Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51 đến 61 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 47:

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS củng cố một số đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học: Nghĩa của từ, chữa lỗi

dùng từ, danh từ, cụm danh từ, số từ và lượng từ, chỉ từ.

- Tái hiện lại kiến thức tiếng Việt đã học.

- Đánh giá năng lực, kỹ năng làm bài của học sinh.

2. Kỹ năng:

Rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Tiếng Việt.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, yêu thích ngôn từ tiếng Việt.

- Giáo dục ý thức độc lập, tinh thần làm bài nghiêm túc, phẩm chất trung thực.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập.

b. Năng lực đặc thù:

Vận dụng kiến thức lý thuyết tiếng Việt đã học để làm các dạng bài tập.

II. ĐỀ BÀI

(Thi theo đề chung và lưu Tổ khảo thí)

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

(Lưu Tổ khảo thí)

pdf39 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51 đến 61 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn: 04/11/2019 Ngày kiểm tra: 05/11/2019 (Đ/c Thảnh, Nhớ coi chéo) Tiết 51+ 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự. - Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa về người. - Thể hiện rõ bố cục bài văn trên bài làm. - Đánh giá khả năng tiếp thu, ghi nhớ lí thuyết Tập làm văn của học sinh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú, yêu thích môn học; - Giáo dục ý thức độc lập, tinh thần làm bài nghiêm túc, phẩm chất trung thực. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập... b. Năng lực đặc thù: Tạo lập văn bản tự sự. II. ĐỀ BÀI (Thi theo đề chung và lưu Tổ khảo thí) III. HƯỚNG DẪN CHẤM (Lưu Tổ khảo thí) 2 Ngày soạn: 04/11/2019 Ngày kiểm tra: 06/11/2019 (Đ/c Hồng coi chéo) Tiết 47: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS củng cố một số đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học: Nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ, cụm danh từ, số từ và lượng từ, chỉ từ. - Tái hiện lại kiến thức tiếng Việt đã học. - Đánh giá năng lực, kỹ năng làm bài của học sinh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Tiếng Việt. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, yêu thích ngôn từ tiếng Việt. - Giáo dục ý thức độc lập, tinh thần làm bài nghiêm túc, phẩm chất trung thực. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập... b. Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức lý thuyết tiếng Việt đã học để làm các dạng bài tập. II. ĐỀ BÀI (Thi theo đề chung và lưu Tổ khảo thí) III. HƯỚNG DẪN CHẤM (Lưu Tổ khảo thí) 3 Ngày soạn: 04/11/2019 Ngày giảng: 09/11/2019 Tiết 50: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể. - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường. - Biết tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường. - Rèn kĩ năng lập dàn bài của bài văn kể chuyện đời thường. - Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo dàn ý đã lập. 3. Thái độ: Yêu mến môn học. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên: - Một số đề văn kể chuyện đời thường. - Bài văn mẫu về kể chuyện đời thường. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu giáo viên ở giờ học trước: Sưu tầm một số câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày mà em trực tiếp tham gia hoặc nghe kể. (Yêu cầu: nắm và kể lại được nội dung câu chuyện một cách lưu loát, ngôn từ sử dụng phù hợp, chuẩn mực). III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Nhóm đôi, động não, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Chuyển giao nhiệm vụ 4 ? Trong ngày hôm nay, em đã được chứng kiến hay trải qua những câu chuyện hay sự việc gì, hãy kể lại? - HS kể lại trung thực... * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời. * Báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: Chuyển ý Các em đã biết: Chuyện đời thường là những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Bài học hôm nay, giúp các em củng cố kỹ năng kể những câu chuyện đời thường đó... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) *) Yêu cầu kể chuyện đời thường * Mục tiêu: Nắm được những yêu cầu kể chuyện đời thường. * Phương thức thực hiện: Trình bày dự án, hoạt động chung. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS, vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Nêu các yêu cầu của kể chuyện đời thường? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Trao đổi lại, thống nhất sản phẩm. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức. *) Quy trình thức hiện đề văn tự sự, tìm hiểu bài văn mẫu * Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc hơn I. Yêu cầu kể chuyện đời thường - Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định. - Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. II. Quá trình thực hiện đề tự sự Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em. 5 về quy trình thức hiện đề văn tự sự, tìm hiểu bài văn mẫu. * Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: Thảo luận nhóm đôi 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Thế nào là kể chuyện đời thường? ? Xác định yêu cầu của đề bài? ? Bài làm có sát với dàn bài đặt ra không? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Trao đổi lại. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến: - Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định. - Thể loại: Văn kể chuyện. - Nội dung: Ông hay bà của em. - Phạm vi: Kể chuyện đời thường, người thực, việc thực. - GV gọi HS đọc "Phương hướng làm bài" trong SGK và rút ra kết luận? - Lựa chọn các sự việc, chi tiết để tập trung cho chủ đề. - Bài làm sát với dàn ý. - Tất cả các ý trong bài đều được phát triển thành văn, thành các câu cụ thể. - Các sự việc kể trong bài xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 1. Tìm hiểu đề bài: - Thể loại: Văn kể chuyện. - Nội dung: Ông hay bà của em. - Phạm vi: Kể chuyện đời thường, người thực, việc thực. 2. Phương hướng làm bài: - Lựa chọn các sự việc, chi tiết để tập trung cho chủ đề. III. Tìm hiểu dàn bài mẫu * Bài làm sát với dàn ý: - Tất cả các ý trong bài đều được phát triển thành văn, thành các câu cụ thể. - Các sự việc kể trong bài xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. IV. Luyện tập 6 * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về đặc điểm của thể thơ để hoàn thành bài tập. * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập. * Phương thức thực hiện: Hoạt động chung. * Yêu cầu sản phẩm: Vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Lập dàn bài cho đề bài : Em hãy kể về người bà của em. 2. HS tiếp nhận. thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bài tập. - Dự kiến sản phẩm: 3. Báo cáo kết quả: Học sinh trình bày kết quả. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> GV gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình. - GV chốt chữa hoàn chỉnh bài cho HS. - GV yêu cầu HS viết hoàn chỉnh bài văn ở nhà bao gồm cả phần thân bài. 1. Tìm hiểu đề bài: - Thể loại: Văn kể chuyện. - Nội dung: Bà của em. - Phạm vi: Kể chuyện đời thường, người thực, việc thực. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu về người bà và tình cảm với bà. b. Thân bài: - Kể vài nét về hình dáng... - Kể về tính tình (cử chỉ, hành động, lời nói)... => Phẩm chất của bà. - Kể về công việc của bà. - Kể về sở thích của bà, nguyện vọng của bà. - Quan hệ của bà với làng xóm, láng giềng... - Tình cảm thái độ của mọi người trong gia đình với bà. - Thái độ, tình cảm của em đối với bà. c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em với bà của mình. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào việc xây dựng một câu chuyện kể đời thường. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Sản phẩm: Câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tự nghĩ một đề kể chuyện đời thường cho bản thân, tự xây dựng dàn bài? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nghe yêu cầu và thực hiện. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ. * Phương thức hoạt động: Cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở. 7 * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Kể về một câu chuyện ở địa phương mà em chứng kiến đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. - Học bài. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, ghi chép lại yêu cầu nhiệm vụ và thực hiện ở nhà. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Hoàn thiện bài tập: Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề bài trên. - Tự đặt ra một đề kể chuyện đời thường và lập dàn ý cho đề bài đó. - Chuẩn bị bài mới tiết sau: Ôn tập truyện dân gian (câu 1, 2, 3). -> Yêu cầu: + Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đã học về truyện dân gian từ đầu học kì: Khái niệm truyện Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười. + Đọc lại toàn bộ các truyện dân gian đã học (ít nhất mỗi truyện 1 lần). + Nắm được tên của từng truyện và thể loại. 8 Ngày soạn: 11/11/2019 Ngày giảng: 12/11/2019 Tiết 53: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố và hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. - Sự giống và khác nhau giữa các thể loại. - Các văn bản đã học theo từng thể loại. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, ghi nhớ, khái quát kiến thức. 3. Thái độ: Yêu mến môn học. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề; hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên: - Bảng phụ cùng hệ thống các kiến thức về truyện dân gian. - Phiếu học tập... 2.Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên: Ôn tập lại toàn bộ khái niệm về (Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười); Sự giống và khác nhau giữa Truyền thuyết với Cổ tích, giữa Truyện ngụ ngôn với Truyện cười). III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Nhóm đôi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ: Nêu bài học rút ra từ các truyện: Treo biển và Lợn cưới, áo mới? b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Trong chương trình ngữ văn 6, em đã học những thể loại truyện dân gian nào? Kể tên một số tác phẩm đã được học? -> Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài... 9 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HĐ cá nhân (2’): Điền vào sơ đồ các thể loại truyện dân gian đã học? -> HS lên bảng điền -> HS khác nhận xét, bổ sung -> Gv nhận xét, chốt ý. - GV: (HĐNL – Thi nhớ nhanh giữa các tổ – 5’) Trình bày lại khái niệm về các thể loại: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười? + Tổ 1: Truyền thuyết? + Tổ 2: Cổ tích? + Tổ 3: Truyện ngụ ngôn? + Tổ 4: Truyện cười? -> HS trình bày -> Nhóm khác đánh giá, nhận xét (Tổ 1 và tổ 2 NX chéo; Tổ 3 và tổ 4 NX chéo). -> GV nhận xét, kết luận (Bảng phụ). GV: (HĐNB – 5’) - Phát phiếu học tập: Điền những từ còn thiếu phù hợp trong I. Khái niệm: Truyện dân gian Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười 1. Truyền thuyết: - Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 2. Cổ tích: - Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: xấu xí, thông minh, nhân vật ngốc nghếch.... - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công. 3. Truyện ngụ ngôn: - Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. 4. Truyện cười: - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Có yếu tố gây cười. - Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH. II. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại: 10 phiếu học tập để trả lời câu hỏi sau: Sự giống và khác nhau giữa: + Truyền thuyết và cổ tích; + Truyện ngụ ngôn và truyện cười? -> Đại diện HS báo cáo -> Nhóm khác nhận xét -> GV nhận xét, chốt kiến thức (Bảng phụ). HS đổi chéo kết quả, chấm điểm. (HĐCN – 2 phút: Xem ai nhớ nhanh hơn?) Em hãy kể tên các văn bản truyện dân gian đã học tương ứng với từng thể loại Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười? 1. Truyền thuyết và cổ tích: a. Giống nhau: Đều là truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hoang đường. b. Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích Nhân vật Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật xấu xí, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch.... Nội dung, ý nghĩa Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công. Tính xác thực Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật. Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật. 2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười: a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. b. Khác nhau: - Truyện cười: Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. - Truyện ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. 3. Tên các truyện đã học: a. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh. b. Cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh,... c. Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi.... d. Truyện cười: Treo biển,... 11 - HS suy nghĩ trả lời -> HS khác nhận xét, bổ sung -> Gv nhận xét, chốt ý trên bảng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - GV cho học sinh nhắc lại một lần nữa khái niệm: Truyền thuyết, Cổ tích? - GV khái quát lại nội dung cơ bản của bài. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong những truyện ngụ ngôn? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Những văn bản truyện dân gian này có vai trò như thế nào đối với các em? - Các em đã được đọc hay được nghe những truyện dân gian nào khác? Kể tên? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà ôn lại bài theo hệ thống ôn tập trên lớp kết hợp với SGK. - Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện dân gian (Tiếp) -> Yêu cầu: - Tìm hiểu các truyện đã học về nội dung, ý nghĩa. - Kể tóm tắt các truyện, các nhân vật, sự việc chính các văn bản (Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh). 12 Ngày soạn: 12/11/2019 Ngày giảng: 13/11/2019 Tiết 54 : ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được nhân vật, sự việc chính, ý nghĩa và bài học rút ra trong các văn bản (Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy tinh, Thạch Sanh). - Nhớ được những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt. 3. Thái độ: Yêu mến môn học, yêu thích những truyện dân gian của Việt Nam cũng như nước ngoài. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ (Trình bày vấn đề trước tập thể lớp; nói – chia sẻ suy nghĩ với các bạn trong nhóm, trong lớp,...) II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên: Bảng phụ; Phiếu học tập (Ghi nội dung: Tên văn bản; Sự việc chính; Nhân vật và đặc điểm của nhân vật; Ý nghĩa; Câu hỏi mở rộng) 2. Học sinh. Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở giờ học trước: Đọc và tóm tắt lại nội dung các văn bản (Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh), được sự việc chính, nhân vật chính, ý nghĩa và bài học rút ra từ những truyện trên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp,... 2. Kĩ thuật: Nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ: Kết hợp trong bài. b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho học sinh xem một số hình ảnh có liên quan đến các văn bản -> HS quan sát, đoán xem hình ảnh đó là hình ảnh trong văn bản nào?... GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv chuẩn bị phiếu học tập dạng điền khuyết, nối cột. 1. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 13 HS thảo luận theo nhóm, báo cáo kết qủa, nhận xét. Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính? Kể các sự việc chính trong truyện? - Vua Hùng kén rể. - Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, điều kiện chọn rể của vua. Sính lễ của vua Hùng. - Sơn Tinh thắng cuộc, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh nổi giận. - Hai bên giao chiến cuối cùng Sơn Tinh thắng. - Hàng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thua. GV cùng HS ôn lại nghệ thuật và ý nghĩa của 3 văn bản GV chia lớp thành 03 nhóm (Mỗi nhóm một văn bản thời gian 5 phút). Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. -> GV nhận xét kết luận bằng bảng phụ. - Hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh với những tài năng phi thường không giống người phàm trần, hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương. Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính? Kể các sự việc chính trong truyện? - Sự ra đời của Thánh Gióng. - Giặc đến xâm lược, Thánh Gióng bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt... - Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh. - Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi đánh giặc. - Roi sắt gẫy lấy tre làm vũ khí. - Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp sắt a. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo . - Tạo sự việc hấp dẫn... - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. b. Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. 2. Thánh Gióng a. Nghệ thuật: Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng. - Cách xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên, đất nước: lí giải về các ao, hồ, núi, tre Đằng Ngà,... 14 bay về trời. - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính? Kể các sự việc chính trong truyện? + Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. + Lí Thông và Thạch Sanh kết nghĩa anh em. + Thạch Sanh giết chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. + Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và con vua Thuỷ Tề. + Thạch Sanh và công chúa gặp lại nhau thành vợ chồng. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt. + Thạch Sanh lên ngôi vua. Gv phân tích một só chi tiết thần kì, khéo léo: Công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng. - Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lý, nhân đạo, hòa bình. - Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tình thương, lòng nhân đạo, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình theo quan niệm của nhân dân. -> GV yêu cầu HS kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng; Sơn tinh, Thuỷ Tinh và truyện cổ tích Thạch Sanh. HS kể. HS nhận xét. GV nhận xét. b. Ý nghĩa: Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 3. Thạch Sanh a. Nghệ thuật - Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo. - Sử dụng chi tiết thần kì. - Kết thúc có hậu. b. Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 15 GV treo bảng phụ cho HS lên chọn đáp án đúng. Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ nhất quan niệm và ước mơ nào của nhân dân? a. Vũ khí hiện đại dể giết giặc. b. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. c. Đoàn kết chống xâm lăng. d. Tình làng nghĩa xóm. Câu 2: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh ước mơ nào của người Việt cổ: a. Dựng nước. b. Đấu tranh chống thiên tai. c. Giữu nước. d. Xây dựng nền văn hoá dân tộc. Câu 3: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động? a. Công bằng xã hội. b. Cái thiện chiến thắng cái ác. c. Sức mạnh của chính nghĩa. d. Cả 3 ước mơ trên. -> GV khái quát lại nội dung bài. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn chừng 6 dòng nêu suy nghĩ của em về một nhân vật mà em thích nhất? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nếu em là nhân vật Thạch Sanh em có xử lý nhân vật Lý Thông không? - Nếu em là Thánh Gióng em có bay về trời không? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà ôn lại bài. - Chuẩn bị : Ôn tập truyện dân gian (Tiếp). -> Yêu cầu: Kể lại truyện Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển. Nắm được nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản đó. 16 Ngày soạn: 13/11/2019 Ngày giảng: 14/11/2019 Tiết 55: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhớ những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện dân gian: Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển. - Nhân vật, sự việc chính, ý nghĩa và bài học rút ra từ văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc, kể tóm tắt các truyện dân gian đã học. - Kể diễn cảm các truyện. 3. Thái độ: Yêu thích truyện dân gian, có ý thức giữ gìn và phát triển kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ (Trình bày vấn đề trước tập thể lớp; nói – chia sẻ suy nghĩ với các bạn trong nhóm, trong lớp,...) II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên: Bảng phụ; Phiếu học tập (Ghi nội dung: Tên văn bản; Sự việc chính; Nhân vật và đặc điểm của nhân vật; Ý nghĩa; Câu hỏi mở rộng) 2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở giờ học trước: Đọc và tóm tắt lại nội dung các văn bản (Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển), nắm được sự việc chính, nhân vật chính, ý nghĩa và bài học rút ra từ những truyện trên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp,... 2. Kĩ thuật: Nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ: Kết hợp trong bài. b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho học sinh xem một số hình ảnh có liên quan đến các văn bản -> HS quan sát, đoán xem hình ảnh đó là hình ảnh trong văn bản nào?... GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) ? Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai 1. Em bé thông minh 17 là nhân vật chính? ? Kể các sự việc chính trong truyện? GV cùng HS ôn lại Nghệ thuật và ý nghĩa của 4 văn bản. GV chia lớp thành 04 nhóm (Mỗi nhóm một văn bản thời gian 5 phút). Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. -> GV nhận xét kết luận. a. Nghệ thuật: - Dùng câu đố thử tài - tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu chuyện và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước. b. Ý nghĩa: - Đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian, kinh nghiệm đờ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_51_den_61_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan