I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về
tuổi thơ và tình bà cháu.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa
tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh
của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các
yếu tố tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
17 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 47 đến 50 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24/11/2020 (7a3), 25/11/2020 (7a1)
Tiết 47 – bài 13
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về
tuổi thơ và tình bà cháu.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa
tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh
của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các
yếu tố tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập....
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H’: Đọc thuộc 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng? Điểm chung của
2 bài thơ là gì?
H’: Nêu một vài nét về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên, có những người, cảnh
vật đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỷ niệm mang theo bao tình
thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Tiếng gà trưa “của Xuân
Quỳnh với hình ảnh người bà, âm thanh tiếng gà trưa đem đến cho ta cảm xúc
& nỗi niềm bâng khuâng ấy.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
H’: Hãy nêu những nét chính về nhà thơ
Xuân Quỳnh
GV bổ sung thêm :
Thơ Xuân Quỳnh giản dị, dễ hiểu ,tình
cảm trầm lắng,trong sáng, thường khai
thác những điều bình dị, những kỷ niệm
riêng của mình để từ đó nói lên những
tình cảm cao đẹp hơn về đất nước, về con
người. Thi sĩ mồ côi mẹ từ bé, cha đi xa,
phải sống với bà ở làng quê nên gần
gũivới cuộc sống bình dị nơi thôn dã nơi
mà tiếng gà trưa luôn gây nhiều cảm xúc
H’: Em hãy Cho biết hoàn cảnh sáng tác
bài thơ?
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng biểu
cảm, chú ý hình ảnh thơ, từ ngữ lặp lại .
GV: Đọc văn bản một lần, gọi hs đọc lại
(3 HS)
GV: Giải nghĩa một vài từ khó SGK
H’: Em hãy nêu thể thơ của bài thơ?
* Thảo luận nhóm bàn (2 phút)
H’: Dựa vào mạch cảm xúc em hãy tìm
bố cục cho bài thơ ?
- HS: Thảo luận, trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Nguyễn thị xuân Quỳnh: (1942 –
1988) Quê Hà Đông Hà Nội 2, là
nhà thơ trưởng thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ XQ giản dị tinh tế mà sâu
sắc, thường viết về những tình cảm
gần gũi, bình dị trong đời sống gia
đình, biểu lộ những rung cảm chân
thành, những khát vọng cao đẹp.
b. Văn bản:
- Sáng tác trong thời kỳ đầu của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, in trong tập thơ Hoa Dọc
Chiến Hào (1968).
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
3. Thể thơ: Ngũ ngôn có biến
cách.
4. Bố cục: 3 phần.
- P1: Khổ 1: Những cảm nhận của
anh chiến sĩ khi nghe thấy âm
thanh tiếng gà trưa
- P2: Khổ 2,3,4,5,6: Tiếng gà trưa
khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ:
- P3: Còn lại: Những suy tư gợi lên
*Cho HS đọc lại khổ thơ 1
H’: Hãy cho biết tiếng gà vọng vào tâm
trí tác giả trong hoàn cảnh cụ thể nào?
- Trên đường hành quân – Dừng chân
bên xóm nhỏ
H’(K,G): Tại sao trong vô vàn âm thanh
mà tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi
tiếng gà trưa?
-> Tiếng gà gắn bó với nhiều kỉ niệm tuổi
thơ của tác giả. Là biểu tượng của làng
quê.
H’: Với người ra trận tiếng gà trưa gợi
những cảm giác mới lạ nào?
H’: Em có nhận xét gì về nghệ thuật
được tác giả sử dụng trong các câu thơ
này? (về từ ngữ, cách diễn đạt )
GV: Nếu như ở 4 câu thơ đầu, tác giả
nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác
(tai ) thì ở 3 câu còn lại của khổ này tác
giả nghe được âm thanh tiếng gà bằng
thính giác mà còn nghe được bằng tâm
hồn .
H’: Vậy người đó đang có một tâm trạng
ntn và phải có tình cảm ntn với làng xóm
quê hương thì mới nghe được những âm
thanh như vậy?
GV: Tiếng gà trưa đã làm xao động nắng
trưa và cả hồn người -> Cho người lính
thêm sức mạnh mới. Chữ “nghe” được
lặp lại 3 lần làm cho giọng thơ càng ngọt
ngào, tha thiết, bồi hồi.
GV: Khái quát nội dung đoạn 1 và
chuyển ý.
Những kỷ niệm ấu thơ của tác giả chợt
ùa về. Vậy đó là những kỷ niệm nào,
chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
*Cho HS đọc lại khổ thơ 2
từ tiếng gà trưa
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Ý nghĩa âm thanh tiếng gà
trưa.
Tiếng gà trưa nghe:
+ Xao động nắng trưa
+ Bàn chân đỡ mỏi
+ Gọi về tuổi thơ
=> NT: Điệp ngữ, chuyển đổi cảm
giác, từ ngữ biểu cảm
=> Tâm trạng xao xuyến, bâng
khuâng, bồi hồi, xúc động -> tình
làng quê gắn bó thân thiết của
người chiến sĩ.
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những
kỷ niệm ấu thơ:
H’: Tiếng gà trưa khơi dậy những hình
ảnh nào trong đoạn thơ bạn vừa đọc?
- Ổ rơm hồng những trứng
- Này con gà mái mơ
đốm trắng
- Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
H’: Em có nhận xét gì về từ ngữ và các
biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng trong đoạn thơ?
H’: Đoạn thơ đã vẽ lên trước mắt người
đọc một bức tranh gia đình nơi làng quê
ntn?
GV: Bức tranh nhiều màu sắc tươi
sáng...; Điệp từ “này” khiến ta cảm thấy
như tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm
những con gà mái tìm mồi trong sân nhà,
vườn nhà cùng những tiếng cười giòn
tan, ríu rít.
* Hình ảnh con gà mái với những
quả trứng hồng.
=> NT: Điệp từ, so sánh, sử dụng
nhiều tính từ chỉ màu sắc.
=> Bức tranh gia đình hiện lên
trong tâm trí người chiến sĩ với vẻ
đẹp tươi sáng, sống động, đầm ấm
bình dị, quấn quýt và hạnh phúc.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Tiếng gà trưa khơi dậy những hình ảnh nào trong đoạn thơ bạn vừa đọc?
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà.
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Tìm đọc các bài văn, bài thơ viết về tình bà cháu
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài thơ “Tiếng gà trưa”.
- Soạn bài: “Tiếng gà trưa” – tiếp
Ngày dạy: 24/11/2020 (7a3), 25/11/2020 (7a1)
Tiết 48 – bài 13:
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)
HDĐT: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ
và tình bà cháu.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh
của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các
yếu tố tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập....
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H’: Đọc thuộc 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng? Điểm chung của
2 bài thơ là gì?
H’: Nêu một vài nét về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên, có những người, cảnh
vật đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỷ niệm mang theo bao tình
thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Tiếng gà trưa “của Xuân
Quỳnh với hình ảnh người bà, âm thanh tiếng gà trưa đem đến cho ta cảm xúc
& nỗi niềm bâng khuâng ấy.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Khái quát nội dung tiết 1 -> Nêu
yêu cầu của tiết 2:
- Những kỉ niệm tiếp theo người chiến
sĩ nhớ tới ai? Những kỉ niệm đó giúp
ta hiểu thêm tình cảm gì của người
chiến sĩ....
*Cho HS đọc lại khổ thơ 3, 4, 5, 6
H’: Kỉ niệm của người chiến sĩ trong
4 khổ thơ này gắn liền với hình ảnh
của ai?
H’: Người bà gắn liền với kỷ niệm
nào mà tác giả nhớ đến?
* Thảo luận nhóm 2 phút –> Trình
bày
H’: Nỗi lo của bà ở đoạn thơ này là
gì? Tại sao bà lại lo như vậy?
H’: Nỗi lo ấy gợi cho em cảm nghĩ gì
về tình cảm của bà dành cho cháu?
H’: Cách bà chăm chút quả trứng
được tg thể hiện trực tiếp qua câu thơ
nào?
GV: Liên hệ thực tế việc soi trứng
trong dân gian và giải nghĩa từ “chắt
chiu”
H’: Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ
của tg trong 2 câu thơ
H’: Qua các từ ngữ đó cho thấy bà là
một người ntn?
HS: Đọc khổ thơ 5
GV giảng: Khí hậu miền Bắc nước ta
có 4 mùa rõ rệt, mùa đông có gió mùa
đông bắc tràn về rét đậm và rét hại.
Rét hại trời có sương muối -> hại đến
con người, vật nuôi, cây trồng .
H’: Từ thực tế đó, trong kỷ niệm tuổi
thơ của cháu, hình ảnh người bà hiện
* Hình ảnh người bà:
- Lời bà mắng yêu:
Gà đẻ mà mày nhìn -> Lang mặt
=> Tình cảm bà dành cho cháu thật
chân thật, giản dị và sâu sắc.
- Cách bà chăm chút quả trứng:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
=> Từ ngữ gợi tả, gợi cảm
=> Bà là người chịu thương, chịu khó,
tần tảo, chắt chiu.
- Nỗi lo của bà:
lên với những nỗi lo nào?
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
H’: Nhận xét về giọng thơ?
H’: Như vậy đức tính quý báu nào
của bà đã dược nhà thơ thể hiện trong
khổ thơ này?
GV: Nghèo nhưng bà đã hết lòng vì
con cháu, chịu đựng nhẫn nại và giàu
lòng hy sinh.
H’: Tác giả sử dụng loại câu nào
trong khổ thơ này?
H’: Khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của
người cháu? Qua đó làm toát lên tình
cảm gì của người cháu đối với bà?
GV bình : Tình bà cháu ấm áp, sâu
nặng, đây là tình cảm ruột thịt ,tình
cảm gia đình quê hương, cội nguồn
không thể thiếu trong mỗi người .
H’: Như vậy, em hãy cho biết tuổi thơ
của cháu gắn liền với điều gì?
H’: Nhận xét về tình bà cháu qua
đoạn thơ này?
GV chuyển ý : Chính tình cảm, sự
chăm lo của bà đã đem đến cho cháu
sức mạnh thể chất và tinh thần, giúp
người cháu khôn lớn trưởng thành và
trở thành động lực trong cuộc sống
của người cháu .
Trước tình cảm đó của bà người
cháu đã có suy nghĩ gì?
* Thảo luận nhóm bàn 3 phút
H’: Tiếng gà trưa được lặp lại mấy
lần trong bài,ở vị trí nào?
H’(K,G): Việc lặp lại đó có tác dụng
ra sao?
-> Làm tiền đề gợi những kỉ niệm về
=> Giọng thơ xúc động, bùi ngùi.
=> Sự chắt chiu, lo toan của bà để
đem niềm vui cho cháu.
- Cảm xúc của cháu:
Ôi cái quần chéo go, cái áo cánh
trúc bâu...
=> Sử dụng câu cảm thán
=> Tâm trạng vui sướng hạnh phúc,
xúc động. Đó cũng là lòng kính yêu,
biết ơn và nhớ thương bà da diết.
* Tuổi thơ của cháu gắn liền với
niềm vui bé nhỏ, trong trẻo ở gia
đình, làng quê
-> Tình bà cháu thật ấm áp, sâu
nặng.
tuổi thơ.
H’(K,G): Ý nghĩa của hình ảnh
những quả trứng hồng?
-> Màu hồng – màu của niềm tin và
hạnh phúc, màu của ước mơ và hi
vọng, màu rực rỡ, tươi sáng của sự
thành công.
HS đọc khổ 7, 8
H’: Hai khổ thơ cuối người cháu suy
tư về điều gì ?
-> Gợi suy tư của con người về hạnh
phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay.
H’: Vì sao con người có thể nghĩ
rằng: Tiếng gà trưa - Mang bao nhiêu
hạnh phúc?
H’: Trong “Giấc ngủ hồng những
trứng”, người cháu mơ thấy những gì?
-> Mơ thấy những điều tốt lành, hạnh
phúc.
Hs: đọc khổ thơ cuối.
H’: Ở đoạn cuối, người cháu đã chiến
đấu vì những mục đích nào?
H’: Nhận xét về từ ngữ và BPTT
được sd trong khổ cuối bài thơ?
H’(K,G): Từ “vì” được lặp lại liên
tiếp ở khổ cuối, điều đó có ý nghĩa gì?
-> Mang tính khẳng định, nhấn mạnh
mục đích sống. Góp phần biểu hiện ý
chí chiến đấu mạnh mẽ vì tổ quốc, vì
nhân dân (trong đó có cả những người
thân và những kỉ niệm êm đềm của
tuổi thơ).
H’: Khổ thơ khẳng định tình cảm gì
của người cháu?
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà
trưa
* Suy tư về hạnh phúc trẻ thơ:
- Tiếng gà -> mang bao nhiêu hạnh
phúc
-> Tiếng gà là hình ảnh của cuộc sống
ấm no, bình yên nơi làng quê.
* Suy tư về cuộc chiến đấu hôm
nay:
- Cháu chiến đấu vì :
+ Lòng yêu tổ quốc
+ Xóm làng
+ Bà
+ Tiếng gà
+ Ổ trứng hồng
=> NT: Điệp ngữ, từ gợi cảm
=> Tình cảm yêu thương kính trọng,
biết ơn bà cùng tình yêu quê hương
đất nước rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
GV: Giới thiệu nhanh một số nét cơ
bản về tg và VB theo sgk
GV: HDHS đọc -> Đọc mẫu một đoạn
HS: Đọc (4 HS đọc nối tiếp đến hết)
H’: Nhận xét về lời văn của văn bản?
H’: Các chi tiết có gì đáng chú ý?
H’: Tác giả sử dụng những phương
thức biểu đạt nào?
H’: Văn bản biểu đạt tư tưởng, tình
cảm gì của tg? Vấn đề Thạch Lam nói
đến ở đây là gì?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà
trưa.
- Thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa
kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình,
- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực.
2. Nội dung:
- Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu thắm thiết, sâu nặng. Tình cảm
gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu
quê hương đất nước.
* Ý nghĩa:
- Những kỉ niệm về người bà tràn
ngập yêu thương làm cho người chiến
sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
HD ĐT: “Một thứ quà của lúa non:
cốm”
I. Tác giả, văn bản
II. Đọc, tìm hiểu từ khó
III. Nội dung, nghệ thuật.
1. Nghệ thuật:
- Lời văn trong sáng, tinh tế, đầy cảm
xúc, giàu chất thơ
- Các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ
niệm
- Xen lồng giữa kể, tả và suy ngẫm
2. Nội dung:
- Những cảm giác lắng đọng, tinh tế
mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa
và lối sống của người Hà Nội.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Tiếng gà trưa khơi dậy những hình ảnh nào trong đoạn thơ bạn vừa đọc?
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà.
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Tìm đọc các bài văn, bài thơ viết về tình bà cháu
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài thơ “Tiếng gà trưa”.
- Soạn bài: “Tiếng gà trưa” – tiếp
Ngày dạy:26/11/2020 (7a3), 27/11/2020 (7a1)
Tiết 49 – bài 12
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
2. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả
trong một văn bản biểu cảm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và
tự sự trong làm văn biểu cảm
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong làm văn
biểu cảm
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc....
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H’: Cách làm một bài văn biểu cảm?
- 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý -> Lập dàn ý -> Viết bài -> Sửa bài.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò rất quan
trọng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại tất
yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa mọi cảm xúc của con người đều
hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu
không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của
mình. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 yếu tố tự sự và miêu tả trong văn
biểu cảm.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: đọc Bài ca nhà tranh...
H’: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và
miêu tả trong bài thơ, và nêu ý nghĩa
của chúng đối với bài thơ?
GV: Bài ca nhà tranh...là 1 bài thơ
biểu cảm nhưng tác giả đã dùng khá
nhiều yếu tố tự sự và miêu tả như cảnh
gió phá mái nhà, cảnh trẻ con cướp
tranh, cảnh nhà mưa ướt lạnh trong
đêm tối mịt. Những cảnh này đã trở
thành cái nền hiện thực để từ đó làm
nổi bật lên ước mơ cao thượng của nhà
thơ.
HS: đọc đoạn văn của Duy Khán.
- Giải thích: Thúng câu (thuyền câu
hình tròn, đan bằng tre), sắn thuyền
(thứ cây có nhựa và sơ, dùng sát vào
thuyền nan để cho nước không thấm
vào)
H’: Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả,
tự sự và biểu cảm của tác giả trong
đoạn văn?
H’: Nếu không có yếu tố miêu tả và tự
sự thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu
cảm:
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:
- Đoạn 1: 2 câu đầu: Tự sự ; 3 câu
sau: Miêu tả -> Có vai trò tạo nên bối
cảnh chung.
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm
(kể lại chuyện trẻ con cướp tranh,
cảm thấy uất ức vì già yếu không làm
gì được).
- Đoạn 3: Sáu câu trên kết hợp kể, tả
cảnh đêm dột lạnh không ngủ được;
2 câu cuối biểu cảm thân phận cam
chịu.
- Đoạn 4: Biểu cảm nêu lên tình cảm
cao thượng, vị tha.
2. Đoạn văn của Duy Khán:
- Miêu tả: Bàn chân bố
- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối,
bố đi sớm về khuya.
- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả,
lam lũ của bố
hay không?
H’(K,G): Đoạn văn trên miêu tả, tự sự
trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết
tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả
như thế nào?
GV: Đoạn văn của Duy Khán cũng là
đoạn văn biểu cảm và tác giả đã dùng
khá nhiều yếu tố tự sự và miêu tả. Để
nói lên được sự thông cảm sâu sắc và
tình thương yêu đối với người cha.
Duy Khán đã tập trung tả và kể ngón
chân, bàn chân và cả cuộc đời của
người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi
chân ấy. Nhà văn đã miêu tả, tự sự
trong niềm hồi tưởng về cuộc đời vất
vả, lam lũ của người cha. Tình cảm ấy
đã chi phối mạnh khiến cho yếu tố tự
sự và miêu tả ở đây đầy xúc động và
gợi cảm. Như vậy là:
H’: Muốn biểu cảm thì ta phải làm gì?
-> Phải miêu tả và kể chuyện
H’: Tự sự và miêu tả có vai trò gì
trong bài văn biểu cảm?
H’: Muốn phát biểu cảm nghĩ với đời
sống xung quanh ta dùng những phưng
thức biểu đạt nào?
-> TS, MT và BC
- Hs đọc ghi nhớ.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
H’: Kể lại nội dung bài thơ “Bài ca
-> Niềm hồi tưởng đã chi phối việc
miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi
tưởng, không phải miêu tả trực tiếp,
góp phần khêu gợi cảm xúc cho
người đọc.
=> Miêu tả và tự sự góp phần làm
tăng thêm giá trị biểu cảm cho đoạn
văn.
-> Miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm
nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc
chi phối chứ khong nhằm mục đích
kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc,
phong cảnh...
2. Ghi nhớ: sgk (138 )
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Trời mưa, một cơn gió thu thổi
mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái
nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ
bằng bài văn xuôi biểu cảm?
HS: kể -> nhận xét
GV: Nhận xét -> kể lại
nhà của Đỗ Phủ.
Những mảnh tranh bay tung toé
khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây
xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa.
Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật
lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc
cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành
quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng
cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng
quá nghèo nên mới như thế.
Trận gió lặng yên thì đêm buông
xuống tối như mực, một đêm đen dày
đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống
đắp cái mền vải cũ nát lạnh tựa sắt.
Đã thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu
giường thì nhà giột, mưa nặng hạt
đều đều không dứt. Nhà thơ không
sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay
lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn
loạn li.
Đến đây nhà thơ ước muốn có mái
nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ
khắp thiên hạ có chỗ nương thân,
chẳng sợ gì gió mưa nữa. Riêng nhà
của nhà thơ có rách nát thế nào cũng
được.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết một đoạn văn biểu cảm về cảm xúc của em khi lần đầu tiên đến
trường
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn biểu cảm
- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Làm bài tập 2 sgk
- Soạn bài: LT cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người
Đề bài: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình
Yêu cầu: Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Ngày dạy:28/11/2020 (7a1, 7a3)
Tiết 50 – bài 12:
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu
cảm. Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm - cảm
xúc về sự vật, con người.
2. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tiếp tục luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý,
lập dàn ý, viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có thói quen động não, tưởng
tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm về sự vật, con người.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm
xúc trước một đề văn biểu cảm về sự vật, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc....
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu 1 (4 điểm): Nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm?
Câu 2 (6 điểm): Làm thế nào để tìm được ý cho bài văn biểu cảm?
Hướng dẫn chấm:
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(4
điểm)
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý 1
- Bước 2: Lập dàn ý 1
- Bước 3: Viết bài 1
- Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi 1
Câu 1
(6
điểm)
Để tìm được ý ch bài văn biểu cảm cần: 2
- Đặt đối tượng biểu cảm vào trong những hoàn cảnh cụ
thể
2
- Hình dung đối tượng ở trong từng hoàn cảnh đó 2
- Xác định tình cảm của bản thân với đối tượng ở trong
mỗi hoàn cảnh cụ thể đó.
2
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Ở tiết trước các em đã được học đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài
văn biểu cảm. Để khắc sâu kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm, hôm nay
chúng ta cùng đi luyện tập.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
H’: Trình bày các đặc điểm của văn
biểu cảm?
H’: Nêu các bước làm 1 bài văn biểu
cảm?
H’: Làm thế nào để tìm được ý cho
bài văn biểu cảm?
H’: Để biểu cảm được ta cần sử dụng
những phương thức biểu đạt nào?
H’: Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò
gì trong văn biểu cảm?
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Hs đọc đề bài.
H’: Xác định thể loại cho bài văn?
H’: Nội dung cần biểu cảm là gì?
H’: Định hướng những tình cảm cần
viết trong bài văn này?
H’: Em sẽ định hướng những ý cơ
bản nào cho bài văn?
H’: MB cần phải làm gì?
H’: Ví dụ biểu cảm về con trâu thì em
sẽ kể những gì?
I. Ôn tập kiến thức lí thuyết:
- Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Cách làm bài văn biểu cảm:
- Tìm ý: Đặt đối tượng vào hoàn cảnh
cụ thể -> Hình dung cảm xúc của
mình trong từng hoàn cảnh đó.
- Các phương thức biểu cảm: Kết hợp
giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Vai trò của yếu tố MT và TS trong
văn biểu cảm: nhằm khêu gợi cảm
xúc, do cảm xúc chi phối.
II. Luyện tập.
Đề bài: Cảm nghĩ của em về một
con vật nuôi trong nhà.
1. Yêu cầu chung
- Thể loại: Biểu cảm
- ND: Biểu cảm về con vật nuôi
trong nhà
- PVK
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_47_den_50_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf