I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm, ý nghĩa phó từ, các loại phó từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (Khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ
pháp của phó từ)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt và sử dụng phó từ.
3. Thái độ
- GD học sinh ý thức nhận biết và sử dụng phó từ trong đặt câu và tạo lập
văn bản.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, PHT
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/1/2019
Ngày giảng: 7.1 (6A6); 10/1 (6A5)
Tiết 77: Tiếng Việt
PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm, ý nghĩa phó từ, các loại phó từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (Khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ
pháp của phó từ)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt và sử dụng phó từ.
3. Thái độ
- GD học sinh ý thức nhận biết và sử dụng phó từ trong đặt câu và tạo lập
văn bản.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, PHT
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi...
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV: Cho HS chơi trò chơi “tiếp sức” kể tên các từ loại đã học ở HKI
-> Giời thiệu bài mới: Cïng víi mét sè tõ lo¹i c¸c em ®· ®-îc t×m hiÓu ë häc k× I
nh-: danh tõ, ®éng tõ, tÝnh tõ, sè tõ, l-îng tõ ... tiết này c¸c em t×m hiÓu thªm mét
tõ lo¹i míi lµ: phã tõ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não,
chia sẻ nhóm đôi
- HS đọc VD trong SGK.
HĐN bàn đôi – 3P
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho
những từ nào? Những từ được bổ sung
ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- GV: Những từ bổ sung ý nghĩa cho
động từ, tính từ ở trên là phó từ.
? Vậy em hiểu thế nào là phó từ?
? Các phó từ ở trên đứng ở vị trí nào
trong cụm từ?
- Phó từ có thể đứng trước hoặc đứng
sau động từ, tính từ.
- GV: Lưu ý phó từ không thể kết hợp
được với danh từ. Không thể nói: đã
sách, rất bút, đang thước... tuy nhiên có
một số trường hợp: rất Việt Nam, rất Hà
Nội (danh từ đã chuyển sang tính từ)
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội dung
trọng tâm.
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia
sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một phút
- HS đọc bài tập trong SGK
? Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho
những động từ, tính từ in đậm
- GV: các phó từ: lắm, đừng, không, đã,
đang đứng trước hoặc đứng sau động
từ, tính từ.
I. Phó từ là gì?
1. VD
a. đã -> đi (động từ)
+ cũng -> ra (động từ)
+ vẫn chưa -> thấy (động từ)
+ thật -> lỗi lạc (tính từ)
b. được -> soi (động từ)
+ rất -> ưa nhìn (tính từ)
+ ra -> to (tính từ)
+ rất -> bướng (tính từ)
-> Phó từ là những từ chuyên đi kèm
với động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa
cho động từ, tính từ.
2. Ghi nhớ
II. Các loại phó từ
1. VD
a. chóng lớn <- lắm
b. đừng -> trêu
c. không -> trông, đã -> trông thấy ,
đang -> loay hoay
HĐN bàn đôi – 2P
? Điền các phó từ đã tìm được ở phần 1,
phần 2 vào bảng phân loại?
Ý nghĩa
Phó từ
đứng trước
Phó từ
đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian đã, đang
Chỉ mức độ thật, rất lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định không, chưa
Chỉ sự cầu khiến đừng
Chỉ kết quả và hướng ra, vào
ChØ kh¶ n¨ng ®-îc
? Tìm thêm những phó từ khác?
HS suy nghĩ 1P
? Qua bảng phân loại trên phó từ chia
làm mấy loại?
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội
dung trọng tâm
-> Phó từ chia làm hai loại lớn
* Phó từ đứng trước động từ, tính từ
- quan hệ thời gian
- mức độ
- sự tiếp diễn tương tự
- sự phủ định
- sự cầu khiến
* Phó từ đứng sau động từ, tính từ
- mức độ
- khả năng
- kết quả và hướng
2. Ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 ( N1,2 ý a; N2,4 ý b)
? Tìm phó từ và cho biết chúng bổ sung những ý nghĩa gì cho động từ, tính từ?
Các phó từ
a. đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian
- không: phó từ chỉ sự phủ định.
- còn: phó từ chỉ sự tiếp diền.
- cũng sắp: phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- đương: phó từ chỉ sự tiếp diễn.
b. đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian
- được: phó từ chỉ khả năng
-> Bổ sung sự tiếp diễn, thời gian, phủ định, khả năng.
Bài 2
- GV: Cho HS hđ cá nhân: viết đoạn văn từ 3 -> 5 câu có sử dụng phó từ diễn tả
Dế Mèn trêu chị Cốc.
- HS viết đoạn văn, GV gọi HS đọc, GV cùng HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn đôi - 2P
? Viết 1 đoạn văn có sử dụng phó từ và chỉ ra đó là phó từ loại nào?
* Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo
? Bản thân em cần làm gì để sử dụng phó từ có hiệu quả trong nói và viết?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về tích cực học bài chuẩn bị tiết 78: Sông nước Cà Mau
Y/C: Đọc văn bản và soạn bài theo nội dung câu hỏi trong SGK.
.
Ngày soạn: 5/1/2019
Ngày giảng: 8.1.17 (6A6); 11/1 (6A5)
Tiết 78: Văn học
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Đoàn Giỏi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được vài nét về tác giả và tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương
Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Nắm được nội dụng truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết
minh.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dung trong văn bản và sử
dụng chúng khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ
- GD học sinh lòng yêu quý thiên nhiên, ý thức về môi trường.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bảng phụ, PHT
2. Học sinh: - Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi...
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Ý nghĩa của truyện Bức tranh của em gái tôi?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV khái cho HS tự phát biểu suy nghĩ về thiên nhiên bản làng của HS -> vào
bài: Sông nước Cà Mau là đoạn trích nằm trong tác phẩm nổi tiếng Đất rừng
phương Nam có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc đặc biệt là lứa tuổi
thiếu niên để hiểu nội dung văn bản chúng ta vào phân tích văn bản.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não
? Nêu những hiểu biết của em về tác
giả?
- GV: Tác phẩm Đất rừng phương Nam
(1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của
Đoàn Giỏi
? Nêu xuất xứ đoạn trích Sông nước Cà
Mau?
- GV: Đoạn đầu đọc chậm, đoạn sau đọc
nhanh hơn, đoạn tả cảnh chợ giọng vui,
linh hoạt
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở
tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời
kháng chiến chống Pháp.
- Ông thường viết về thiên nhiên và
cuộc sống con người Nam Bộ.
b. Văn bản
- Đoạn trích Sông nước Cà Mau trích
chương 18 của tác phẩm Đất rừng
phương Nam.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
? Văn bản viết theo thể loại nào?
? Em hãy nhận xét về ngôi kể và so sánh
với ngôi kể của bài trước? Tác dụng của
ngôi kể?
- Ngôi kể thứ nhất: nhân vật bé An đồng
thời là người kể chuyện, kể những điều
mắt thấy, tai nghe.
? Nêu bố cục của từng đoạn trích? Nội
dung mỗi đoạn?
- GV : Ghi ra bảng phụ cho học sinh
quan sát.
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ
nhóm đôi, suy nghĩ một phút
- HS đọc lại đoạn 1
? Toàn cảnh Cà Mau được hiện lên qua
hình ảnh nào?
? Những từ ngữ hình ảnh nào làm nổi
bật rõ màu sắc riêng biệt của vùng đất
ấy?
? Qua những âm thanh nào?
? Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật
nào?
? Em hình dung như thế nào về cảnh
sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban
đầu của tác giả?
- HS đọc đoạn 2
? Hãy tìm những danh từ riêng trong
đoạn văn?
b. Chú thích
3.Thể loại: Truyện dài
4. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
5. Bố cục: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Khái quát về cảnh sông
nước Cà Mau.
+ Đoạn 2: Cảnh kênh rạch, sông nước
+ Đoạn 3: Đặc tả cảnh dòng sông
Năm Căn.
+ Đoạn 4: Cảnh chợ Năm Căn.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cảnh khái quát
- Một vùng sông ngòi kênh rạch rất
nhiều, bủa giăng chằng chịt như
mạng nhện.
- Màu sắc riêng biệt: Màu xanh của
trời nước, cây, lá rừng tạo thành một
thế giới xanh, xanh bát ngát.
- Âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng
biển.
-> Nghệ thuật: Miêu tả, so sánh, liệt
kê, điệp từ, tính từ, các giác quan.
- Hình dung: Một thiên nhiên còn
hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi
- Tên các địa phương: Chà Là, Cái
Keo, Bảy Háp, Mái Giầm, Ba khía...
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên?
HS suy nghĩ 1P
? Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì
về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau?
GV: Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn
xen kẻ thể loại văn thuyết minh. Giới
thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập
quán, phong tục một vùng đất nước.
- HS đọc đoạn 3
HĐ cặp đôi – 3P
? Dòng sông và rừng đước Năm Căn
được tác giả miêu tả bằng những chi tiết
nổi bật nào?
- GV: Lưu ý vào các động từ trong câu:
Thuyền chúng tôi Năm Căn
- Các động từ: thoắt qua, đổ ra, xuôi về,
chúng ta không thể thay đổi các động từ
trong câu
? Tìm từ miêu tả màu sắc của rừng
đước, nhận xét về cách miêu tả màu sắc
của tác giả?
- Ba sắc thái: xanh lá mạ, xanh rêu, màu
xanh chai lọ.
- GV: Miêu tả các lớp cây đước từ non
đến già nối tiếp nhau.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Qua đó em cảm nhận như thế nào về
dòng sông Năm Căn?
- GV: Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh
thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn ở
cảnh sinh hoạt.
-> Cái tên dân dã, mộc mạc theo lối
dân gian.
-> Thiên nhiên phong phú đa dạng,
hoang sơ, gắn bó với cuộc sống lao
động của con người.
3. Tả cảnh dòng sông Năm Căn
- Dòng sông.
+ Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm
như thác.
+ Cá hàng đàn đen trũi...
- Rừng đước: Dựng cao ngất như hai
dãy trường thành vô tận...
-> NT: so sánh, quan sát tinh tế, sử
dụng động từ, tính từ.
-> Dòng sông Năn Căn hùng vĩ, nên
thơ, trù phú.
- HS đọc thầm đoạn 4
HĐ cặp đôi – 3P
? Quang cảnh chợ Năm Căn vừa quen
thuộc, vừa lạ lùng hiện lên qua các chi
tiết nào?
- Quen thuộc: Giống các chợ kề bên
vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng;
gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền
trên bến.
- Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm,
gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi,
như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều
dân tộc.
- Những nhà, những lều, những bến,
những lò, những ngôi nhà bè, những
người con gái, những bà cụ.
HS suy nghĩ 1P
? Qua cách kể của tác giả, em hình dung
như thế nào về chợ Năm Căn? Qua đó
hình dung về cuộc sống của con người ở
đây ntn?
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não
? Những nghệ thuật tiêu biểu được tác
giả sử dụng trong văn bản?
? Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau em
hãy nêu nội dung chính của văn bản?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
4. Cảnh chợ Năm Căn
- Tấp nập, hàng hóa phong phú,
thuyền bè san sát.
- Chợ họp trên sông, sự đa dạng về
màu sắc, trang phục, tiếng nói của
người bán hàng.
-> Kể kết hợp với miêu tả
-> Quang cảnh chợ Năm Căn hiện lên
vừa quen thuộc vừa lạ lùng.
-> Sự tấp nập, đông vui độc đáo của
chợ vùng Cà Mau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác
kết hợp với sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
2. Nội dung
- Cảnh sông nước Cà Mau rộng lớn,
hùng vĩ, đầy sức sống, độc đáo.
3. Ý nghĩa
- Là đoạn tríchđộc đáo và hấp dẫn thể
hiện sự am hiểu và tấm lòng gắn bó
của tác giả với thiên nhiên và con
người vùng đất Cà Mau.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
? Tóm tắt văn bản bằng các sự việc chính?
* Hoạt động 4: Vận dụng
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn đôi - 2P
? Đóng vai nhân vật tôi, hãy kể về cảm nhận của mình về sông nước Cà Mau ?
* Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo
? Bản thân em cần làm gì để duy trì vẻ đẹp thiên nhiên bản làng em?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về tích cực học bài chuẩn bị tiết 79: Vượt Thác
Y/C: Đọc nội dung văn bản và soạn bài theo nội dung câu hỏi trong SGK.
.
Ngày soạn: 5/1/2019
Ngày giảng: 9.1 (6A6)
Tiết 79: Văn học
VƯỢT THÁC
(Võ Quảng)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người
lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên
và con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm: Giọng đọc phù hợp với sự thay đổi cảnh sắc
thiên nhiên
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong
đoạn trích
3. Thái độ
- GD học sinh lòng yêu thiên nhiên..
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bảng phụ, PHT
2. Học sinh: - Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi...
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV khái quát nét đẹp của con người trong lao động -> vào bài: Nếu như văn
bản Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đưa người đọc tham quan về cảnh sắc thiên
nhiên hùng vĩ, nên thơ, cuộc sống con người nhộn nhịp, tấp nập, trù phú của vùng
đất cực nam của Tổ quốc thì ....
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não
? Nêu một số nét tiêu biểu về tác giả?
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
GV: Tác phẩm viết về cuộc sống ở một
làng quê ven sông Thu Bồn trong
những ngày sau CMT8 và những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- GV hướng dẫn cách đọc: Đoạn 1: Nhẹ
nhàng; đoạn 2: sôi nổi, mạnh mẽ; đoạn
3: êm ả, thoải mái.
? Dựa vào nội dung em hãy chia bố cục
của bài?
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả và văn bản
a. Tác giả
- Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh
Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết
cho thiếu nhi.
b. Văn bản
- Trích từ chương XI của tập truyện
Quê Nội
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> vượt nhiều thác: Cảnh
trước khi thuyền vượt thác
- P2: Tiếp -> thác cổ cò: cuộc vượt
thác
- P3: Còn lại: cảnh vật sau cuộc vượt
thác
4. Ngôi kể: Ngôi thứ 3
? Phương thức biểu đạt chính?
? Miêu tả theo trình tự nào? Vị trí quan
sát để miêu tả?
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia
sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một phút
? Văn bản có những nhân vật nào?
- Dượng Hương Thư, chú Hai và Cù
Lao.
? Ai là người chỉ huy trên con thuyền.
- Dượng Hương Thư
- HS đọc lại đoạn tác giả miểu tả cảnh
sắc thiên nhiên và dòng sông đôi bờ
phần đầu, phần giữa và phần cuối)
HĐN – 3N – 5P
N1:
? Cảnh sắc thiên nhiên đoạn ở đoạn
sông vùng đồng bằng đc khác họa qua
chi tiết nào?
N2:
? Đến đoạn sông có nhiều thác dữ cảnh
dòng sông và thiên nhiên thay đổi như
thế nào?
N3:
? Khi đã vượt qua đoạn sông có nhiều
thác dữ cảnh dòng sông và đôi bờ hiện
ra như thế nào?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
5. Phương thức biểu đạt chính: Miêu
tả
- Trình tự miêu tả: Theo không gian,
thời gian.
- Vị trí quan sát: Trên con thuyền vượt
thác.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cảnh sắc thiên nhiên
* Đoạn sông ở vùng đồng bằng
- thuyền rẽ sóng lướt bon bon như nhớ
núi rừng
- bãi dâu trải ra bạt ngàn
- thuyền bè chở hàng
- vườn tược càng um tùm
- chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng
trầm ngâm lặng nhìn xuống dòng nước
- núi cao đột ngột hiện ra
* Đoạn sông có nhiều thác dữ
- nước từ trên cao phóng giữa hai vách
đá dựng đứng
- cảnh vượt thác dữ dội
* Vùng đất sau cuộc vượt thác
- dòng sông chảy quanh co nhưng đã
bớt hiểm trở
- những cây to như những cụ già vung
tay hô đám con cháu
-> NT: từ láy, so sánh, nhân hóa.
? Em cảm nhận bức tranh thiên nhiên
như thế nào?
- GV: Ở hai đoạn: Đoạn đầu và đoạn
cuối có hai hình ảnh miêu tả cây cổ thụ
bên bờ sông
? Nếu ý nghĩa của hai hình ảnh trên
- GV: Ở đoạn đầu được nhân hóa: chòm
cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm
lặng nhìn xuống dòng nước: vừa như
báo trước về một khúc sông dữ hiểm,
vừa như mách bảo con người dồn nén
sức mạnh chuẩn bị vượt thác, vừa như
chứng kiến sức mạnh lòng dũng cảm
của con người.
- GV: Thì đến đoạn cuối những cây cổ
thụ lại được ví với hình ảnh những cụ
già vung tay hô đám con cháu tiến về
phía trước: rất thích hợp với việc miêu
tả cây to trong bụi cây vừa biểu hiện
được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và
mạnh mẽ của con người vừa vượt qua
được nhiều thác ghềnh nguy hiểm,
người già hòa cùng niềm vui thắng lợi
như muốn tiến bước cùng con cháu tới
tương lai.
- HS đọc lại đoạn 2
HĐN bàn đôi -3P
? Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình và
hành động của Dượng Hương Thư
trong cuộc vượt thác?
-> Cảnh sắc thiên nhiên miền Trung
vừa thơ mộng hiền hòa lại vừa hùng vĩ
dữ dội
2. Nhân vật Dượng Hương Thư
trong cảnh vượt thác
- Ngoại hình: ở trần như một pho
tượng đồng đúc,
+ các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng
cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt
nảy lửa
+ như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai
linh hùng vĩ
- Động tác: co người, phóng chiếc sào
xuống lòng sông
+ thả sào, rút rào rập ràng nhanh như
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- GV: Cho HS phân tích các hình ảnh so
sánh.
+ như một pho tượng đồng đúc: thể hiện
nét ngoại hình gân guốc, vững chắc, rắn
chắc của nhân vật
+ như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai
linh, hùng vĩ: phép so sánh hay vì nó
gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng
xưa với tầm vóc và sức mạnh phi
thường, vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng
của con người trước thiên nhiên
- GV: Hình ảnh so sánh thứ ba: trong
cuộc sống thường ngày: nói năng nhỏ
nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng
vâng dạ dạ: khiêm tốn, nhút nhát trong
cuộc đời thường nhưng lại dũng mãnh
nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc
khó khăn thử thách.
? Em cảm nhận gì về nhân vật Dượng
Hương Thư?
HS suy nghĩ 1P
? Qua phân tích em cảm nhân như thế
nào về thiên nhiên và con người lao
động trên sông Thu Bồn của miền
Trung nước ta?
- Thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa rộng
lớn nhưng cũng rất hùng vĩ, dữ dội. Con
người lao động khỏe mạnh, quả cảm, tài
trí, dũng mãnh vượt lên trên thiên nhiên
và ước mơ chinh phục thiên nhiên của
con người.
? Nêu những nét chính về nghệ thuật?
cắt
-> NT: so sánh, động từ
-> Là người chỉ huy quả cảm, tài trí ,
mạnh khỏe, dày dạn kinh nghiệm trước
thiên nhiên hùng vĩ
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Đan xen miêu tả cảnh thiên nhiên và
ngoại hình, hành đông của con người
? Nội dung của văn bản?
? Qua đó làm toát lên ý nghĩa gì?
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh có
hiệu quả
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi nhiều
liên tưởng
2. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả
theo hành trình vượt thác
- Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con
người lao động trên nền cảnh thiên
nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
3. Ý nghĩa
- Vượt thác là một bài ca về thiên
nhiên, đất nước, quê hương, về lao
động; từ dó đã kín đáo nói lên tình yêu
đất nước, dân tộc của nhà văn.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
? Tóm tắt văn bản bằng các sự việc chính?
* Hoạt động 4: Vận dụng
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn đôi - 2P
? Đóng vai nhân vật Dượng Hương Thư, hãy kể về cảm nhận của mình khi vượt
thác ?
* Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo
? Bản thân em cần làm gì để duy trì vẻ đẹp cảnh thiên nhiên bản làng em?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về tích cực học bài chuẩn bị tiết 80: So sánh
Y/C: Đọc nội dung và soạn bài theo các bài tập trong SGK.
.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf