Bài giảng ngữ văn - Tiết 51: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy được:

 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

 

docx5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn - Tiết 51: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Ngày soạn: 1.3.2013 ( Huy Cận) Ngày giảng: A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy được: - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ. 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu 1 tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiện và cuộc sống của con người lao động. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan. - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9a8: 2. Bài cũ: Đọc bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. H: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủatrò Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản. Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt của bài? Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ. Thời gian: 10 phút. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: ( SGK) - Huy Cận: ( 1919 – 2005) -Là nhà thơ nổ tiếng trong phong trào thơ mới. 2. Tác phẩm: ( SGK) - Sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh - Mạch cảm xúc trong bài thơ: Theo trình tự đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá trở về. 3. Bố cục: 3 đoạn GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm. H: Những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận? - GV cho HS xem chân dung nhà thơ. H: Bài thơ được sáng tác trong thời kì nào? - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc đúng giọng điệu và ngôn ngữ bài thơ. Thể thơ “ Thất ngôn trường thiên” 4 câu/ khổ. - Gọi HS đọc lại, chú ý các nhịp 4/3, 2 – 2/3 và các vần trắc nối tiếp GV hướng dẫn HS đọc, giải thích từ khó. H: Mạch cảm xúc của bài thơ? H: Cho biết bố cục của bài thơ? Nội dung? - Bố cục 3 đoạn theo hành trình chuyến biển ( ra biển khơi đánh cá). + 2 khổ thơ đầu: Đoàn thuyền đánh cá xuất phát trong hoàng hôn đỏ rực, trong tiếng hát say mê. + 4 khổ tiếp: Ngợi ca cảnh đánh bắt cá trong đêm trăng trên biển. + Khổ cuối: Đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh chói lọi. HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. -HS đọc. - HS giải thích. - Trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: HS tìm hiểu chi tiết văn bản. Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung trong văn bản. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu Thời gian: 20 phút. I/ Tìm hiểu văn bản. 1/ Hình ảnh con người lao động: - Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động và về thiên nhiên, vũ trụ. +Sử dụng thủ pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động: + Sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động của đoàn thuyền đánh cá. + Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. GV cho Hs đọc đoạn 1 GV: Cho HS phân tích hình ảnh con người lao động trong bài thơ. H: Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? H: Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ? + Được đặt vào không gian rộng lớn để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng với những liên tưởng mạnh, bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động: - Câu hát căng buồm ... gió khơi - Thuyền ta lái gió ... biển bằng. - Đoàn thuyền chạy ... mặt trời. + Sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động của ĐTĐC. “ĐTĐC lại ra khơi”. Thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng, sao. Bình minh lên, đoàn thuyền đánh cá “chạy đua cùng mặt trời” H: Hình ảnh con người lao động được sáng tạo như thế nào? HS đọc -HS thảo luận. - HS trả lời cá nhân. -HS thảo luận và trả lời cá nhân. - HS lớp nhận xét bổ sung. -HS Trả lời câu hỏi. - HS lớp nhận xét bổ sung. -HS Trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập. Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn. Phương pháp: Kĩ thuật “ Động não”. Thời gian: 10 phút. * Luyện tập: GV cho HS làm bài tập: - Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. - HS viết và trình bày cá nhân Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà. Thời gian: 2 phút. IV/ Hoạt động nối tiếp: H: Hình ảnh con người lao động được khắc họa như thế nào trong bài thơ? - Hoàn thiện tiếpbài tập: Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. D. Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docxTiết 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.docx
Giáo án liên quan