I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sự việc chính, những nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
2. Phẩm chất
- Nhân ái, chăm chỉ, yêu nước, tự hào
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: nghiê cứu, đọc bài
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn,
- Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: tranh minh họa.
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ
miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở
lá dong, xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh
chưng, bánh giầy".
20 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 7/9/2020
Tiết 1: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sự việc chính, những nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
2. Phẩm chất
- Nhân ái, chăm chỉ, yêu nước, tự hào
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: nghiê cứu, đọc bài
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn,
- Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: tranh minh họa.
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ
miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở
lá dong, xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh
chưng, bánh giầy".
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc chậm rãi,
tình cảm; lời của thần âm vang xa vắng;
Giọng của vua đĩnh đạc, chắc khỏe.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc, kể
2
- GV đọc -> 2 HS đọc, nhận xét
- GV sửa chữa, uốn nắn.
H. Em hãy kể tóm tắt truyện?
- 2 HS kể, nhận xét
- GV nhận xét, kể lại truyện.
H. Thế nào là: tổ tiên, phúc ấm, sơn hào
hải vị, nem công chả phượng?
H. Theo em, truyện có thể chia làm mấy
phần? Nội dung chính của mỗi phần?
- HS đọc phần 1 truyện
H. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong
hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước
thái bình, nhân dân no ấm, vua đã già
muốn truyền ngôi.
H. Vua chọn người nối ngôi bằng hình
thức gì?
- Điều vua đòi hỏi mang tính chất một
câu đố để thử tài.
H. Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua
như thế nào?
H. Việc chọn dâng lễ trổ tài vào ngày lễ
Tiên Vương có ý nghĩa gì ?
- Đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời
đất.
- HS đọc phần 2 Tr 10
H. Để làm vừa ý vua, các Lang đã làm gì?
- Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật
ngon.
H. Việc làm này của các lang chứng tỏ
điều gì ?
- Suy nghĩ thông thường, hạn hẹp.
H. Lang Liêu có điểm gì khác so với các lang
anh ?
- Lang Liêu:
+ Trong các con vua, chàng là người thiệt
thòi nhất (Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà,
chăm chỉ) -> Được thần giúp đỡ.
b. Chú thích (SGK)
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến chứng giám: Vua
Hùng chọn người nối ngôi.
- Phần 2: tiếp...hình tròn: cuộc thi tài
giữa các lang.
- Phần 3: Còn lại: Kết quả cuộc thi
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Quan điểm tiến bộ, chú trọng tài chí.
Người nối ngôi phải thực sự có tài, có
chí khí, tiếp tục được ý chí sự nghiệp
của vua
=> Thể hiện quyết tâm đời đời dựng và
giữ nước.
2. Cuộc thi tài giữa các lang.
3
* GV: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh
thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ
mỗi khi bế tắc.
H. Qua lời gợi ý của thần, Lang Liêu đã
làm được bánh, chứng tỏ chàng là người
thế nào?
- GV: ở đây thần chỉ mách bảo mà không
làm giúp lễ vật cho Lang Liêu nghĩa là
thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo
của Lang Liêu -> Phải là người thông
minh sáng tạo mới hiểu được ý của thần.
- HS quan sát tranh minh họa: cảnh làm
bánh của vợ chồng Lang Liêu.
- HS đọc phần 3.
H. Kết quả cuộc thi tài giữa các Lang
như thế nào?
H. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu
được vua chọn để tế trời, đất, Tiên vương
và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?
- GV: Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ
tài đức của con người có thể nối chí vua.
Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng
đồng do chính tay mình làm ra mà tiến
cúng Tiên vương, dâng lên vua thì đúng
là con người tài năng, thông minh, hiếu
thảo.
H. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện?
H. Truyện cónội dung, ý nghĩa gì?
- Lang Liêu rất thông minh, sáng tạo và
khéo tay.
3. Kết quả cuộc thi
- Lang Liêu được chọn làm người nối
ngôi.
- Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý
nghĩa thực tế vừa có ý nghĩa sâu xa:
Quý trọng nghề nông và hạt gạo - đề
cao sự thờ kính trời đất, tổ tiên. Chứng
tỏ tài, đức của Lang Liêu.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Truyện có nhiều chi tiết kì lạ, hoang
đường gây hấp dẫn người đọc
2. Nội dung
- Giải thích nguồn gốc hai thứ bánh
- Đề cao và trân trọng lao động của con
người
- Đề cao sản phẩm của nghề nông trồng
lúa nước
- Ước mơ vua sáng tôi hiền, đất nước
thái bình, nhân dân no ấm.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1
- Nêu ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
- Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân ta
Bài tập 2
- Đọc văn bản
4
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Hàng năm vào dịp nào nhân dân ta gói bánh chưng bánh giày.
- Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tục gói bánh chưng của dân tộc ta.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các các câu ca dao, truyền thuyết nói về văn hoá gói bánh chưng, bánh dày
của dân tộc VN ta.
- Vẽ hình ảnh bánh chưng, bánh dày dịp Tết đến xuân về (Treo góc học tập)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, đọc, kể diễn cảm văn bản.
- Chuẩn bị: Thánh Gióng
Yêu cầu: đọc kĩ truyện, tóm tắt cốt truyện, tìm những nét chính về nội dung, nghệ
thuật của truyện, trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày giảng: 8/9/2020
Tiết 2,3,4,5,6,7:
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ ĐẶC ĐIỂM TRONG VĂN TỰ SỰ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: văn bản : Thánh Gióng
- Nhân vật, sự việc chính.
- Những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
văn bản : Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Bước đầu nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người
Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
- Những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản Sự tích Hồ Gươm.
- Tìm hiểu chung về văn bản tự sự
- Đặc điểm của văn bản tự sự.
- Vai trò của sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Phẩm chất
- Nhân ái, chăm chỉ, yêu nước, tự hào
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: nghiê cứu, đọc bài
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn,
5
- Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Truyện dân gian mang nhiều yếu tố kì lạ hoang đường nhưng luôn
dựa trên những yếu tố lich sử có thật. Mỗi câu chuyện dân gian đều có các nhân vật,
sự việc cụ thể...
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Khởi động:
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
................................
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!
Đó là những câu thơ mà nhà thơ Tố
Hữu viết để ca ngợi người anh hùng Thánh
Gióng. Vậy chàng có những công lao như thế
nào mà được ca ngợi như vậy? Bài học hôm
nay sẽ giúp chúng ta trả lời
câu hỏi đó.
- GV hướng dẫn HS đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đến hết - HS nhận
xét cách đọc.
H. Truyện có những sự việc chính nào?
Văn bản:Thánh Gióng
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc - tóm tắt
a. Đọc
b. Tóm tắt
Những sự việc chính:
+ Sự ra đời của Thánh Gióng
+ Thánh Gióng biết nói và nhận
trách nhiệm đánh giặc
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
+ Thánh Gióng vươn vai thành tráng
sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh
tan giặc.
+ Vua phong Thánh Gióng là Phù
6
H. Em hãy kể tóm tắt truyện dựa vào những
sự việc chính?
- 2->3 HS tóm tắt, nhận xét.
- GV tóm tắt lại.
H. Núi Sóc ở đâu? Phù Đổng Thiên Vương là
ai?
H. Tre đằng ngà là loại tre có màu gì?
H. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
H. Theo em truyện có thể chia làm mấy
đoạn? Giới hạn và nội dung chính từng
đoạn?
H. Truyện có những nhân vật nào? Ai là
nhân vật chính?
- Thánh Gióng là nhân vật chính
HS đọc từ đầu đến nằm đấy SGK Tr 19
H. Tìm những chi tiết liên quan đến sự ra đời
của Thánh Gióng?
HS Thảo luận 5p nhóm bàn
Đại diện nhóm trả lời.
H. Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thánh
Gióng qua những chi tiết trên?
H. Các yếu tố khác thường ấy nhấn mạnh
điều gì về Thánh Gióng?
- GV: Đó là những chi tiết kì lạ hoang đường
mục đích thần thánh hoá, đề cao người anh
hùng, ...
Tiết 3: 8/9/2020
Khởi động: Là câu chuyện thần kì về vị anh
hùng giết giặc cứu nước. TG được miêu tả
như thế nào qua hành động lời nói...
- HS đọc đoạn 2 SGK
H. Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào? Tiếng
nói đầu tiên của Thánh Gióng như thế nào?
Đổng Thiên Vương và những dấu
tích còn lại của Thánh Gióng.
2. Chú thích (SGK)
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
4. Bố cục: 4 đoạn
+ Đ1: Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy”
-> Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
+ Đ2: Tiếp theo đến “cứu nước”->
Thánh Gióng trước khi đi đánh giặc.
+ Đ3: Tiếp đến “... bay lên trời”
->Thánh Gióng đánh giặc.
+ Đ4: Còn lại: Những dấu tích còn lại.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân to -
thụ thai.
- 12 tháng mới sinh
- Cậu bé lên 3 không biết nói, cười, đi
-> Khác thường, kì lạ, hoang đường.
2. Thánh Gióng lớn lên và ra trận
đánh giặc
a. Thánh Gióng trước khi ra trận.
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là
tiếng nói đòi đánh giặc.
7
H. Để phá tan giặc Thánh Gióng yêu cầu
những gì? Những vũ khí đó mang ý nghĩa gì?
H. Những vũ khí này liên quan đến thời kì
nào trong lịch sử?
- Thời kì đồ sắt - Kim loại phát triển.
- HS đọc đoạn 3 SGK.
H. Sau hôm gặp sứ giả Gióng có điều gì khác
thường, điều đó có ý nghĩa gì?
Gv đáp ứng nhiệm vụ cứu nước. Việc cứu
nước là rất hệ trọng, cấp bách Gióng phải lớn
nhanh mới đủ sức mạnh kịp đánh giặc.
H. Bà con hàng xóm đã đóng góp những gì
để nuôi Thánh Gióng? Chi tiết đó có ý nghĩa
gì?
- HS quan sát tranh và cho biết tranh phản
ánh ND gì ?
- HS đọc đoạn 4 SGK.
H. Tìm những chi tiết miêu tả việc Thánh
Gióng ra trận đánh giặc ?
H. Em có nhận xét gì về cách kể, tả ở đoạn
này ?
H. Em có nhận xét gì về Thánh Gióng qua
những chi tiết trên ?
H. Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có
ý nghĩa gì?
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút
Kĩ thuật chia sẻ
- Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, mở rộng: Thánh Gióng đánh
giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ
cây của đất nước, bằng những gì có thể giết
được giặc. Điều này sau này cũng được Chủ
tịch HCM vận dụng rất thành công qua lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực
dân Pháp: “Ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc”.
H. Những hình ảnh nào nói về quân giặc?
-> + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu
nước. Gióng là hình ảnh của nhân
dân
- Yêu cầu của Thánh Gióng: ngựa
sắt, roi sắt, áo giáp sắt -> Sự chuẩn
bị chu đáo của nhân dân ta về vũ khí.
- Gióng lớn nhanh như thổi
-> Sức sống mãnh liệt, kì diệu của
dân tộc.
- Bà con hàng xóm góp gạo nuôi
Gióng
-> Thể hiện tinh thần đoàn kết để tạo
ra sức mạnh toàn dân.
b. Thánh Gióng ra trận đánh giặc
- Nhảy lên mình ngựa đón đầu giặc,
đánh hết lớp này đến lớp khác
- Roi gãy nhổ tre đánh giặc
-> Tả cảnh hào hứng, mạnh mẽ tiến
công. Gọn gàng, rõ ràng, cuốn hút
-> Hình ảnh đẹp, thể hiện sức mạnh
phi thường
8
H. Sự thất bại của quân giặc có ý nghĩa gì?
H. Sau khi thắng giặc Gióng đã làm gì?
H. Vì sao tan giặc Gióng không về triều để
nhận bổng lộc mà lại về trời?
H. Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có
ý nghĩa gì?
HS thảo luận nhóm bàn 3 phút.
Kĩ thuật chia sẻ
- HS theo dõi phần cuối truyện.
H. Những chi tiết nào liên quan đến Thánh
Gióng còn lưu giữ? Ý nghĩa của những hình
ảnh đó?
H. Theo em, vì sao nhân dân ta không gọi là
ông Gióng, thần Gióng mà lại gọi là Thánh
Gióng?
- Thần: linh thiêng. Thánh: tài giỏi
H. Truyện được tác giả dân gian xây dựng
bằng yếu tố nghệ thuật nào?
H. Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Tiết 4: 12/9/2020
* Khởi động: hiện tượng mưa gió lũ lụt hàng
năm được phản ánh qua câu chuyện truyền
thuyết ST, TT...
- GV hướng dẫn HS cách đọc, 2 HS đọc tiếp
- Giặc chết như rạ, giẫm đạp lên
nhau chạy chốn...
=> Khẳng định sự thắng lợi nhanh
chóng của Thánh Gióng.
c. Sau khi thắng giặc
- Cởi áo giáp bỏ lại bay về trời
- Thánh Gióng phục vụ vô tư, tự
nguyện không màng danh lợi, vinh
hoa.
* Ý nghĩa của hình tượng Thánh
Gióng:
- Là hình tượng của người anh hùng
trong công cuộc giữ nước.
+ Xuất thân bình dị nhưng cũng rất
thần kì.
+ Là người anh hùng mang trong
mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu
dựng nước: Lớn nhanh 1 cách thần
kì. Lập chiến công phi thường.
3. Những dấu tích lịch sử
- Hội làng Phù Đổng.
- Làng Cháy, tre đằng ngà, hồ ao liên
tiếp.
=> Truyện mang bóng dáng 1 thời
lịch sử hào hùng của dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Xây dựng những chi tiết nghệ thuật
kì ảo, phi thường
- Cách thức xâu chuỗi sự kiện lịch sử
với những hình ảnh thiên nhiên đất
nước.
2. Nội dung.
- Sức mạnh kì diệu của dân tộc
chống ngoại xâm
- Ước mơ có sức mạnh vô song để
bảo vệ đất nước.
9
đến hết.
- Nhận xét cách đọc.
H. Em hãy nêu các sự việc chính của
truyện ?
H. Dựa vào các sự việc chính trên, em hãy kể
lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
H. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là ai? Tại sao không
dùng Thần núi, Thần nước?
H. Theo em truyện được chia làm mấy đoạn?
Nêu nội dung chính của từng đoạn?
H. Truyện có những nhân vật nào? Ai là
nhân vật chính?
- Vua, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,
lạc hầu) - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là nhân vật
chính.
- GV tích hợp với TLV: Nhân vật chính
đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư
tưởng của văn bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ
về vai trò của các nhân vật trong bài: Sự việc
và nhân vật trong văn tự sự.
- HS đọc đoạn 1
* Văn bản Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc, kể
*Các sự việc chính
- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
Sính lễ của vua Hùng.
- Sơn Tinh thắng cuộc, rước Mị
Nương về núi.
- Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng
nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến cuối cùng Thủy
Tinh thua, rút quân về.
- Hàng năm, Thủy Tinh dâng nước
đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng
thua.
b. Chú thích (SGK)
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: “Từ đầu...mỗi thứ 1 đôi”:
Vua Hùng kén rể.
- Đoạn 2: Tiếp đến “thần nước đành
rút quân”: cuộc giao tranh giữa hai
thần.
- Đoạn 3 còn lại: kết quả cuộc giao
tranh.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Vua Hùng kén rể
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
- Sơn Tinh:
10
H. Sau khi vua Hùng kén rể điều gì diễn ra?
H. Tìm những chi tiết giới thiệu về Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh ?
GV phát phiếu học tập :
S. Tinh T.Tinh
Xuất thân :
Tài năng :
H. Em nhận xét gì về những chi tiết giới thiệu
về tài năng của 2 vị thần?
H. Em có nhận xét gì về Sơn Tinh, Thủy Tinh
qua những chi tiết trên?
H. Thái độ của Vua Hùng ra sao?
H. Điều kiện của Vua Hùng đặt ra là gì?
Sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp
bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa
chín hồng mao mỗi thứ một đôi.
H. Em có nhận xét gì về đồ sính lễ mà Vua
Hùng yêu cầu?
H. Theo em Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có phải là
nhân vật có thật không? Vì sao ?
HS hoạt động nhóm 2 phút
Kĩ thuật chia sẻ
Đại diện hs trả lời
- Nhân vật tưởng tượng. Hai vị thần này là
biểu tượng của thiên nhiên, sông núi.
- GV nhận xét- cho điểm HS kể tốt.
Tiết 5 : 14/9/2020
Khởi động: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh
và Thuỷ Tinh diễn ra như thế nào
- HS đọc phần 2.
H. Ai là người mang sính lễ đến trước?
H. Thuỷ Tinh có thái độ như thế nào khi
không lấy được Mị Nương?
+ Xuất thân: từ vùng núi Tản Viên
+ Tài năng: Vẫy tay về phía đông,
phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về
phía tây, phía tây mọc lên từng dãy
núi đồi.
+ Chúa miền non cao
- Thủy Tinh:
+ Xuất thân: miền biển
+ Tài năng: Gọi gió, gió đến, hô
mưa, mưa về.
+ Chúa vùng nước thẳm.
-> Chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
=> Cả hai đều có phép lạ, tài sức
ngang nhau.
- Vua Hùng băn khoăn không biết
chọn ai.
- Vua Hùng yêu cầu
-> Kì lạ, khó kiếm đều là con vật,
sản vật ở trên cạn.
II. Đọc - hiểu văn bản
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh
và Thuỷ Tinh.
- Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và
rước Mị Nương về núi.
- Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận, đem
quân đánh Sơn Tinh.
* Cuộc giao tranh:
11
- GV sử dụng tranh minh hoạ cuộc giao tranh
giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- HS quan sát tranh, theo dõi văn bản.
H. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả cuộc giao
tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
GV dùng bảng phụ:
H. Cuộc giao tranh diễn ra như thế nào?
- Ròng rã, quyết liệt mấy tháng trời.
H. Em có nhận xét gì về những từ ngữ
miêu tả trong cuộc giao tranh? Qua đó
thể hiện quyết tâm của nhân dân ta như
thế nào?
- GV: Cuộc tấn công của thần nước thật
nhanh chóng và khủng khiếp. Hiện tượng
thiên nhiên, hiện thực khách quan đã được
giải thích một cách lí thú.
- HS đọc phần kết.
H. Cuộc giao tranh có kết quả như thế nào?
H. Việc làm của Thủy Tinh tượng trưng cho
hiện tượng gì xảy ra trong đời sống của nhân
dân?
- Hiện tượng mưa gió, bão lụt hàng năm đe
dọa cuộc sống con người
H. Việc làm của Sơn Tinh tượng trưng cho
điều gì?
- Công việc trị thuỷ, đắp đê chống lũ của
nhân dân Việt cổ
H. Vậy câu chuyện này gắn với công cuộc
nào trong sự nghiệp mở nước và dựng nước
của nhân dân ta?
HS thảo luận 3 phút
Kĩ thuật chia sẻ
- Đắp đê chống lũ.
- HS quan sát tranh cảnh ngập lụt ở ĐBSH,
cảnh trôi nhà cửa, giới thiệu đê sông Hồng
Thủy Tinh Sơn Tinh
- Hô mưa, gọi gió,
dâng nước lên
cuồn cuộn đánh
Sơn Tinh.
- Nước ngập ruộng
đồng, nhà cửa,
dâng lưng đồi,
sườn núi.
- Thành Phong
châu nổi lềnh bềnh
trên mặt nước.
- Không hề
nao núng,
bốc đồi, rời
núi, ngăn lũ...
- Sử dụng nhiều động từ mạnh -> thể
hiện cuộc rằng co bất phân thắng
bại...
3. Kết quả cuộc giao tranh
- Sơn Tinh: thắng.
- Thuỷ Tinh: thua, hàng năm dâng
nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
12
- GV liên hệ thực tế: Bão lũ hàng năm, giáo
dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng
truyện?
H. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có ý nghĩa
gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK -> GV nhấn
mạnh ND cần nhớ.
Tiết 6: 15/9/2020
*Khởi động: Mỗi truyện đều có ý nghĩa nhất
định qua các sự vịêc xảy ra trong truyện. Đó
là một thể loại gọi là tự sự. Vậy tự sự có ý
nghĩa gì? Phương thức tự sự như thế nào?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều
đó.
H. Hằng ngày các em có kể chuyện và nghe
kể chuyện không? Đó là những truyện gì?
H. Trong những trường hợp như thế người
nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm
gì?
H. Theo em kể chuyện để làm gì?
H. Văn bản Thánh Gióng kể về ai? Ở thời
nào? Kể về việc gì?
- Nhân vật: Thánh Gióng
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật
mang dáng dấp thần linh, nhiều chi
tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn: Hai vị thần
cùng cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh
động.
2. Nội dung
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ
lụt hàng năm
- Ước mơ và sức mạnh chế ngự thiên
tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt
cổ.
- Ca ngợi công lao dựng nước của
các Vua Hùng.
* Tìm hiểu chung về văn tự sự
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của
phương thức tự sự
1. Ví dụ
a. Ví dụ 1
- Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn
biết
- Người kể: phải kể, thông báo, giải
thích...
-> Kể chuyện để biết, để nhận thức
về người, sự vật, sự việc, để giải
thích, để khen chê,
b. Ví dụ 2
- Các sự việc trước sau của truyện
Thánh Gióng:
13
- Thời: Hùng Vương
- Sự việc: Thánh Gióng đánh giặc cứu nước.
H. Hãy liệt kê các sự việc trước sau của
truyện?
HS thảo luận cặp đôi 3 phút
Kĩ thuật chia sẻ
Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, kết luận trên bảng phụ.
H. Theo em các sự việc được sắp xếp có liên
quan đến nhau như thế nào?
- Liên quan mật thiết với nhau.
H. Vậy ta có thể thay đổi thứ tự của các sự
việc trên được không ? Vì sao?
H. Vậy em hiểu thế nào là chuỗi các sự việc
trong văn bản?
- Là 1 loạt các sự việc có liên quan, lôgic với
nhau, được sắp xếp theo thứ tự, không đổi vị
trí nhằm thể hiện 1 ý nghĩa nhất định.
H. Mục đích của người kể qua các chuỗi sự
việc là gì? - Nếu truyện TG kết thúc ở sự việc
5 thì sao?
HS hoạt động nhóm bàn 4 phút
Kĩ thuật chia sẻ
Gv: Phải có 8 sự việc mới nói lên lòng biết
ơn, ngưỡng mộ của nhân dân, các dấu tích
nói lên Thánh Gióng dường như là có thật,
đó là truyện Thánh Gióng toàn vẹn. Như vậy,
căn cứ vào mục đích giao tiếp mà người ta có
thể lựa chọn, sắp xếp các sự việc thành chuỗi.
Sự việc này liên quan đến sự việc kia -> kết
thúc -> ý nghĩa. Đó chính là tự sự.
H. Qua việc tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm
chung của phương thức tự sự?
Tiết 7: 15/9/2020
* Khởi động : nêu yêu cầu tiết học..
- GV cho học sinh ôn lại lý thuyết về văn bản
tự sự.
H. Thế nào là văn bản tự sự ?
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
2. TG biết nói và nhận trách nhiệm
đánh giặc
3. TG lớn nhanh như thổi
4. TG vươn vai thành tráng sĩ cưỡi
ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
5. TG đánh tan giặc
6. TG bay về trời
7. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại.
- Mục đích của người kể: ca ngợi,
bày tỏ lòng biết ơn, giải thích sự
việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề
và bày tỏ thái độ khen, chê,...
2. Bài học (SGK).
I. Ôn tập lý thuyết
14
H. Mục đích của văn bản tự sự là gì?
- GV nhấn mạnh nội dung lý thuyết, chuyển
sang luyện tập.
- HS đọc xác định yêu cầu bài tập 2
H. Bài thơ trên có phải tự sự không? Vì
sao?
- Yêu cầu HS kể miệng câu chuyện trên
- Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài
thơ.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
- HS thảo luận nhóm bàn
Kĩ thuật chia sẻ
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét- kết luận
II. Luyện tập
Bài tập 2
- Đây là bài thơ tự sự
- Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo
con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo
tham ăn quá nên đã mắc vào bẫy.
Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã
chui vào bẫy ăn tranh phần của chuột
và ngủ ở trong bẫy.
- Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng
nhưng bài thơ đã kể lại một câu
chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật,
chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục
đích chế giễu tính tham ăn của mèo
đã khiến mèo tự sa bẫy của chính
mình.
Kể cần đảm bảo những nội dung
sau:
- Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ
chuột nhắt bằng cá nướng thơm
lừng, treo lơ lửng trong cái cạm sắt.
- Cả bé, cả mèo đều nghĩ chuột tham
ăn nên mắc bẫy ngay.
- Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh
chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí
cha, chí chóe khóc lóc, cầu xin tha
mạng.
- Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống
bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột,
cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở
giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn
ngáy khì khò...chắc mèo ta đang mơ.
2. Bài tập 3
- Văn bản 1: là một bản tin, nội dung
kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc
quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế
chiều 3/4/ 2002.
- Văn bản 2: Đoạn văn “Người Âu
Lạc đánh quân Tần xâm lược” là một
bài trong Lịch sử lớp 6.
=> Cả hai văn bản đều có mội dung
tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
- Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu,
tường thuật, kể chuyện thời sự hay
lịch sử.
3. Bài tập 4:
15
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 4.
- HS thảo luận nhóm bàn
Kĩ thuật chia sẻ
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét- kết luận
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 5.
- HS thảo luận nhóm bàn
Kĩ t
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.pdf