Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 16: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm biểu cảm,

- Vai trò đặc điểm của văn bản biểu cảm,

- Hai cách biểu cảm (trực tiếp và gián tiếp).

- Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : hiểu được vai trò đặc điểm của văn bản biểu cảm

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sống có trách nhiệm, sống yêu thương

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do

nhu cầu biểu cảm của con người.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương

+ Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 16: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/10/2020 (7a1, 7a3) Tiết 16 – bài 5: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm biểu cảm, - Vai trò đặc điểm của văn bản biểu cảm, - Hai cách biểu cảm (trực tiếp và gián tiếp). - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : hiểu được vai trò đặc điểm của văn bản biểu cảm 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: sống có trách nhiệm, sống yêu thương - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương + Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Thế nào là văn miêu tả ? người viết cần có năng lực gì?  Giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc , con người .  Người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Lớp B, C: Con người có nhu cầu biểu cảm rất lớn, bởi con người có tình cảm và có nhu cầu giao lưu tình cảm. Nhưng không phải tình cảm nào cũng viết thành văn biểu cảm. Lớp A: Đọc 1 bài ca dao mà em thích. Nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó? Tình cảm được gửi gắm trong bài ca dao đó chính là biểu cảm. Vậy thế nào là biểu cảm và biểu cảm có những đặc điểm gì -> bài mới. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm PP: vấn đáp, đọc sáng tạo KT: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời *GV: Giải nghĩa của các yếu tố: + nhu: cần phải có, cầu: mong muốn -> nhu cầu: mong muốn có. + Biểu: thể hiện ra bên ngoài, cảm: rung động và mến phục -> biểu cảm: rung động được biểu hiện bằng lời văn, thơ. GV: nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình thành lời văn, lời thơ. H’: Trong cuộc sống, có khi nào các em xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên hoặc 1 cử chỉ cao thượng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè ? GV: là con người ai cũng có những phút xúc động như vậy. Nhờ nó mà các nhà văn, nhà thơ đã viết nên những tác phẩm hay, gợi ra được sự đồng cảm của người đọc. Văn biểu cảm chỉ là 1 trong vô vàn những cách biểu cảm của con người, còn có những cách biểu cảm khác như ca hát, vẽ tranh, gẩy đàn... *Hs đọc 2 câu ca dao trong sgk (T71) H’: Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? H’: Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? -> Thổ lộ tình cảm để gợi sự cảm thông, chia sẻ , gợi sự đồng cảm của người khác H’: Khi nào con người cần có nhu cầu biểu cảm? I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm: 1. Nhu cầu biểu cảm của con người a. VD 1: 2 bài ca dao sgk –71 - Bài 1: thổ lộ tình cảm thương cảm, xót xa cho những cảnh đời oan trái. - Bài 2: thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc như chẽn lúa đòng đòng phơi mình tự do dưới ánh nắng ban mai. -> Nhu cầu biểu cảm: Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn H’: Thế nào là văn biểu cảm ? H’: Người ta thường biểu cảm bằng những phương tiện nào? GV : văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. Bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút... HS : Đọc ghi nhớ ý 1,2 sgk *HS đọc 2 đoạn văn. H’: Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì ? GV: trong thư từ, nhật kí, người ta thường biểu cảm theo lối này. H’: Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? Cả 2 đoạn đều không kể 1 chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Đặc biệt là đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc. -> Văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường. H’: Có ý kiến cho rằng: Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không? H’: Những từ ngữ nào trong đoạn văn có tính chất biểu cảm? - Thảo thương nhớ ơi! - xiết bao thương nhớ - Thảo có nhớ... H’: Như vậy người viết đã biểu đạt tình cảm bằng cách nào? biểu hiện cho người khác cảm nhận. => Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm với người đọc. - Các thể loại văn biểu cảm: thư, thơ, văn. b. Ghi nhớ ý 1, 2: 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm: a. VD 2: 2 đoạn văn sgk – T72 - Đoạn 1 : biểu hiện nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỉ niệm xưa. - Đoạn 2 : biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. => Tình cảm trong văn biểu cảm: là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn *Cách biểu đạt tình cảm: - Đoạn 1: Người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm GV: cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận. H’: Em hãy chỉ ra các từ ngữ và hình ảnh liên tưởng có giá trị biểu cảm ở 2 đoạn văn trên? -> Đoạn 2 bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tư tưởng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, đất nước, của ruộng vườn, của nơi chôn nhau cắt rốn. H’: Như vậy cách biểu hiện tình cảm ở đây có gì khác so với đoạn văn 1? GV: đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học. HS : Đọc ghi nhớ. * GV khẳng định: văn biểu cảm chỉ nhằm làm cho người đọc biết được, cảm được tình cảm của người viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm. H’: Văn biểu cảm là gì? H’: Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào? H’: Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào ? H’: Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? HS: Đọc lại toàn bộ ghi nhớ một lần * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H’: So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm? Vì sao? H’: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy? của mình -> Biểu cảm trực tiếp - Đoạn 2: Là chuỗi hình ảnh và liên tưởng -> Biểu cảm gián tiếp b. Ghi nhớ ý 3, 4: II. Luyện tập: 1. Bài 1: - Đoạn b: là biểu cảm vì nhà văn đã biến hoa hải đường thành tình cảm. - Nội dung biểu cảm của đoạn văn: + Hải đường rộ lên hàng trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. + Hải đường có màu đỏ thắm rất quí, hân hoan, say đắm. + Hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như H’: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ? H’: Kể tên một số bài văn biểu cảm (Trữ tình) mà em biết? HS lớp B, C: HD về nhà : - Đọc lại các văn bản đã học ở lớp 6 và lớp 7 -> Xác định các văn bản biểu cảm. muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. 2. Bài 2: Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả 2 bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả. 3. Bài tập 3 - VD: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, các bài ca dao đã học * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Viết đoạn văn biểu cảm nội dung tự chọn * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Khái niệm biểu cảm, các thể loại văn biểu cảm - Tình cảm trong văn BC; các cách biểu cảm V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk - T73 - Làm BT 3,4 - T74. - Đọc bài: Đặc điểm của văn biểu cảm (Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_16_tim_hieu_chung_ve_van_bieu_cam.pdf
Giáo án liên quan