Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ

về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

- Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động

sản xuất vào đời sống.

- Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

- Vận dụng ở 1 mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

3. Thái độ:

- Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc.

- Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận

dụng vào đời sống.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp và

hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Một số câu tục ngữ có liên quan đến chủ đề bài học

2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày dạy: 06/01/2020( 7A2) 07/01/2020( 7A1) Tiết 73 – Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. - Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. - Vận dụng ở 1 mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Thái độ: - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc. - Có ý thức tìm hiểu nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào đời sống. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Một số câu tục ngữ có liên quan đến chủ đề bài học 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Nêu và gải quyết vấn đề; đàm thoại; thảo luạn nhóm. 2. Kĩ thuật: Động não; học tập hợp tác IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - HS thi làm nhanh (3’) nhóm bàn ? Nêu những câu tục ngữ mà em biết? HS trả lời , HS NX, GV NX 2 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung HS: Đọc chú thích * sgk ? Thế nào là tục ngữ? GV: tục: thói quen có từ lâu đời được mọi người công nhận; ngữ: lời nói. Đây là một thể loại văn học dân gian. GV: HDHS đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp GV: Đọc mẫu -> gọi 3 HS đọc lại. ? Những câu tục ngữ này đề cập đến vấn đề gì? ? 8 câu TN có thể chia làm mấy nhóm? Nội dung của từng nhóm? HS: HĐN bàn (2p) HS: đọc câu 1 ? Quan sát câu tục ngữ, cho biết: vế thứ nhất và thứ 2 nói gì? ? Cả câu nói gì? ? Nhận xét về NT được sử dụng trong câu tục ngữ? ? Phép đối xứng giữa hai vế câu này có tác dụng gì? ? Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này là gì? ? Câu TN có giá trị ntn trong đời sống thực tế của con người? - Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông - Chủ động trong giao thông, đi lại. GV: Liên hệ thực tế HS: đọc câu 2 HS: HĐ cặp đôi 1’ ? Câu tục ngữ có mấy vế? Nêu nghĩa của từng vế? Nghĩa cả câu? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Khái niệm tục ngữ: - Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. - Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ. 2. Đọc - tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục: Chia làm hai nhóm - Phần 1: 4 câu đầu: Tục ngữ về TN. - Phần 2: 4 câu sau: Tục ngữ về LĐSX. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Tục ngữ về thiên nhiên. a. Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. -> NT: Phép đối, nói quá - Sự thay đổi thời gian đêm - ngày trong năm: tháng năm đêm ngắn, ngày dài, tháng mười đêm dài, ngày ngắn. => Con người có thể vận dụng kinh nghiệm đó để chủ động về thời gian, công việc cũng như giữ gìn sức khỏe trong mùa hè cũng như mùa đông. b. Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Đêm nhiều sao -> dự báo ngày hôm sau nắng, đêm không sao -> báo hiệu ngày 3 ? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? GV: Liên hệ thực tế. ? NT đã được sử dụng trong câu TN? Tác dụng? ? Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào? HS: đọc câu 3 ? Câu tục ngữ này có 2 vế, giải thích nghĩa của 2 vế? Nghĩa của cả câu? - Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà cửa. ? Câu tục ngữ có biện pháp NT nào? ? Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng ráng mỡ gà là gì? ? Câu TN có ý nghĩa gì trong đời sống của con người? HS: đọc câu 4 GV: Giải thích nghĩa của 2 vế câu và cả câu. ? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này? ? Dân gian đã trông kiến đoán lụt. Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian? - Quan sát tỉ mỉ từ những biểu hiện nhỏi nhất trong từ nhiên, từ đó rút ra được những NX to lớn chính xác. ? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì? HS: đọc câu tục ngữ thứ 5 ? Câu tục ngữ này có mấy vế? Đó là những vế nào? ? Em hiểu "tấc đất" "tấc vàng" là gì? Câu tục ngữ này nghĩa là gì? ? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? ? Nhận xét gì về NT được sử dụng trong câu TN? Tác dụng?là gì? GV: Phân tích, liên hệ ? Hiện tượng bán đất đang diễn ra có hôm sau mưa. - Trông sao đoán thời tiết nắng, mưa. -> NT: Đối. Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa, nắng => Nắm trước thời tiết để chủ động công việc. c. Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ -> NT: Ẩn dụ - Ráng vàng xuất hiện phía chân trời, là điềm báo sắp có bão. => Có thể nhìn sắc trời để phòng chống thiên tai. d. Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt - Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt. => Đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 2. Tục ngữ về lao động sản xuất a. Câu 5: Tấc đất, tấc vàng. - Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn => Đất quí như vàng -> NT: Đối, hình thức câu rút gọn-> Nêu bật giá trị của đất. => Đất có giá trị rất lớn đối với đời sống LĐSX của con người 4 nằm trong ý nghĩa câu tục ngữ này không? HS: đọc câu 6 GV: HDHS giải nghĩa: Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. ? Thứ nhất, nhị, tam xác định tàm quan trọng hay lợi ích của nuôi cá, làm vườn, trồng lúa? - Thứ tự lợi ích của các nghề đó. ? Kinh nghiệm lao động sx được rút ra ở đây là gì? ? Bài học từ kinh nghiệm đó là gì? GV: Liên hệ về việc làm giàu của người ND với nhiều hình thức. HS: đọc câu 7 ? Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì? ? Nhận xét gì về việc sắp xếp các yếu tố của nghề trồng lúa? Tác dụng? ? Bài học kinh nghiệm này là gì? GV: Liên hệ thực tế. ? Tìm những câu tục ngữ gần gũi kinh nghiệm này? - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. - Một lượt tát, một bát cơm. HS: đọc câu 8 GV: HDHS giải nghĩa từ ngữ ? Nêu nghĩa của câu tục ngữ này? ? Hình thức của câu ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng của hình thức đó? ? Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì? ? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệm ở nước ta ntn? - Lịch gieo cấy đúng thời vụ. - Cải tạo đất sau mỗi vụ ( cày bừa, bón phân, giữ nước) HS: HĐN bàn /2’. ? Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng b. Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. - Nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn và trồng lúa. => Muốn làm giàu, cần đến phát triển thuỷ sản. c. Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, chăm sóc và giống) trong nghề trồng lúa nước. -> Phép liệt kê => Trong nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố (nước, phân bón, chăm sóc và giống) thì lúa tốt, mùa màng bội thu. d. Câu 8: Nhất thì, nhì thục. - Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác. -> Rút gọn và đối xứng. Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục. => Trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai. 5 nổi bật nào? - Bằng thực tế quan sát có thể đưa ra những NX chính xác về 1 số hiện tượng thiên nhiên chủ động trong đời sống LĐSX của mình. - Am hiểu sâu sắc nghề nông, nhất là chăn nuôi, trồng trọt đưa ra những kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa thực tiễn cao. - Sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm làm ăn cho mọi người ? Nhận xét về cách diễn đạt của TN? ? Nhận xét về kết cấu diễn đạt? ? Nêu nội dung của bài TN vừa học? ? Ý nghĩa của các câu tục ngữ trên? HS: Đọc ghi nhớ. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - SD kết cấu DĐ theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Nội dung: Kinh nghiệm quý báu của nhân dân về quy luật của thiên nhiên và LĐSX. 3. Ý nghĩa: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. * Ghi nhớ: Sgk HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: ? Để có được những câu TN thể hiện những kinh nghiệm quý báu như vậy thì phải đòi hỏi ở người ND điều gì?(Các kinh nghiệm của nhân dân chủ yếu dựa trên sự quan sát). ? Khi vận dụng các câu TN cần chú ý điều gì?( Cần lưu ý khi vận dụng TN trong đời sống). HOẠY ĐỘNG 4: Vận dung: - Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tiếp tục nghiên cứu bài, câu nào chưa rõ ghi ra giấy giờ sau giải quyết. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài: TN về con người và xã hội Yêu cầu: Đọc kĩ các câu TN và giải thích nghĩa của nó

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_73_tuc_ngu_ve_thien_nhien_va_lao.pdf
Giáo án liên quan