Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 52 đến 58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Học sinh nắm được:

- Hs nắm được khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành ngữ

- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ: GD học sinh ý thức sử dụng thành ngữ trong tạo lập văn bản và trong

giao tiếp phù hợp, hs yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản,

năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản.

- Năng lực tổng hợp kiến thức.

- Năng lực thực hành ứng dụng.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

vấn đáp.

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

pdf22 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 52 đến 58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 4/11/2019-7A2 7A4: 6/11/2019 Tiết 52, Tiếng Việt: THÀNH NGỮ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được: - Hs nắm được khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Thái độ: GD học sinh ý thức sử dụng thành ngữ trong tạo lập văn bản và trong giao tiếp phù hợp, hs yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực sáng tạo. - Năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. - Năng lực tổng hợp kiến thức. - Năng lực thực hành ứng dụng. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: HS1 - Thế nào là từ đồng âm? - Hãy đặt từ đồng âm sau với cặp từ đồng âm sau: đậu(động từ); đậu (danh từ) HS 2- GV chiếu một số hình ảnh lên bảng cho HS đoán cặp từ trái nghĩa? ( nhanh – chậm; mắt nhắm mắt mở; nhanh như sóc, chậm như rùa) 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động GV: gọi 1 học sinh lên bảng, Gv lần lượt phát cho em này 2 mảnh giấy, mỗi mảnh ghi một cụm từ: mắt nhắm mắt mở, bước thấp bước cao. - Hs này: dùng hành động để diễn tả nội dung của cụm từ đó. - Hs: dưới lớp dùng từ để miêu tả hành động của bạn, em nào trả lời đúng sẽ có thưởng. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung - Hs đọc câu ca dao Hs: nhóm 4 - 3 phút, báo cáo, bổ sung. Gv: Phát phiếu học tập Nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” trong câu ca dao: Có Không - Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Vì sao ? .............. vì:........... .............. vì:.......... - Có thể thay đổi v.trí của các từ trong cụm từ được không ?Vì sao? .............. vì:........... .............. vì:.......... - Có thể thay bằng “Xuống ghềnh, lên thác” được không ? Vì sao ? .............. vì:........... .............. vì:.......... - Rút ra được kết luận gì về đặc điểmacấutạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” ?  ............................. .................................. * Dự kiến trả lời: - Không thể thay, thêm từ, vì nếu thay ý nghĩa của cụm từ sẽ trở nên lỏng lẻo. - Không thay đổi vị trí, vì đây là 1 cụm từ có tính cố định, dùng lâu thành quen. - Không thể thay cụm từ, vì không hợp lô gics. Cụm từ có cấu tạo cố định. Hs: hoạt động cá nhân: ? Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” có nghĩa là gì ? GV: gợi ý: Thác, ghềnh là nơi thế nào? Vậy đi lên gác, xuống ghềnh sẽ như thế nào? - Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi I. Thế nào là thành ngữ 1. Ví dụ: * Ví dụ 1: Cụm từ: “Lên thác xuống ghềnh”: - Về cấu tạo: - Không thay đổi - Không chêm xen - Không đảo vị trí => Cấu tạo ổn định - Về ý nghĩa: -> Nghĩa đen: một việc cụ thể lúc lên thác lúc lại xuống ghềnh. -> Nghĩa bóng: trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm/ vất vả → Nghĩa nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm. ? Cách hiểu như vậy được bộc lộ thế nào? - Nói một cách bóng gió kín đáo điều vất vả mà người dân lao động phải chịu. ? Cách nói đó theo lối nào? (Ẩn dụ) ? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của cụm từ “ Lên thác xuống ghềnh”? Hs: nhóm 2 - 2 phút ? Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ? Cụm từ này có cách hiểu theo lối gì? - Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s. Gv: Cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”, “nhanh như chớp” là thành ngữ. ? Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ? ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ? - Hs đọc ghi nhớ . HS đọc lưu ý SGK. - GV lưu ý: Khi dùng thành ngữ một số ít có thể biến đổi: Học như quốc kêu - Học...kêu ra rả mùa hè; đi guốc trong bụng – đi dép trong bụng... ? Cho VD về thành ngữ mà em biết, giải thích nghĩa ngắn gọn. HS thi theo dãy bàn- 3 phút(ghi ra phiếu HT) Hs đọc ví dụ. Hs: Cá nhân làm nháp - 1 phút, báo cáo. Gv: Phát phiếu học tập: ? Chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn ? Em thử thay những từ có nghĩa tương ứng cho các thành ngữ . Và xem cách nào hay hơn? Vì sao? Hs: + Bảy nổi ba chìm - long đong, phiêu bạt. + Tắt lửa tối đèn - khó khăn, hoạn nạn. GV: Cho VD c,d: ? Thành ngữ làm TP gì trong các câu sau: 1. Sơn hào hải vị là món mà vua thường được ăn. -> CN 2. Các lang mang sơn hào hải vị đến. -> phụ ngữ cho ĐT ? Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ? Sd thành ngữ có tác dụng gì ? - Hs đọc ghi nhớ. chuyển (ẩn dụ).  Biểu thị một nghĩa trọn vẹn. * Ví dụ 2: Nhanh như chớp: Chỉ hđ diễn ra mau lẹ, rất nhanh. -> Thông qua phép chuyển nghĩa so sánh 2. Ghi nhớ (SGK) II. Sử dụng thành ngữ: 1. Ví dụ: a - Bảy nổi ba chìm → làm vị ngữ b- Tối lửa tắt đèn →phụ ngữ cho DT khi c . Sơn hào hải vị → làm chủ ngữ. d. Sơn hào hải vị: phụ ngữ cho ĐT.  Chức vụ ngữ pháp: TN thường làm CN,VN, phụ ngữ trong cụm - Hs đọc ghi nhớ 2 từ... - Nói có thành ngữ: ngắn gọn, cảm xúc, có hình tượng . 2. Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3. Luyện tập - Hs đọc các đoạn văn, đoạn thơ. ? Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu trên ? - HS hoạt động nhóm cặp dọc - 3 phút - GV phát phiếu học tập - Hs báo cáo, nhóm bổ sung - Gv: kết luận. - HS đọc xác định yêu cầu bài tập 2 ? Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ? - HS làm cá nhân. - HS đọc – xác định yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn hs làm BT tiếp sức - 4 phút. - Gv: nhận xét, biểu dương. III. Luyện tập Bài 1: Tìm TN và giải thích nghĩa - Sơn hào hải vị: đồ ăn quý hiếm lấy ở rừng và biển. - Nem công chả phượng: Thức ăn quý hiếm - Khoẻ như voi: có sức khoẻ/ rất khoẻ. - Tứ cố vô thân: không có ai là họ hàng gần gũi. Bài 2 (Trang 145 ): - Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí. - Ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. - Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể. Bài 3. Điền từ - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp Bài 4. Sưu tầm thành ngữ Hoạt động 4. Vận dụng Gv: Treo bảng phụ, bài tập nhanh: Hs: trả lời cá nhân, ai nhanh hơn. Câu 1.Thành ngữ là A. một kết cấu chủ - vị biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. B. một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. C. một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm. D. một cụm từ có vần có điệu. Câu 2.Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ? A. Lời ăn tiếng nói. B. Một nắng hai sương. C. No cơm ấm cật. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 3.Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì ? A. Chủ ngữ. B. Trạng ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Bài tập: 1. Sưu tầm thành ngữ 2. Đặt câu với một thành ngữ mà em thích. - HS: làm việc cá nhân ở nhà. - Gv đánh giá vào tiết học sau. E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài làm bài tập còn lại. - Soạn tiết tiếp theo: Điệp ngữ + Đọc nội dung sgk + Trả lời các câu hỏi sgk (phân tích ví dụ để hiểu khái niệm và các dạng điệp ngữ; Lấy ví dụ và phân tích tác dụng) Ngày giảng: 4/11/2019-7A2 7A4: 6/11/2019 Tiết 53, Tiếng Việt: ĐIỆP NGỮ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm điệp ngữ. - Các loại điệp ngữ. - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phép điệp ngữ. - Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ. - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: GD học sinh ý thức sử dụng điệp ngữ trong giao tiếp 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực sáng tạo. - Năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. - Năng lực tổng hợp kiến thức và thực hành ứng dụng. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Dạy học theo nhóm, - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ? Trả lời: Thành ngữ là những cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,... VD: Lời ăn tiếng nói; ngày lành tháng tốt, sinh cơ lập nghiệp; khoẻ nhu voi. GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV yêu cầu học sinh đọc lại bài thơ "Cảnh khuya" - Hồ Chí Minh. - Chỉ ra các biện pháp tu từ đã học trong bài thơ đó? - GV giới thiệu bài: Trong bài thơ còn sử dụng một biện pháp tu từ nữa đó là điệp ngữ - một phép tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong thơ ca và tạo ra hiệu quả tu từ rất cao. Vậy thế nào là điệp ngữ, điệp ngữ tác dụng gì ? ... các em cùng tìm hiểu nội dung bài học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv: Treo bảng phụ khổ thơ đầu và cuối bài thơ "Tiếng gà trưa". - Hs đọc - Hs: nhóm đôi - 2 phút ? Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ này? ? Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì ? Hs: Từ "nghe": lặp lại 3 lần → Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa. - Từ "vì": lặp lại 4 lần → Nhấn mạnh lí do, mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. - Câu "Tiếng gà trưa" : lặp lại 4 lần ở đầu 4 khổ thơ. → Gợi ra những KN của tuổi thơ tác giả. ? Em có nhận xét gì về các từ, cụm từ vừa tìm hiểu? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? ? Em hiểu thế nào là điệp ngữ ? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì ? - Hs đọc ghi nhớ. - Gv: Điệp ngữ được dùng nhiều trong thơ ca, văn xuôi NT và văn chính luận. Gv: Phát phiếu học tập - Hs hoạt động cá nhân - 2 phút, chấm chéo. * Bài tập nhanh: - Chỉ ra điệp ngữ ở bài ca dao những câu hát than thân và nêu lên tác dụng của nó. I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ: 1. Ví dụ: - Các từ "nghe, vì" và cum từ "Tiếng gà trưa" được lặp lại. - Tác dụng: Làm nổi bật, nhấn mạnh ý, thể hiện tình cảm, cảm xúc. 2. Bài học: sgk. Tr.152 Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con. - Đáp án: Điệp ngữ: "cho" - 4 đ -> Nhấn mạnh nỗi vất vả nỗi vất vả của người nông dân phải chịu, lên án, tố cáo XHPK đã gây ra nỗi khổ cho người nông dân - 6 đ. Hs: hoạt động cá nhân. Gv: Treo bảng phụ đoạn văn bài tập 3, Hs đọc ? Đoạn văn có những cụm từ, câu nào lặp lại? Việc lặp lại như vậy có tác dụng biểu cảm không? Tại sao? Gv: Phân biệt điệp ngữ với lặp từ (Là lỗi do vốn từ nghèo nàn). ? Em hãy sửa lại cho đúng? Hs: Chú ý lại ví dụ phần 1 Hs: trả lời cá nhân 2 phút - trình bày 1 phút. ? Em có nhận xét gì về vị trí của các từ "Vì, nghe", cụm từ "Tiếng gà trưa" được lặp lại trong ví dụ trên? Hs: Đọc ví dụ a, b SGK, trang 152 ? Em có nhận xét gì về các từ được lặp lại trong ví dụ a,b? Gv: kết luận ? Điệp ngữ có những dạng nào ? HS đọc ghi nhớ, lấy ví dụ một biện pháp điệp ngữ đã học. GV khái quát. * Bài 3 (153 ): a. Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết. b. Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em. II. Các dạng điệp ngữ: 1. Ví dụ: - Từ "Vì, nghe", cụm từ "Tiếng gà trưa" lặp lại cách dòng, cách quãng nhau. → Điệp ngữ cách quãng. -Từ “Rất lâu”, “khăn xanh”, “thương em” lặp lại liền kề nhau → Điệp ngữ nối tiếp. - Từ “Thấy”, “ngàn dâu” ở cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau → ĐN vòng (Chuyển tiếp) 2. Bài học: Sgk Hoạt động 3. Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 - Gv hướng dẫn cách làm. - HS làm bài tập cá nhân - Gv nhận xét, bổ sung ? Mỗi ví dụ, thuộc loại điệp ngữ nào? III. Luyện tập 1. Bài 1: Tìm điệp ngữ - Một DT đã gan góc2, DT đó phải được2 -> Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của dân tộc VN trong chiến đấu chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc ta. - Đi cấy2, trông8 ->Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 2 - Gọi hs lên bảng làm - Lớp nhận xét - Gv bổ sung, kết luận. thuận lợi của ng nông dân. 2. Bài 2: Tìm dạng điệp ngữ - Xa nhau ... xa nhau →Điệp ngữ cách quãng. - Một giấc mơ. Một giấc mơ → Điệp ngữ vòng. Hoạt động 4. Vận dụng - Gv: tổ chức trò chơi tiếp sức; phổ biến luật chơi. BT: Đọc những câu thơ, câu văn em biết có sử dụng điệp ngữ. - Hs: các dãy xung phong thực hiện - Gv: Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Gv: Giao bài tập: Tìm đọc các tài liệu tham khảo về phép điệp ngữ trong thơ văn. - HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà. - Gv đánh giá vào tiết học sau. E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài cũ: yêu cầu về bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Nhận xét cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn. + Hướng dẫn HS viết đoạn văn. + Học nội dung ghi nhớ và nắm nội dung bài học. + Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Tiết 54,55: Ôn tập tiếng Việt: Ôn lí thuyết và làm các bài tập SGK về: + Phân theo cấu tạo: từ ghép, từ láy + Phân theo từ loại, theo nguồn gốc, cụm từ: đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt, thành ngữ. + Phân theo loại từ: từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa + Biện pháp tu từ: điệp ngữ. Ngày giảng: 5/11/2019- 7A2 8/11/2019-74 Tiết 54,55: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về Từ ghép, Từ láy, Từ Hán Việt, Đại từ; Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, quan hệ từ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ. - Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng đặt câu, sử dụng từ. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực sáng tạo. - Năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tự học, giao tiếp tiếng Việt - Năng lực tổng hợp kiến thức và thực hành ứng dụng. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Dạy học theo nhóm, - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật học tập hợp tác. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Chương trình học kỳ I các em đã tìm hiểu các kiến thức cơ bản về tiếng việt: Từ ghép, từ láy, đại từ, qht, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm...Tiết học này sẽ giúp các em ôn tập, hệ thống lại về các nội dung đó Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt đông của giáo viên và học sinh Nội dung Tiết 54: Hs: Hoạt động cá nhân - trả lời: ? Nhắc lại kiến thức Tiếng Việt đã học I. Nội dung ôn tập: trong kỳ I? Hs: - Nhắc lại nội dung kiến thức TV đã học: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, thành ngữ, chơi chữ, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ HV. Hs: HĐ nhóm 4 - 10 phút - Các nhóm trình bày theo nội dung bảng ôn tập. + N1: Từ láy, từ ghép, từ HV. + N2: Đại từ, quan hệ từ. + N3: Từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa. + N4 : Thành ngữ, điệp ngữ. GV: treo bảng phụ trống - Yêu cầu HS trình bày bảng hệ thống hoá kiến thức đã phân công chuẩn bị. - Gọi các nhóm HS báo cáo và các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. - Treo bảng chuẩn và nhấn mạnh. Đơn vị kiến thức Khái niệm Phân loại, cách dùng Ví dụ 1. Từ ghép Là từ có cấu tạo bởi 2 tiếng có nghĩa trở lên. - Từ ghép đẳng lập, - Từ ghép chính phụ. - Nhà cửa - Hoa lan 2. Từ láy Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có QH về âm. - Từ láy toàn bộ - Từ láy bộ phận - Xanh xanh - Lênh - khênh 3. Từ HV Từ mượn tiếng Hán - Từ ghép chính phụ - Từ ghép đẳng lập - Thi nhân - Giang sơn 4. Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ để trỏ - Đại từ để hỏi - Có thể làm CN, VN, hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. - Tôi, mày ... - Ai, bao nhiêu 5. Quan hệ từ Từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh ... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn. - Trường hợp bắt buộc sử dụng và không bắt buộc sử dụng quan hệ từ. - Một số quan hệ từ dùng thành cặp. - Sách của tôi - Cái tủ bằng gỗ - Vì trời mưa nên áo ướt. 6. Từ đồng nghĩa Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn - Mẹ - má Tiết 55 Hoạt động 3. Luyện tập Gv: Chiếu bài tập 1 a. Từ láy có mấy loại? b. Chỉ ra từ láy trong các câu sau và cho biết thuộc loại từ láy nào: - Lom khom d-íi nói, tiÒu vµi chó, L¸c ®¸c bªn s«ng chî mÊy nhµ. (Bµ huyÖn Thanh Quan) - Chó bÐ lo¾t cho¾t. C¸i s¾c xinh xinh. C¸i ch©n tho¨n tho¾t. C¸i ®Çu nghªnh nghªnh. (L-îm- Tè H÷u) c. Đặt câu với các từ láy sau: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, nhỏ nhoi. Hs: HĐ cá nhân - 3 phút, làm phiếu bài tập Gv: chiếu kết quả, Hs so sánh, nhận xét bài bạn. II. Luyện tập Bài tập 1. a. Từ láy có hai loại: - Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn hoặc có biến đổi thanh điệu; ví dụ: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn - Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần; ví dụ: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, b. Các từ láy: - lom khom, lác đác - láy bộ phận phần vần. - loắt choắt, nghênh nghênh - láy hoàn toàn - xinh xinh, thoăn thoắt - láy bộ phận phần vần. c. Đặt câu, ví dụ: - Bạn Hoa có dáng người nhỏ nhắn - Anh ấy thạt nhỏ nhặt - Bạn ấy nhỏ nhẹ nói với tôi rằng: () - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Chết - hi sinh 7.Từ trái nghĩa Là từ có nghĩa trái ngược nhau. - Sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản. - Sống - chết. - Cao - thấp. 8. Từ đồng âm Là những từ có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. - Nhãn lồng - Lồng gà - Ngựa lồng - Lồng chăn 9. Thành ngữ. Loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh - Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của từ ngữ hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa. - Nhà rách, vách nát - Nhanh như chớp ... 10. Điệp ngữ Cách sử dụng từ ngữ lặp đi lặp lại để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ chuyển tiếp - Điệp ngữ nối tiếp - Cháu chiến đấu ... - Cảnh khuya như vẽ - Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ... Gv: đánh giá. Gv: Phát phiếu học tập Hs: nhóm 2 - 4 phút trả lời a. Thế nào là quan hệ từ? Chỉ ra một số quan hệ từ thường gặp? b. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ sau và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế: - Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. - Nếu... thì...; hề... thì... - Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... - Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... Gv: yêu cầu các nhóm báo cáo, bổ sung Gv: chuẩn hóa kiến thức và lưu ý. Gv: chiếu ví dụ câu phần b. Gv: Chiếu yêu cầu bài 3 a. Thế nào là từ đồng nghĩa, cho ví dụ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? b. Sắp xếp các từ sau vào nhóm từ đồng nghĩa: chết, nhìn, cho, siêng năng, hi sinh, kêu, tạ thế, tặng, nhòm, thiệt mạng, ca thán, chăn chỉ, than, dòm, chịu khó, ngó, cần cù, liếc, biếu, cần mẫn, than vãn. c. Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân sau đây: mẹ, ba, quả, vô d. Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa: chết, hi sinh, thiệt mạng; chăn chỉ, cần cù. - Những con người thật nhỏ nhoi giữa dòng đời hối hả. Bài tập 2: a. - Khái niệm: Quan hệ từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phảngiữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. - Một số quan hệ từ thường gặp: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về... - Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). - Nếu... thì...; hề... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả). - Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản) - Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. (biểu thị quan hệ tăng lên). Bài tập 3: a. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Ví dụ: Mùa hè – mùa hạ , quả - trái , sinh - đẻ . - Có 2 loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: mã - ngựa; loài người – nhân loại; nhà thơ – thi sĩ mổ xẻ - phẫu thuật; của cải – tài sản; chó biển – hải cẩu ; nước ngoài – ngoại quốc. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: thiệt mạng - hi sinh; cho - biếu. b. Sắp xếp các từ sau vào nhóm từ đồng nghĩa. a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm c) cho, biếu, tặng d) kêu, ca thán, than vãn e) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó c. Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân sau đây: mẹ - má ; ba – bố; quả - trái ; vô - vào. d. Đặt câu (Hs tự đặt - đúng sắc thái biểu cảm) Hoạt động 4. Vận dụng - Gv: giao bài tập về nhà: BT: Viết đoạn văn 5 - 7 câu về chủ đề môi trường hoặc an toàn giao thông có sử dụng: - Nhóm 1,3: từ ghép, từ láy, cặp quan hệ từ - Nhóm 2,4: từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ đồng âm (ít nhất 2 loại) - Nhóm 5,6: Biện pháp tu từ điệp ngữ. Yêu cầu: chỉ rõ từ loại, loại từ hoặc biện pháp tu từ trong đoạn văn. - Hs: về nhà làm cá nhân - Gv: nhận xét giờ học sau. . E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về phần tiếng Việt - Làm lại các bài tập trong sgk Chuẩn bị kiến thức, giấy kiểm tra để làm bài kiểm tra viết 1 tiết. Ngày giảng:11/11/2019- 7A2 , 7A4: 13/11/2019 TIẾT 57: BÀI 14: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng nghĩa, đúng đặc điểm ngữ pháp của từ, đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt 2. Kĩ năng - Nhận biết các lỗ sử dụng từ trong một số câu văn cụ thể - Chỉ rõ trong việc sử dụng từ đó chuẩn mực nào bị vi phạm 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II. Chuẩn bị bài học - Giáo viên: soạn bài - Học sinh: đọc bài, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: Đọc tich cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày.. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động Trong khi giao tiếp, việc phất âm sai hoặc sai lỗi chính tả, lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt... Gây cho người đọc , người nghe khó hiểu. Việc sử dụng chuẩn mực từ là một yêu cầu quan trọng. chúng ta đã học chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. Tiết này chúng ta củng cố lại ... HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV- HS Nội dung ơ HS làm cá nhân - Hs đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm: HĐ nhóm bàn 1p: H: Những từ in đậm: dùi, tập tẹ, khoảng khắc, dùng đã đúng chỗ chưa, có phù hợp với những từ ngữ xung quanh không? Vì sao? - HS trao đổi -> trình bày ý kiến - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. + Dùi: đồ dùng tạo lỗ thủng + Tập tẹ: không có nghĩa + Khoảng khắc: (khoảng: không gian) I. SỬ DỤNG TỪ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_52_den_58_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan