Bài giảng Tiết 23: chữa lỗi dùng từ

1.Tìm hiểu ví dụ

a. Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động!Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới)

 

ĐIỆP NGỮ

b. Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau.Cò thì ngoan ngoãn được thầy yêu bạn mến.Còn Vạc thì lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ.

 

PHÉP LẶP LIÊN KẾT CÂU

c.Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

 

LỖI LẶP TỪ

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23: chữa lỗi dùng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 6 I.Lỗi lặp từ 1.Tìm hiểu ví dụ a. Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động!Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới) ĐIỆP NGỮ b. Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau.Cò thì ngoan ngoãn được thầy yêu bạn mến.Còn Vạc thì lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. PHÉP LẶP LIÊN KẾT CÂU c.Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. LỖI LẶP TỪ c.Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. 2. Ghi nhớ: -Lỗi lặp từ : là sự dùng từ trùng lặp, không có mục đích diễn đạt nhất định,gây cảm giác nặng nề,nhàm chán. -Nguyên nhân: * do vốn từ nghèo nàn. *dùng từ thiếu cân nhắc. -Khắc phục lỗi: *cần mở rộng và trau dồi vốn từ. *khi dùng từ phải lựa chọn từ ngữ chính xác và phù hợp. *biết dùng từ đồng nghĩa và từ ngữ khác có giá trị tương đương để diễn đạt được phong phú,sinh động. Bài 1:SGK- 68: Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau: a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quí mến bạn. b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy,chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong truyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có đạo đức tốt đẹp. c.Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. Bài 2: Nhận xét về cách dùng từ trong các câu văn sau và sửa lỗi nếu có. a. Hôm nay, sân trường rụng nhiều lá bàng. Chúng em rủ nhau đi quét lá bàng. Chẳng mấy chốc sân trường đã hết sạch lá bàng. b. Anh Trỗi là một thanh niên yêu nước.Cái chết giữa tuổi thanh niên của anh đáng để cho thế hệ thanh niên chúng ta học tập. a. Hôm nay, sân trường rụng nhiều lá bàng. Chúng em rủ nhau đi quét. Chẳng mấy chốc sân trường đã hết sạch lá. b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong truyện vì họ đều là những ngườicó đạo đức tốt đẹp. 3.Luyện tập a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng quí mến bạn. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. b. Anh Trỗi là một thanh niên yêu nước.Cái chết giữa tuổi thanh xuân của anh đáng để cho thế hệ trẻ chúng ta học tập. II.Lỗi lẫn lộn từ gần âm 1.Tìm hiểu ví dụ: a.Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. b.Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. 2. Ghi nhớ: - Từ gần âm : Là những từ có hình thức phát âm và ghi âm gần giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. - Lỗi lẫn lộn từ gần âm: Là sự nhầm lẫn về hình thức ngữ âm của từ(sai sót trong phát âm và chữ viết) - Khắc phục lỗi: Nhớ hình thức ngữ âm của từ và hiểu nghĩa từ. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh. Ông hoạ sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. 3.Luyện tập: Bài 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác.Theo em,nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì? a.Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. b.Có một số bạn còn bàng quang với lớp. c.Vùng này còn nhiều thủ tục như: ma chay,cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái… Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người. Có một số bạn còn bàng quan với lớp. Vùng này còn nhiều hủ tục như: ma chay,cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái… 3.Luyện tập: Bài 1: Bài 2: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Nguyễn Trãi đã làm rực rỡ cho dân tộc Việt Nam.. b. Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả. c. Học tập mà không ghi chép cẩn thận thì kiến thức sẽ mai mốt hết. Nguyễn Trãi đã làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hớn hở của tác giả. Học tập mà không ghi chép cẩn thận thì kiến thức sẽ mai một hết. I.Lỗi lặp từ II.Lỗi lẫn lộn từ gần âm - Từ gần âm :Là những từ có hình thức phát âm và ghi âm gần giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. -Lỗi lẫn lộn từ gần âm: Là sự nhầm lẫn về hình thức ngữ âm của từ (sai sót trong phát âm và chữ viết). -Khắc phục lỗi: Nhớ hình thức ngữ âm của từ và hiểu nghĩa từ. -Lỗi lặp từ :Là sự dùng từ trùng lặp, không có mục đích diễn đạt nhất định,gây cảm giác nặng nề, nhàm chán. -Nguyên nhân: Do vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc. -Khắc phục lỗi: *cần mở rộng và trau dồi vốn từ. *khi dùng từ phải lựa chọn từ ngữ chính xác và phù hợp. *biết dùng từ đồng nghĩa và từ ngữ khác có giá trị tương đương để diễn đạt được phong phú,sinh động. Ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c con häc sinh!

File đính kèm:

  • pptCHUALOIDUNGtU.ppt