnh quan phụ mẫu trong đình; phiếu HT; Bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
74 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 85 đến 104 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/05/2020
TIẾT 85 : BÀI 26
SỐNG CHẾT MẶC BAY (Tiếp)
- Phạm Duy Tốn –
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (II)
HDĐT: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
- Nguyễn Ái Quốc -
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách
nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong
những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Phân tích NV, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
- Nắm được đặc điểm của LĐ trong văn NL.
3. Thái độ:
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân
vào cảnh màn trời chiếu đất.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc lập luận trong văn nghị luận để biết
cách làm bài văn tốt hơn.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
- Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: : Tranh vẽ cảnh quan phụ mẫu trong đình; phiếu HT; Bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. Phương pháp, kỹ thuật:
1. Phương pháp:
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt truyện: “Sống chết mặc bay”?
b. Kiểm tra bài mới :
H: Trong văn bản này, em ấn tượng nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân
? Kể lại cảnh hộ đê trong phần đầu VB?
(HS HĐ nhóm 4 trong 3’ – Cảm xúc của em về đoạn văn đó?)
- HS TL - HS NX- GV NX
GV dẫn dắt vào ND bài: Hình ảnh nào trong VB còn khiến em suy nghĩ?
HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: quan sát tranh 1 cảnh hộ đê của
nhân dân.
? Miêu tả nội dung bức tranh?
HS đọc từ: Dân phu đến hỏng mất
HS: HĐN 4 ba câu hỏi/ phiếu (4p)
? Cảnh được tả bằng những chi tiết
hình ảnh và âm thanh điển hình nào?
HS: báo cáo, nhận xét.
GV: chốt kiến thức/ bảng phụ.
? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc?
- Nhiều từ láy (bì bõm, lướt thướt, xao
xác, tầm tã, cuồn cuộn ), từ cảm thán
? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ
cách miêu tả này?
A. Văn bản : “Sống chết mặc bay”
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cảnh sắp vỡ đê:
2. Cảnh trên đê và trong đình trước
khi đê vỡ:
* Cảnh trên đê:
- Sức dân: Kẻ thuổng, cuốc, kẻ vác tre,
nào đắp, nào cừ, bì bõm ướt như
chuột lột. ai cũng mệt lử-> Mỗi
lúc một đuối.
- Âm thanh: Trống đánh liên hồi, ốc
thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi
nhau -> mỗi lúc một ầm ĩ.
- Cảnh trời mưa: Mưa tầm tã trút
xuống, -> mỗi lúc một nhiều
- Mực nước sông: nước cuồn cuộn bốc
lên, dân phu rối rít ...-> Mỗi lúc một
dâng cao
- Than ôi!... Lo thay! Nguy thay!...
-> NT: Sử dụng phép liệt kê với nhiều
từ láy, từ cảm thán, câu cảm thán;
giọng văn hối hả, gấp gáp.
=> Nguy cơ vỡ đê đang đến dần. Cảnh
tượng hối hả, chen chúc, nhếch nhác,
thảm hại của nhân dân lo hộ đê
chống lụt.
HS: quan sát tranh cảnh trong đình
và nêu nội dung.
HS: Đọc đoạn tả cảnh trong đình.
HS: HĐ cặp đôi 2’/ trả lời các câu
hỏi:
? Tìm chi tiết miêu tả chân dung quan
phụ mẫu?
? Những đồ vật nào được tác giả nhắc
đến cùng với chân dung quan phụ
mẫu?
? Quan phụ mẫu ở trong đình làm gì?
Có những biểu hiện nào?
? Tác giả sử dụng NT gì?
? Cảnh trong đình có gì khác với cảnh
ngoài đê? K-G
? Nói về cảnh trong đình và cảnh ngoài
đê tác giả đã sử dụng NT gì ?
? NT đó đã làm nổi bật điều gì?
? Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan
phủ khi nghe tin đê vỡ, và cho biết:
hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì?
- Đối thoại.
? Những câu đối thoại nào đắt nhất,
qua đó tính cách quan phụ mẫu được
bộc lộ ntn?
? Cách dùng ngôn ngữ đối thoại ở đây
có tác dụng gì?
HS: đọc đoạn cuối.
HS: HĐ cá nhân mục 3.
? Những chi tiết nào nói lên tình cảnh
của nhân dân khi đê vỡ?
? Nhận xét về tình cảnh của nhân dân
khi đê vỡ?
? Trong tình cảnh đó, ở trong đình diễn
ra hoạt động gì?
? Nhận xét về thái độ của quan phụ
* Cảnh trong đình:
- Chân dung quan phụ mẫu: uy nghi
chễm chện ngồi, tay trái tựa gối xếp,
chân phải duỗi thẳng ra, có kẻ hầu
người hạ.
- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, tráp
đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầu
vàng...
- Việc làm của quan phụ mẫu: chơi tổ
tôm: Khểnh râu, rung đùi, mắt đang
mải trông đĩa nọc.
-> NT: Liệt kê
=> Quan lại nhàn nhã, xa hoa, vương
giả, ăn chơi hưởng lạc
-> NT tương phản
=> Thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách
nhiệm của tên quan phụ mẫu.
* Quan phủ nghe tin vỡ đê:
+ Đê vỡ rồi! đê vỡ rồi thời ông cách
cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng
mày! Có biết không?
+ Đuổi cổ nó ra.
+ Quay lại tiếp tục chơi bài...
=> Thái độ hách dịch, vô trách nhiệm,
vô lương tâm của tên quan phụ mẫu.
3. Tình cảnh nhân dân và thái độ của
quan phụ mẫu khi đê vỡ:
- Tình cảnh nhân dân: Nước tràn lênh
láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi
băng, lúa má ngập hết; Kẻ sống không
chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh
đênh mặt nước kể đâu cho xiết.
=> Tình cảnh thê thảm, thương tâm.
- Quan phụ mẫu: Ù ván bài to; điềm
nhiên, vỗ tay, xòe bài, vừa cười vừa nói.
=> Thái độ thản nhiên, sung sướng,
đắc ý.
-> NT đối lập, tăng cấp
=> Làm nổi bật sự tàn nhẫn, vô lương
tâm, mất hết nhân tính của tên quan
mẫu?
? Ở phần này tác giả đã sử dụng NT gì?
Tác dụng của BPNT đó?
? Tên quan phụ mẫu là một kẻ như thế
nào? (K-G)
GV bình: Hình ảnh tên quan phụ mẫu
là đại diện cho giới cầm quyền trong xã
hội lúc bấy giờ.
GV: Liên hệ thực tế: Ngày nay hiện
tượng thiên tai lũ lụt xảy ra ở 1 số tỉnh
trên đất nước ta. Trước nguy cơ đó
Đảng và nhà nước ta đã làm gì?
? Nhận xét về NT xây dựng tình huống
truyện, kết thúc truyện? Ngôn ngữ và
việc khắc họa chân dung nhân vật?
? Cảm nhận của em về giá trị của
truyện “Sống chết mặc bay”
- Giá trị hiện thực.
? Từ đó em có suy nghĩ gì về hiện thực
XHVN trước CM tháng Tám? K-G
? Ý nghĩa của truyện?
- Giá trị nhân đạo.
HS: đọc ghi nhớ sgk.
HS đọc mục I SGK
HS: đọc VD mục 1, phần II,
HS: đọc các luận điểm ở mục I.2
? Hãy so sánh với một số kết luận ở
phụ mẫu.
* Quan phụ mẫu là kẻ tàn ác, bất nhân,
vô trách nhiệm, bất lương, vô nhân đạo
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tương phản,
tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ
đối thoại ngắn gọn, sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung
nhân vật sinh động.
2. Nội dung:
- Tình cảnh nghìn sầu, muôn thảm của
nhân dân trong nạn lũ lụt.
- Sự lạnh lùng, bàng quan, vô trách
nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại,
đại diện là tên quan phụ mẫu.
3. Ý nghĩa:
- Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô
trách nhiệm, vô lương tâm của viên
quan phụ mẫu. Đồng cảm, xót xa với
tình cảnh thê thảm của nhân dân lao
động do thiên tai và do thái độ vô trách
nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
* Ghi nhớ : Sgk/83
B. LUYỆN TẬP
VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Lập luận trong đời sống
II. Lập luận trong văn nghị luận:
mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận
điểm trong văn nghị luận? Nêu tác
dụng của luận điểm trong văn NL?
HS: HĐ cặp đôi (3p)
+ Giống nhau: Đều là kết luận
+ Khác nhau: Ở mục I.2 là lời nói giao
tiếp hàng ngày chỉ là kết luận của bản
thân, không mang tính khái quát cao,
có ý nghĩa hàm ẩn, không tường minh.
+ Ở mục II. 1 luận điểm trong văn nghị
luận thường mang tính khái quát có ý
nghĩa tường minh.
? Em có nhận xét gì về lập luận trong
văn nghị luận?
HS: đọc yêu cầu bài 1.
HS: làm cá nhân - HS nhận xét.
? Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?
? LĐ đó có những nội dung gì?
- Lập luận trong văn nghị luận là những
kết luận có tính khái quát cao, có ý
nghĩa phổ biến với xã hội, thường được
diễn đạt dưới hình thức một tập hợp
câu.
- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi
có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh.
Phải trả lời cho các câu hỏi:
+ Vì sao mà nêu ra luận điểm đó?
+ Luận điểm đó có những nội dung gì?
+ Luận điểm đó có cơ sở thực tế
không?
+ Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ...
III. Luyện tập:
1. Bài 1: Lập luận cho luận điểm
“Sách là người bạn lớn của con
người”
- Lí do nêu luận điểm: Sách có giá trị
về đời sống, một kho báu về trí tuệ,
một thế giới tâm hồn. Sách giúp con
người hiểu biết và khám phá thế giới tự
nhiên, xã hội...
+ Nội dung của luận điểm:
- Sách mở mang trí tuệ: Sách dẫn dắt
người ta đi sâu vào mọi lĩnh vực của
cuộc sống.
- Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với
những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp
cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai,
hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.
- Sách đưa ta vào thế giới tâm hồn.
- Sách giúp ta thư giãn khi mỏi mệt,
giúp ta nhận ra chân lí sống.
? LĐ đó có cơ sở thực tế không?
? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?
- Nhắc nhở động viên, khích lệ mọi
người trong xã hội biết quý sách, hiểu
được giá trị lớn lao của sách và nâng
cao lòng ham đọc sách vì sách là nét
đẹp của cuộc sống.
Bài tập 3: Về nhà làm
GV hướng dẫn HS đọc thêm VB ở
nhà.
GV nêu các ND trọng tâm HS cần tìm
hiểu.
GV: Cung cấp đôi nét về tác giả
HS: đọc -> tóm tắt truyện.
GV: GV cung cấp
? Xây dựng hình tượng nhân vật tác giả
đã sử dụng BPNT nào?
? Nhận xét về giọng điệu của truyện
ngắn này?
? Cảm nhận của em về 2 nhân vật được
tác giả khắc họa trong truyện ngắn?
? Nêu ý nghĩa của truyện?
GV; Cho HS tập đọc diễn cảm VB
- Sách dạy ta bao điều về đạo lí, về
khoa học.
+ Luận điểm đó đúng với thực tế.
+ Tác dụng: Sách là vật báu không thể
thiếu đối với mỗi người, phải biết chọn
sách và nâng niu những cuốn sách quý.
Do đó mọi người phái chịu khó đọc
sách.
C. HDĐT: “Những trò lố hay là Va-
ren và Phan Bội Châu”
I. Tác giả, văn bản
II. Đọc, tóm tắt truyện.
III. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa
của truyện.
1. Nghệ thuật:
- Đối lập tương phản.
- Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung
miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa
tượng trưng.
- Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối
thoại đơn phương của Va-ren.
- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu
cay.
2. Nội dung:
- Hình ảnh uy nghi, bản lĩnh kiên
cường, không chịu khuất phục kẻ thù
của nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội
Châu.
- Bản chất cáo già, lọc lõi, xảo quyệt của
tên toàn quyền Đông Dương Va-ren.
3. Ý nghĩa:
- Truyện ngắn đã vạch trần bản chất
xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa
hình tượng vĩ đại của người chiến sĩ
cách mạng PBC trong chốn ngục tù,
đồng thời giúp ta hiểu được không gì
có thể lung lạc được ý chí, tinh thần
của người chiến sĩ cách mạng.
IV. Luyện tập
HĐ 3: Luyện tập:
? Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng nêu ý nghĩa và rút ra bài học của em
khi học xong văn bản?
? Em thấy được gì về số phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám qua văn bản này?
HĐ 4: Vận dụng:
? Qua văn bản cho ta thấy quan phụ mẫu là kẻ như thế nào?
GV kể câu chuyện về cuộc sống người nông dân VN trước CM tháng Tám
HĐ 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới:
? Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
? Tìm trong Văn học hiện thực VIệt Nam trước CMTT những tác phẩm truyện
và nhân vật về hình tượng người nông dân. Đọc và nêu suy nghĩ của em về tác
phẩm em thích.
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau:
- Học bài, nắm vững giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo của VB “Sống chết
mặc bay”, kể tóm tắt được truyện, phân tích được giá trị nghệ thuật của truyện.
- Đọc thêm VB: Sựu giàu đẹp của TV.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
? Mục đích của phương pháp chứng minh là gì?
? Thế nào là phép lập luận chứng minh?
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Đọc kĩ các VD/SGK, trả lời các câu hỏi và rút ra khái niệm: Thế nào là dùng
cụm chủ - vị để mở rộng câu. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu.
Ngày giảng: 06.05
TIẾT 86 : BÀI 21
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn chứng minh.
- Nét đặc trưng của văn chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống.
4. Định hướng năng lực:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo HD.
III. Phương pháp, kĩ thuật:
1. Phương pháp:
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. Tổ chức hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Nhắc lại đặc điểm chung của văn nghị luận?
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Từ đầu học kì II đến nay, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận,
phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Vậy phương pháp lập luận chứng
minh như thế nào, đó là nội dung của tiết học ngày hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Đưa VD bảng phụ
? Lớp em có bạn Long học
toán rất giỏi nhưng các bạn
I. Mục đích và phương pháp CM.
1. Trong đời sống.
* Ví dụ:
ở lớp bên cạnh chưa tin. Để
các bạn ấy tin vào điều đó
em làm như thế nào?
? Bạn Linh là người học giỏi
nhất lớp em. Để các bạn tin
điều đó em cần làm gì?
- Phải đưa ra các bằng chứng
xác thực
HS: lấy VD.
? Em hãy rút ra nhận xét
thế nào là chứng minh?
? Trong đời sống muốn CM
1 điều gì đó là đúng sự thật
ta phải làm ntn?
GV: Đưa VD / máy chiếu.
Sơ đồ VB: Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta, Sự
giàu đẹp của tiếng Việt.
HS: Quan sát
? Để chứng minh cho LĐ
Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước tác giả đã
lập luận như thế nào?
? Để chứng minh cho LĐ:
Tiếng Việt có những đặc
sắc của một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay trong
VB Sự giàu đẹp của tiếng
Việt tác giả đã làm gì?
=> Đưa ra bằng chứng để chứng tỏ lời mình nói là
chân thực, đúng đắn.
=> Văn chứng minh
=> Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác
thực để chứng tỏ một điều ( luận điểm) nào đó là
sự thật.
=> Trong đời sống: người ta dùng sự thật (chứng
cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng
tin.
2. Trong văn nghị luận
VD1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
LC1: Tinh thần yêu
nước trong lịch sử “
lịch sử ta đã có nhiều
cuộc khán chiến vĩ
đại”
- LC2: Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta
ngày nay “đồng bào ta
ngày nay...”
Dẫn chứng
- “Chúng ta có quyền
tự hào vì những trang
lịch sử vẻ vang thời
đại Bà Trưng, Bà
Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung,...”
- “Mọi người dân từ trẻ
đến già, từ miền xuôi đến
miền ngược cùng một
lòng yêu nước giết giặc,
nam nữ công nhân và
nông dân hăng hái tham
gia sản xuất ...”
VD2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng
đẹp, một thứ tiếng hay.
- Luận cứ 1: Đẹp về ngữ
âm (giàu chất nhạc)
- Luận cứ 2: Hay
trong việc trao đổi
tình cảm, ý nghĩ giữa
người với người
+ Dẫn chứng:
-> Ý kiến người nước
ngoài...
-> Hệ thống nguyên âm,
phụ âm phong phú...
-> Giàu thanh điệu...
-> Dồi dào về cấu
tạo...
-> Dồi dào về hình
thức diễn đạt ...
-> Phát triển nhiều từ
mới...
HS: Đọc bài văn nghị luận
“Đừng sợ vấp ngã”
HS: HĐ cặp đôi/5’/phiếu học
tập.
? Luận điểm cơ bản của bài
văn này là gì? Hãy tìm
những câu văn mang luận
điểm đó?
? Để khuyên người ta
“Đừng sợ vấp ngã”, bài văn
đã lập luận NTN?
- Lập luận theo 2 vấn đề:
? Các sự thật được dẫn ra
có đáng tin cậy không?
- Các sự thật dẫn ra đều
đáng tin cậy vì chúng được
rút ra từ tiểu sử những
người đã thành công, đã nổi
tiếng.
? Ngoài dùng dẫn chứng,
bài văn có dùng lí lẽ để
chứng minh không?
? Trong văn nghị luận, khi
người ta chỉ được sử dụng lời
văn (không được sử dụng
nhân chứng, vật chứng) thì
muốn chứng minh vấn đề đó
là đúng sự thật chúng ta phải
làm như thế nào?
? Từ đó, em hiểu thế nào là
phép lập luận chứng minh?
-> Giàu hình tượng...
* Ví dụ 3:
Bài văn “Đừng sợ vấp ngã”
* Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã
- Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại
- Những câu văn mang luận điểm đó: “ Đã bao lần
bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Vậy xin bạn chớ lo
sợ thất bại”.
* Cách lập luận:
- Vấp ngã là thường, ai cũng đã từng vấp ngã
- Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã,
nhưng ngã không gây trở ngại cho họ trở thành
người nổi tiếng
- Cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng
* Dẫn chứng:
+ Lần đầu tiên chập chững bước đi.
+ Lần đầu tiên tập bơi.
+ Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
- Đưa ra các dẫn chứng về những người nổi tiếng
cũng đã từng vấp ngã: Oan Đi-xnây, Lu-i Pa-tơ,
Lép Tôn-xtôi, Hen-ri, En-ri-cô
* Phần KB: đưa ra những điều đáng sợ hơn vấp ngã
là sự thiếu cố gắng hết mình.
=> Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép
lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân
thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm
mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
2. Bài học: SGK tr.42
II. Luyện tập:
Bài 1
a. Luận điểm: Không sợ sai lầm
HS: đọc VB “Không sợ sai
lầm”
HS: HĐ cặp đôi (5p).
? Luận điểm cơ bản của bài
văn này là gì? Hãy tìm
những câu văn mang luận
điểm đó?
? Để khuyên người ta”
Không sợ sai lầm”, bài văn
đã lập luận như thế nào?
=> Tất cả những lí lẽ và sự
phân tích trên đều rất cụ thể
và đày sức thuyết phục, vì
thế người đọc tự thấy mình
trong những dẫn chứng đó.
? Các luận cứ ấy có hiển
nhiên, có sức thuyết phục
không?
? Cách lập luận CM của bài
này có gì khác so với bài
Đừng sợ vấp ngã?
- Những câu văn mang luận điểm:
+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại,... không
bao giờ tự lập được.
+ Khi tiến bước ...có gặp trắc trở.
+ Tiết nhiên bạn... tiến lên.
b. Luận cứ:
+ Sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
+ Sợ nói sai thì bạn không học được ngoại ngữ.
+ Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
+ Khi tiến vào tương lai bạn làm sao tránh được sai
lầm.
+ Sợ sai lầm thì chẳng dám làm.
+ Tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
+ Tiếp tục làm dù cho có gặp trắc trở.
+ Có người phạm sai lầm thì chán nản.
+ Kẻ sai lầm thì tiếp tục sai lầm thêm.
+ Có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con
đường khác để tiến lên.
-> Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc
sống nên có sức thuyết phục cao.
c. Cách lập luận CM đưa ra toàn lí lẽ để phân tích
và chứng minh.
HĐ 3: Luyện tập :
? Mục đích của phương pháp chứng minh là gì?
? Thế nào là phép lập luận chứng minh?
HĐ 4: vận dụng :
? Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng nêu luận điểm: học tập có vai trò quan
trọng đối với sự trưởng thành của mỗi người.
- HS đọc – HS NX- GV NX bổ sung - HD
HĐ 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới:
- Các VB đã học trong HK 2 đã sử dụng PP LL nào?
- Em thích cách LL của VB nào? Vì sao?
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau:
- Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm vững về phương pháp chứng minh là dùng lí lẽ và
dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề (luận điểm)
- Soạn bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Mục I)
+ Thực hiện theo câu hỏi gợi ý sgk.
Ngày giảng: 07.05
TIẾT 87 : BÀI 22
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
(Mục I)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng
minh.
3. Thái độ:
- Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
- Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật:
1. Phương pháp:
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. Tổ chức hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phép lập luận chứng minh?
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động:
- Trong văn NL sử dụng phép LL CM thì yếu tố gì là quan trọng nhất?
- HS HĐ nhóm 2 trong 2’
HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: đọc đề bài - GV chép lên bảng
I. Các bước làm bài văn lập luận
chứng minh.
1. Ví dụ:
Đề bài:
Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì
? Em hãy nhắc lại quy trình làm một
bài văn nói chung?
- 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn
bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
? Đề bài trên thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung cần chứng minh là gì?
? Ta có thể chứng minh câu tục ngữ
trên bằng những cách nào?
HS: đọc dàn bài/ Sgk.
? Dàn bài của bài lập luận chứng minh
gồm những phần nào? Nhiệm vụ của
từng phần là gì?
HS: đọc 3 cách MB trên bảng phụ.
? Ba mở bài khác nhau ở chỗ nào?
? Khi viết bài phần mở bài có mấy
cách mở bài? Đó là những cách nào?
GV: đọc 2 đoạn CM phần TB trong
sách BD năng lực làm văn 7 (48-50).
? Muốn chuyển từ phần mở bài xuống
phần thân bài các em phải dùng những
từ ngữ nào?
? Các đoạn văn trong phần thân bài
được viết theo trật tự nào?
HS: đọc 3 cách KB trên bảng phụ.
? Tìm cách KB tương ứng với MB
(Trong 3 cách MB đã nêu)?
? Viết phần kết bài chúng ta phải lưu ý
điều gì?
nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn
của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Chứng minh.
- Nội dung: Người nào có lí tưởng, có
hoài bão, có nghị lực vững vàng,
người đó sẽ thành công trong cuộc
sống.
- Phương pháp CM: Có 2 cách lập
luận
+ Nêu dẫn chứng xác thực (Đừng sợ
vấp ngã).
+ Nêu lí lẽ (không sợ sai lầm).
2. Lập dàn bài:
a. MB: Nêu luận điểm cần được CM.
b. TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để
chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
c. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3. Viết bài:
Viết từng đoạn MB -> KB.
a. Mở bài:
Có nhiều cách mở bài:
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung đến cái riêng
- Suy từ tâm lí con người.
b. Thân bài:
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối
phần mở bài: "Thật vậy" hoặc "đúng
như vậy".
- Viết đoạn phân tích lí lẽ.
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu
biểu.
c. Kết bài:
- Lời văn phần kết bài nên hô ứng với
lời văn phần mở bài.
4. Đọc và sửa chữa bài:
? Viết bài xong công việc tiếp theo làm
gì?
? Muốn làm một bài văn lập luận
chứng minh thì phải theo mấy bước?
? Một bài văn lập luận chứng minh có
mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Hs đọc ghi nhớ.
HS đọc đề 1.
? Hãy hoàn thành đề số 1 theo các
bước đã học.
HĐ nhóm 15 phút (3 nhóm)
- Các nhóm trình bày kết quả
GV: nhận xét, đưa bảng chuẩn kiến
thức đối chiếu với bài làm của các
nhóm.
2. Ghi nhớ: sgk/50.
II. Luyện tập:
* Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng
đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt,
có ngày nên kim”.
* Tìm hiểu đề và tìm ý
- Kiểu bài: Chứng minh
- Nội dung: tính kiên trì nhẫn nại, sự
bền lòng quyết chí là yêu tố dẫn đến
thành công.
- Phương pháp: có 2 cách: Một là nêu
lí lẽ rồi nêu dẫn chứng xác thực để
minh hoạ; hai là nêu các dẫn chứng
xác thực trước rồi từ đó rút ra lí lẽ để
khẳng định vấn đề.
* Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan
trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực
trong cuộc sống. Đó là một chân lí.
b. Thân bài:
* Lí lẽ:
- Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây
kim để nói lên được phẩm chất cao
quý truyền thống của dân tộc Việt
Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những
việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến
những việc lớn như xây dựng đất
nước, chống giặc ngoại xâm.
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con
người vượt qua mọi trở ngại, khó
khăn tưởng chừng không thể vượt qua
được.
- Không có kiên trì thì không làm
đ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_85_den_104_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf