Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Bố cục trong văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó, có ý thức

xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được

những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.

- Tính phổ biến và sự hợp lí của các dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của

mỗi phần bố cục để từ đó có thể làm các phần đó đúng hướng hơn, đạt kết quả

hơn.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : tầm quan trọng của bố cục trong văn bản

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý môn học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tính phổ biến và sự hợp lí

của các dạng bố cục ba phần

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học :

+ Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản

+ Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản. Xây

dựng bố cục cho một bài nói (viết) cụ thể.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bảng phụ, giáo án

2. HS: Học bài chuẩn bị bài ở nhà

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6: Bố cục trong văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15/09/2020 (7a3), 16/09/2020 (7a1). Tiết 6 – bài 2: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. - Tính phổ biến và sự hợp lí của các dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần bố cục để từ đó có thể làm các phần đó đúng hướng hơn, đạt kết quả hơn. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : tầm quan trọng của bố cục trong văn bản - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý môn học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tính phổ biến và sự hợp lí của các dạng bố cục ba phần b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : + Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản + Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản. Xây dựng bố cục cho một bài nói (viết) cụ thể. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, giáo án 2. HS: Học bài chuẩn bị bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Liên kết trong văn bản là gì? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết ? Yêu cầu trả lời: - Liên kết là sự nối liền các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu . - Muốn tạo được tính LK trong văn bản cần phải sử dụng được những phương tiện Lk về hình thức và nội dung . 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Các em học lịch sử hẳn còn nhớ trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền với việc lợi dụng nước thuỷ triều và cách bố trí các đạo quân, cánh quân theo thế trận rồi dùng các thuyền nhỏ để dụ địch vào thế trận và phản công, mang lại chiến thắng Bạch Đằng vang dội. Nếu không có sự sắp xếp thế trận như vậy có thể dẫn đến kết quả như vậy không? vì sao? Trong việc tạo lập văn bản cũng cần phải bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự hợp lí . Để hiểu và làm được việc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài : Bố cục trong văn bản * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm * Có 1 bạn viết giấy xin phép nghỉ học, bạn sắp xếp các ý như sau : GV : Treo bảng phụ - hs đọc - Lí do nghỉ học, Quốc hiệu, Tên đơn, Họ và tên - địạ chỉ, Cám ơn, Lời hứa, Nơi viết, ngày ..., Kí tên . H’: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp trên? -> Trình tự lá đơn lộn xộn H’: Em hãy trình bày bố cục của một lá đơn (Đã học ở lớp 6)? H’: Em hiểu bố cục là gì? * HS đọc đoạn văn 1- SGK (T29) H’: So sánh văn bản ếch ngồi đáy giếng ở SGK Ngữ văn 6 với văn bản vừa đọc có gì giống và khác nhau? Hs : Giống: cùng nội dung. Khác: về hình thức diễn đạt. -> Đoạn văn trong sgk có bố cục 2 phần, các ý sắp xếp lộn xộn, không ăn nhập với nhau nên rất khó hiểu. - Còn đoạn văn trong sgk - ngữ văn 6 có bố cục 3 phần, các ý được sắp xếp 1 cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản: 1. Bố cục của văn bản: a. Ví dụ: - Trình tự hợp lí : - Quốc hiệu, tên đơn, họ và tên, địa chỉ, lí do viết đơn, lời hứa, cám ơn, nơi viết, ngày viết đơn, kí tên => Bố cục: Là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lí. b. Ghi nhớ ý 1: 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản: a. Ví dụ: + Đoạn văn 1 sgk/T29 *HS đọc đoạn văn 2 – SGK (T29) H’: So sánh văn bản Lợn cưới áo mới ở sgk Ngữ văn 6 với văn bản vừa đọc có gì giống và khác nhau ? H’: Theo em nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào ? (sắp xếp bố cục 3 phần như trong sách Ngữ văn 6) H’: Mục đích giao tiếp của 2 câu chuyện trên là gì ? ( Phê phán những thói hư, tật xấu của con người : thói kiêu căng, tự phụ và thói khoe của 1 cách lố bịch. ) H’: Theo em đoạn văn nào dễ tiếp nhận hơn? Hs: VB trong sgk Ngữ văn 6 H’: Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì? H’: Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB trong văn bản miêu tả và tự sự ? H’: Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? vì sao? -> Mỗi phần đều có những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. H’: Bố cục văn bản thường có mấy phần H’: Đó là những phần nào ? HS đọc ghi nhớ + Đoạn văn 2 sgk * Các điều kiện để có một bố cục rành mạch, hợp lí: + Nội dung các phần, các đọan phải thống nhất chặt chẽ với nhau và phải có sự phân biệt rạch ròi . + Trình tự sắp đặt phải đạt được mục đích giao tiếp. 3. Các phần của bố cục: - Văn bản miêu tả: + MB: Tả khái quát – giới thiệu cảnh + TB: Tả chi tiết + KB: Nêu cảm nghĩ - Văn bản tự sự: + MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc + TB: Kể diễn biến sự việc + KB: Kết cục của sự việc => Bố cục của văn bản: 3 phần: MB, TB, KB. b. Ghi nhớ ý 1: (T30) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm *Hs đọc yêu cầu BT1-sgk-T30 H’: Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê ” H’: Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? H’: Có thể kể lại câu chuyện ấy theo 1 bố cục khác được không? (câu chuyện này có thể kể theo 1 bố cục khác - Ôn tập ngữ văn 7 - 15) *Hs đọc yêu cầu bài tập 3 - (sgk 30,31). H’: Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? H’: Theo em có thể bổ sung thêm điều gì ? III. Luyện tập: * Bài 1: (HS K,G) - Biết sắp xếp các ý cho rành mạch => hiệu quả cao. - Không biết sắp xếp cho hợp lí => không hiểu. * Bài 2: Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê ”: - MB: Giới thiệu nhân vật Tôi, em tôi và việc chia tay. - TB : + H/c gđ, t/c 2 anh em + Chia đồ chơi và chia búp bê . + Hai anh em chia tay - KB: + Búp bê không chia tay * Bài 3: - Bố cục ... chưa rành mạch, hợp lí vì: - Các điểm 1, 2, 3 ở TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày khái niệm học tốt. Và điểm 4 không phải nói về học tập. => TB: 1. Kinh nghiệm học tập trên lớp 2. Kinh nghiệm học tập ở nhà 3. Kinh nghiệm học tập trong cuộc sống và tham khảo tài liệu 4. Kết quả học tập đã đạt được nhờ những kinh nghiệm trên . 5. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn . * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Chỉ ra bố cục của một văn bản trong sách giáo khoa ngữ văn 7 phần chưa học * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Xác định bố cục của các văn bản trong chương trình Ngữ văn 7- tập 1 IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Soạn bài: Mạch lạc trong văn bản H’: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk H’: Mạch lạc là gì? Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_6_bo_cuc_trong_van_ban_nam_hoc_20.pdf
Giáo án liên quan