Bài giảng Bài 10 – Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh Dạ Tứ)

Đọc thuộc lòng bản dịch thơ bài “ Xa ngắm thác núi Lư ”.

Qua bài thơ, cảnh thác núi Lư được miêu tả như thế nào và em hiểu gì về tâm hồn, tính cách của nhà thơ ?

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 10 – Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh Dạ Tứ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GÒ VẤP TRƯỜNG THCS GÒ VẤP II Giáo viên: Trương Thị Hai Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bản dịch thơ bài “ Xa ngắm thác núi Lư ”. Qua bài thơ, cảnh thác núi Lư được miêu tả như thế nào và em hiểu gì về tâm hồn, tính cách của nhà thơ ?   Bài 10 – Tiết 37: (TĨNH DẠ TỨ) LÍ BẠCH 1/ Tác giả : Lí Bạch ( xem SGK/111). 2/ Tác phẩm : -Thể loại : Ngũ ngôn cổ thể. -Hoàn cảnh sáng tác : Sống tha phương trong cơn li loạn. I/- Đọc – tìm hiểu chú thích : Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ. Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. LÝ BẠCH (Phiên âm) (Dịch nghĩa) (Dịch thơ) Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Aùnh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ. Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. DỊCH THƠ CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH PHIÊN ÂM DỊCH NGHĨA Lí Bạch II. Tìm hiểu văn bản: 1. Hai câu đầu: Từ nào thể hiện rõ nhất nét độc đáo này ? Ngỡ Từ “ngỡ” có nghĩa là gì ? “Ngỡ” có nghĩa là khoảnh khắc cảm nhận của con người. Nhưng có ý kiến cho rằng hai câu thơ đầu là thuần túy tả cảnh, em có đồng ý không ? Vì sao ? _Không. Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. _Ánh trăng sáng trở thành đối tượng cảm nghĩ của nhà thơ. Từ “ngỡ” thể hiện cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp của ánh trăng. Hai câu thơ đầu gợi ra vẻ đẹp của đêm trăng như thế nào ? Vẻ đẹp thanh tĩnh. Tại sao chỉ tả trăng mà gợi được vẻ đẹp một đêm thanh tĩnh ? Trăng sáng lung linh trên bầu trời, trăng bàng bạc trên mặt đất. Cả bầu trời và mặt đất đều ngập ánh trăng. Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm. Vậy khi tả trăng có thể gợi cả một cảnh tượng sáng sủa yên tĩnh của đêm. II. Tìm hiểu văn bản: - … ánh trăng rọi - Ngỡ … sương  Vẻ đẹp thanh tĩnh.  Gợi tả 1. Hai câu đầu : 2. Hai câu cuối : Tìm những từ ngữ diễn tả nỗi nhớ quê của nhà thơ ? Ngẩng (đầu) – nhìn (trăng) , cúi (đầu) – nhớ (cố hương). Tác giả đã dùng nghệ thuật độc đáo nào trong hai câu thơ cuối ? Phép đối. Hãy so sánh về mặt từ loại của các chữ đối nhau trong hai câu thơ cuối ? Ngẩng >< danh từ). Từ đó, em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ ? Nỗi nhớ quê nhà da diết. Mặc dù lược bỏ chủ ngữ nhưng ý thơ vẫn liên kết, các em hãy chỉ ra sự thống nhất liền mạch ấy qua các động từ : “ngỡ là”, “ngẩng”, “nhìn”, “cúi”, “nhớ” ? Trăng sáng quá nhà thơ ngỡ là sương nên ngẩng nhìn lên để xác định trăng hay sương. Khi nhìn thấy vầng trăng sáng cô đơn, lạnh lẽo trên bầu trời nhà thơ chạnh nhớ về quê nhà, vì vậy nỗi buồn dâng lên trong lòng, nhà thơ cúi đầu xuống da diết nhớ về cố hương. 2. Hai câu cuối : - Ngẩng … nhìn … cúi … nhớ…  Nỗi nhớ quê da diết .  Phép đối. . ? Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch ? - Hai câu đầu chủ yếu miêu tả cảnh nhưng kết hợp với tả tình : trăng sáng, ánh trăng rọi đầu giường lung linh mờ ảo, nhà thơ ngỡ như sương trên mặt đất. Cảnh trở nên sống động, có hồn qua suy tư cảm nghĩ của nhà thơ, vốn là người yêu trăng từ nhỏ. Hai câu cuối chủ yếu tả tình nhưng kết hợp với tả cảnh. Trăng gợi tâm tình cho nên nhà thơ ngẩng đầu ngắm trăng để rồi cúi đầu nhớ nhà, nhớ quê hương. Hai câu đầu và hai câu cuối có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hai câu cuối phát triển rõ nét hơn nỗi niềm tâm sự của nhà thơ. Có thể nói tình và cảnh hòa quyện trong toàn bài, trong từng lời thơ, từ câu đầu tới câu cuối. III.Tổng kết:  Ghi nhớ ( SGK/124 ). ? Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Bản thân em làm gì để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình ? - Học tập tốt, vâng lời cha mẹ và thầy cô, trở thành con ngoan , trò giỏi . - Mai sau đem kiến thức đã học góp phần xây dựng quê hương . Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 : Thể thơ của bài “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây ? Qua Đèo Ngang. Bài ca Côn Sơn. Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh.  Câu 2 : Chủ đề của bài thơ là : Đăng sơn ức hữu (Lên núi nhớ bạn). Vọng nguyệt hoài hương (Trông trăng nhớ quê). Sơn thủy hữu tình (Non nước hữu tình). Tức cảnh sinh tình (Trước cảnh sinh tình).  Câu 3 : Chữ “Vọng” có nghĩa là : Ánh sáng. Cúi xuống. Trông xa. Cảm nghĩ.  Dặn dò Xin trân trọng cảm ơn _ Quí cán bộ chỉ đạo bộ môn ngữ văn ngành giáo dục đào tạo Gò Vấp _ Quí Ban giám hiệu _ Quí thầy, cô giáo tổ Ngữ văn đã đến dự giờ, thăm lớp 7a1 hôm nay.

File đính kèm:

  • ppttinh da tu(6).ppt
Giáo án liên quan