Bài giảng Tiết 54+ 55: Ôn tập truyện dân gian

II/ CÁC TRUYỀN THUYẾT ĐÃ HỌC:

Truyền thuyết thời đại các vua Hùng:

 

- Con rồng cháu tiên: giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người Việt-

Bánh chưng bánh giầy: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, phản ánh nền văn minh nông nghiệp của nước ta buổi đầu dựng nước.

Thánh Gióng: ý thức và sức mạnh giữ nước cùng ước mơ và quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước.

Sơn Tinh, Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ, thể hiện sức mạnh và ước mong chế ngự thiên tai, ca ngợi công đức vua Hùng.

Truyền thuyết sau thời kì các vua Hùng:

Sự tích Hồ Gươm: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo trong đầu thế kỉ XV.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 54+ 55: Ôn tập truyện dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em đã về dự tiết học này. Tiết 54+55: Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. I/ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN Nêu định nghĩa về Truyền thuyết Chú thích* sgk trang 7 Nêu định nghĩa về truyện cổ tích. Chú thích* sgk trang 53 Nêu định nghĩa về truyện ngụ ngôn Chú thích* sgk trang 100 Nêu định nghĩa về truyện cười Chú thích* sgk trang 124 Kể tên các truyền thyết đã học và đọc thêm. Nêu ý nghĩa từng truyện. Truyền thuyết thời đại các vua Hùng: - Con rồng cháu tiên: giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người Việt. - Bánh chưng bánh giầy: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, phản ánh nền văn minh nông nghiệp của nước ta buổi đầu dựng nước. - Thánh Gióng: ý thức và sức mạnh giữ nước cùng ước mơ và quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. II/ CÁC TRUYỀN THUYẾT ĐÃ HỌC: - Sơn Tinh, Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ, thể hiện sức mạnh và ước mong chế ngự thiên tai, ca ngợi công đức vua Hùng. Truyền thuyết sau thời kì các vua Hùng: - Sự tích Hồ Gươm: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo trong đầu thế kỉ XV. III/ CÁC TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÃ HỌC: Kể tên và nêu ý nghĩa các truyện cổ tích đã học. Truyện cổ tích Việt Nam: - Thạch Sanh: người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa, chống xâm lược; thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Đề cao trí khôn dân gian, từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. Truyện cổ tích nước ngoài: - Cây bút thần ( TQ ): Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ về khả năng diệu kì của con người. - Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Nga ) : Đề cao lòng biết ơn, phê phán kẻ tham lam độc ác. IV/ TRUYỆN NGỤ NGÔN Kể tên và nêu ý nghĩa các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm. - Ếch ngồi đáy giếng: Cần mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo. -Thầy bói xem voi: phải xem xét sự vật một cách toàn diện rồi mới kết luận. - Chân,Tay, Tai, Mắt, Miêng: Mỗi thành viên trong xã hội không thể sống tách biệt, phải nương tựa vào nhau, gắn bó, hợp tác với nhau. V/ TRUYỆN CƯỜI Kể tên và nêu ý nghĩa các truyện cười đã học. - Treo biển: Phê phán người thiếu chủ kiến khi nghe ý kiến của người khác. -Lợn cưới, áo mới: Phê phán thói khoe của. III/ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN: Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu của từng loại truyện dân gian. VI/ Những đặc điểm tiêu biểu của các loại truyện dân gian đã học: Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu của các loại truyện dân gian mà em đã học. VII/ PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU CỦA CÁC LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN. Hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích. Giống nhau: + Đều là truyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. + Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có nhiều sức mạnh tài năng. Khác nhau Truyền thuyết Cổ tích -Kể các nhân vật, sự kiện lịch sử, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về các nhân vật, sự kiện lịch sử. - Người kể và người nghe tin là thật. - Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: bất hạnh, tài năng, thông minh ... thể hiện ước mơ thiện thắng ác. - Người kể và người nghe coi là chuyện không có thật. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười Giống nhau: Đều là truyện dân gian có yếu tố gây cười để phê phán, rút ra bài học. Khác nhau: Ngụ ngôn Truyện cười Rút ra bài học để răn dạy là chính. Mua vui, phê phán cái ác, cái xâu là chính HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học thuộc định nghĩa về truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Học thuộc phần ghi nhớ của từng truyện. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các loại truyện. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, em bé thông minh. Hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười. Lễ hội làng Gióng Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 6(1).ppt
Giáo án liên quan