Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 87: Buổi học cuối cùng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được cốt truyện, nhân vật - người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại

trong tác phẩm.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

2. Kĩ năng:

- Kể lại được truyện.

- Tìm hiểu, phân tích nhân vật Phrăng qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung bài học, bảng phụ.

2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp;

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 87: Buổi học cuối cùng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/05/2020 (6C) Tiết 87 - Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (AN - PHÔNG - XƠ ĐÔ - ĐÊ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được cốt truyện, nhân vật - người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện. 2. Kĩ năng: - Kể lại được truyện. - Tìm hiểu, phân tích nhân vật Phrăng qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng lòng yêu nước II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung bài học, bảng phụ. 2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp; - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi con người có nhiều cách biểu hiện khác nhau. ở đây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này, lòng yêu nước được thể hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện cảm động đó xảy ra như thế nào? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: Gọi HS đọc chú thích* SGK ? Nêu hiểu biết của em về tác giả? - GV: Ông có nhiều sáng tác nổi tiếng “Thư viết từ cối xay gió”, “Đàn gia súc I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) là nhà văn Pháp nổi tiếng của thế kỉ XIX. trở về”. Văn của ông nhẹ nhàng, bay bổng, tươi mới, hóm hỉnh, đầy chất thơ. Là cây bút độc đáo trong văn chương nước Pháp. ? Hoàn cảnh sáng tác của văn bản? ? Em hiểu thế nào về tên truyện "Buổi học cuối cùng" ? - Tên truyện: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp. - Nhan đề của truyện đã chứa chan bao tình cảm, bao cảm xúc thiêng liêng, đau xót. - GV hướng dẫn đọc: giọng chậm, nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. - Giọng thầy Ha-men: Dịu dàng, buồn - Đoạn cuối truyện nhịp dồn dập, căng thẳng, giọng xúc động... - GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. - HS: Nhận xét bạn đọc, GV nhận xét - GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung truyện (1 -> 2 HS) - GV kiểm tra xác suất 1 vài từ khó trong sgk, chú thích 1, 3, 7, 10 ... ? Bố cục của văn bản? Nội dung chính mỗi phần? ? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? ? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Theo lời kể của nhân vật nào? ? Cách kể như vậy có tác dụng gì? GV: Kể lại câu truyện “Buổi học...” b. Văn bản: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt 2 vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức) 2. Đọc- tìm hiểu chú thích: a. Đọc, tóm tắt: * Sự việc chính. - Phrăng trên đường đến trường. - Có ý định trốn học. - Quyết định đến trường để học. - Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đó. - Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. b. Chú thích: 3. Bố cục : 3 phần: - P1: Từ đầu đến -> “mà vắng mặt con” : Quang cảnh trước buổi học. - P2: Tiếp -> “buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùng. - P3: Phần còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. 4. Nhân vật chính: - Thầy giáo, Phrăng. - Truyện kể theo ngôi thứ nhất, qua lời kể của Phrăng. tác giả dựa vào sự kiện lịch sử nước Pháp 1871... nhưng lựa chọn cách kể như vậy làm cho câu chuyện như có thực. Bởi người kể chuyện là người chứng kiến và tham gia vào sự kiện. - Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất còn thuận lợi để bộc lộ tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật. - HS: Đọc từ đầu đến “đồng nội” ? Trên đường tới trường Phrăng có ý định gì? Vì sao? ? Ý định này cho thấy thái độ đối với việc học của Ph răng ntn? ? Phrăng có thực hiện ý định đó không? - HS: Đọc từ “Khi bước”... “nữa đây” ? Chú nhìn thấy gì trên đường? - HS: Đọc “tôi định”... “vắng mặt con” ? Cảnh ở trường có gì khác trước? ? Em có nhận xét gì về cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường? ? Cảnh đó báo hiệu điều gì? ? Theo em trước cảnh đó Phrăng có thái độ ntn? - HS: Đọc đoạn 2 * TLN (2p) ? T. trạng của Ph răng đã diễn ra ntn trong buổi học cuối cùng? - Nhóm 1: Khi mới vào lớp? - Nhóm 2: Khi thầy kiểm tra không thuộc bài? - Nhóm 3: Khi nghe thầy giảng bài? - HS: Trao đổi - trả lời ? Sự biến đổi trong tâm trạng của II. Đọc, hiểu vă bản. 1. Nhân vật chú bé Phrăng. * Trên đường tới trường: - Phrăng định trốn học để rong chơi. Vì đã muộn học, không thuộc bài, sợ bị mắng. => Chán nản, không thích học. * Cảnh trên đường và ở trường: - Thấy nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị? - Mọi sự bình lặng như sáng chủ nhật. - Các bạn đã ngồi vào chỗ. - Thầy Ha-men đi đi, lại lại, thật dịu dàng. => Yên tĩnh, trang nghiêm, khác lạ. => Báo hiệu một cái gì đó nghiêm trọng, không bình thường. => TĐ của Ph răng: Ngạc nhiên, lo lắng c. Tâm trạng chú bé phrăng trong lớp học. - Khi mới vào lớp: choáng váng biết đây là buổi học cuối cùng tiếng Pháp. + Ân hận, tiếc nuối vì trước đây lười nhác học tập. + Coi sách là bạn cố tri, đau lòng khi phải giã từ. - Khi không thuộc bài: xấu hổ, tự giận mình. - Nghe thầy giảng: chăm chú, dễ hiểu. -> Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của Phrăng nói lên điều gì? GV Bình: Tâm trạng và suy nghĩ của chú bé Phrăng diễn biến rất hợp lý. Phrăng không chỉ giữ chức năng là người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng cùng thầy giáo Ha-men thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. ? Qua đó em thấy Phrăng là người như thế nào? GV: Chuyển ý: ? Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào? (Về trang phục, thái độ đối với học sinh, với tiếng Pháp) ? Qua các chi tiết trên thể hiện tâm trạng gì của thầy giáo Ha-men? ? Qua trang phục, thái độ của thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng, em hiểu điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy muốn nói là gì? - Điều tâm niệm: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước. GV: Những lời thầy Ha-men vừa sâu sắc, vừa tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu mến đất nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc mình. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là chìa khoá để mở cửa việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ. => Thể hiện tình yêu tiếng Pháp, yêu tổ quốc, quí trọng và biết ơn người thầy. -> Phrăng là một cậu bé hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải, kính yêu thầy và có lòng yêu nước. 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men. - Trang phục: Mặc áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. -> Trang phục đẹp và trang trọng. - Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, chỉ nhắc nhở không trách phạt -> Yêu thương học sinh. - Với tiếng Pháp: Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, tỏa sáng nhất, vững vàng nhất, muốn mọi người phải giữ lấy. -> Yêu quý, trân trọng tiếng mẹ đẻ. - Hành động khi kết thúc buổi học: Người tái nhợt, nghẹn ngào không nói hết câu, cầm phấn viết to: “ Nước Pháp muôn năm”. -> Tâm trạng đau đớn, xót xa tột độ, yêu nước thiết tha. ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ. - HS: Đọc đoạn cuối để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh thầy Ha-men. ? Qua các chi tiết trên em có nhận xét về thầy Ha-men? GV: Tiếng nói là tài sản của dân tộc, khi đất nước bị xâm lược, thống trị, mọi thứ có thể mất. Nhưng giữ được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên tổ quốc. Tình yêu nước sẽ được ấp ủ. Từ đó sẽ dẫy lên những cuộc đấu tranh giành lãnh thổ đã mất và bảo vệ được truyền thống văn hóa thiêng liêng của dân tộc. GV liên hệ VN: 1000 năm Bắc thuộc 100 năm Pháp thuộc ? Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện? ? Nội dung chính của văn bản? ? Qua văn bản nêu bật ý nghĩa gì? * Hoạt động 4: Vận dụng - HS viết đoạn văn miêu tả về thầy giáo Ha-men hoặc Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. -> Yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, ngoại hình, suy nghĩ. - Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh. 2. Nội dung. - Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. 3. Ý nghĩa. - Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không có một thế lực nào thủ tiêu được. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. IV. Luyện tập. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Đọc thêm văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Ngữ văn 7) và viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ngôn ngữ của dân tộc. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Học bài, nắm được nội dung cốt truyện, nhân vật, tình huống, người kể - Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ. + Học thuộc lòng bài thơ. + Tìm hiểu về hình tượng Bác Hồ, tình cảm của Bác đối với bộ đội và dân công. --------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_87_buoi_hoc_cuoi_cung_nam_hoc_201.pdf