Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73 đến 77 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản viết cho

thiếu nhi.

- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột

kiêu ngạo.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong

đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Nắm được văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố

miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh nhân hoá khi viết văn

miêu tả.

3. Thái độ: GD học sinh lòng khiêm tốn không nên kiêu căng, bắt nạt bạn yếu

hơn mình.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù:

- Cảm thụ văn học.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV

2. Học sinh: Đọc văn bản, chú thích, các nhân vật và sự kiện tiêu biểu, soạn bài

theo câu hỏi trong SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73 đến 77 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 04/01/2020 Tiết 73: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Nắm được văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: GD học sinh lòng khiêm tốn không nên kiêu căng, bắt nạt bạn yếu hơn mình. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV. 2. Học sinh: Đọc văn bản, chú thích, các nhân vật và sự kiện tiêu biểu, soạn bài theo câu hỏi trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Lớp hát tập thể bài “Chú ếch con”. GV trò chuyện về các con vật đáng yêu xung quanh môi trường sống của con người. Từ đó dẫn dắt vào chú dế... Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi, song độc giả người lớn cũng vô cùng yêu thích tác 2 phẩm này, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và được độc giả nhiều nước đón nhận... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm ? Nêu những nét chính về tác giả ? - Bút danh: Tô Hoài -> kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: sông Tô Lịch, huyện Hoài Đức. Xuất xứ của văn bản? ? Em hãy nêu sự hiểu biết của em về tác phẩm DMPLK? + Là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài. + Được sáng tác năm 21 tuổi. + Thể loại là kí nhưng thực chất là truyện, 1 tiểu thuyết đồng thoại. + Nghệ thuật: Tưởng tượng và nhân hoá, tác phẩm được các lứa tuổi trong và ngoài nước yêu thích. - GV hướng dẫn cách đọc. - GV: Cung cấp một số nội dung chính và yêu cầu HS tóm tắt. + Dế Mèn tự tả chân dung; + Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc; + Dế Mèn hối hận. ? Kể tóm tắt nội dung đoạn trích? - GV cho HS giải thích một số chú thích: ? Em hiểu như thế nào về từ: Hủn hoẳn, vũ, hùng dũng, trịch thượng? ? Tìm một số từ đồng nghĩa với từ: “trịch thượng”. ? Theo em văn bản chia làm mấy phần. Nội dung của từng phần? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả - Tên thật là Nguyễn Sen (1920). - Là nhà văn hiện đại VN từ trước CM T8/1945, có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. b. Văn bản - Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương 1 của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt b. Chú thích 3. Bố cục: 2 phần. - Phần 1: Từ đầu -> đứng đầu thiên hạ : Dế Mèn tự tả chân dung mình. - Đoạn 2: Dế Mèn rút ra bài học 3 ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Dùng ngôi kể nào? Tác dụng của của ngôi kể đó? \ ? Văn bản được viết theo thể loại nào? - GV: Hình thức kí – tiểu thuyết – đồng thoại. ? PTBĐ chính của văn bản là gì? ? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? - GV: Gọi HS đọc đoạn 1. ? Hình dáng của Dế Mèn được miêu tả qua những chi tiết nào? ? Khi khắc họa về ngoại hình tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì? ? Em có nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn? ? Tìm những từ miêu tả hành động của Dế Mèn trong đoạn văn? ? Qua hành động và cách cư xử em thấy Dế Mèn là người như thế nào? ? Em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn trên? (Nét đẹp và chưa đẹp ở nhân vật này). đường đời đầu tiên. 4. Ngôi kể: - Truyện được kể bằng lời của Dế Mèn, ngôi thứ nhất. 5. Thể loại: Tiểu thuyết. 6. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn a. Ngoại hình + Chóng lớn, thanh niên cường tráng; + Đôi càng: mẫm bóng; + Những cái vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phanh phách; + Cánh: như cái áo dài tới chấm đuôi; + Đầu: to, nổi từng tảng rất bướng; + Răng: đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm... + Râu: dài, uốn cong rất đỗi hùng dũng - > NT: liệt kê, sử dụng tính từ, động từ, phép so sánh, nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất tạo hình. -> Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống, tự tin, yêu đời, đẹp trai. b. Hành động, cách cư xử + Đi đứng oai vệ, làm điệu nhún chân; + Tợn lắm, cà khịa với tất cả mọi người; + Quát chị cào cào, đá ghẹo anh Gọng Vó... -> Kiêu căng, hung hăng, hống hách cậy sức bắt nạt kẻ yếu. * Tóm lại - Nét đẹp trong hình dáng của Dế Mèn là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống, thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin. 4 GV: Dế Mèn mới lớn lên sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành, quen thuộc nên lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Nét chưa đẹp: trong tính nết, trong hành động, kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai... * Luyện tập: Tóm tắt đoạn trích bằng lời văn của em? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nêu cảm nhận của em về DM ? Em học được gì từ chàng Dế Mèn? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Viết một câu nói lên cảm nhận của em về Mèn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Chuẩn bị phần tiếp theo: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. + Tiếp tục đọc nội dung văn bản trong SGK; + Trả lời tiếp các câu hỏi sgk (phần đọc – hiểu văn bản). 5 Ngày giảng: 07/01/2020 Tiết 74: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (tiếp) (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Nắm được văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: GD học sinh lòng khiêm tốn không nên kiêu căng, bắt nạt bạn yếu hơn mình. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Cảm thụ văn học. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV 2. Học sinh: Đọc văn bản, chú thích, các nhân vật và sự kiện tiêu biểu, soạn bài theo câu hỏi trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Dế Mèn có vẻ đẹp gì về ngoại hình? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. 6 Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm - GV: Gọi HS đọc SGK: “Bên hàng xóm tôi tôi về không một chút bận tâm”. ? Tìm những chi tiết nói về lời lẽ, giọng điệu của Dế Mèn đối với Dế Choắt? ? Cách cư xử ấy cho chúng ta thấy thái độ của Dế Mèn đối với Dế choắt như thế nào?? Hình ảnh Dế Choắt hiện lên qua con mắt Dế Mèn như thế nào? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để làm nổi bật đặc điểm DC? ? Trước khi hát trêu chị Cốc, DM nói gì và có thái độ ntn? ? Sau khi hát trêu chị Cốc, DM nói gì và có thái độ ntn? ? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? GV chốt trên bảng phụ ? Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn? ? Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì? ? Theo em trong lúc đứng lặng hồi lâu 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn * Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt - Gọi Dế Choắt là chú mày; - Chỉ nói cho sướng miệng; - Hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, điệu bộ khinh khỉnh, mắng, không chút bận tâm. -> Coi thường, tàn nhẫn với bạn. * Hình ảnh Dế Choắt dưới con mắt của Dế Mèn + Gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; + Cánh ngắn củn, đôi càng bè bè, nặng nề; + Râu ria một mẩu; + Mặt mũi thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. -> Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, nhân hoá. -> Trong con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. * Dế Mèn trêu chị Cốc + Hát châm chọc chị Cốc. -> Hung hăng, tự cao tự đại chẳng sợ ai. - Trêu chị Cốc xong: chui tọt vào hang nằm khểnh, vắt chân... -> Đắc ý, hả hê. - Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn + Sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt: "Khiếp, nằm im thin thít" + Bàng hoàng, trước hậu quả không lường hết được. + Hốt hoảng lo sợ. + Ân hận xám hối chân thành... nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá. -> Dế Mèn biết ăn năn hối lỗi. => Bài học đường đời đầu tiên: Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết bạn... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao DM cũng nhận ra và hối hận chân thành. 7 nghĩ về bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn đẫ nghĩ gì? (HS thảo luận nhóm bàn – 2’) ? Những nét nghệ thuật đặc sắc qua truyện? ? Qua truyện tác giả muốn thể hiện điều gì? III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Kể kết hợp với tả; - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ; - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: Nhân hóa, so sánh; - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Nội dung - Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn; - Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi và gây ra cái chết của Dế Choắt; - Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. 3. Ý nghĩa: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. * Ghi nhớ/sgk tr11 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Em đã học được những gì từ văn bản này? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Đọc kĩ, diễn cảm văn bản; - Học thuộc ghi nhớ trong SGK; - Chuẩn bị tiết sau: Bức tranh của em gái tôi. + Đọc kĩ văn bản, chú thích và soạn bài; + Nhân vật chính; + Bài học từ câu chuyện? + Trả lời các câu hỏi ở phần đọc – hiểu văn bản. 8 Ngày giảng: 08/01/2020 Tiết 75, 76: Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Diễn biến tâm trạng của người anh qua hành động của em gái: Trong đời sống đời thường và khi em gái tự chế màu vẽ. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách con người của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn. 3. Thái độ: GD cho học sinh những tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu, tự tin trong cuộc sống. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tạo lập văn bản. - Cảm thụ văn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV. 2. Học sinh: Đọc văn bản, chú thích, các nhân vật và sự kiện tiêu biểu, soạn bài theo câu hỏi trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Các em còn nhớ bài thơ “Làm anh”? Đọc lại bài thơ cho các bạn nghe. -> Bài thơ nói cho em biết điều gì trong quan hệ anh em? 9 Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ ứng xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Có những sự ân hận hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong, lắng dịu hơn. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" thành công trong việc thể hiện chủ đề đó. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm ? Nêu hiểu biết của em về tác giả? ? Em hiểu biết gì về văn bản? - GV nêu yêu cầu đọc: phân biệt giữa lời kể, lời đối thoại, diễn biến tâm lí của nhân vật qua các đoạn. - GV: Đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc, nhận xét. - GV: Yêu cầu HS kể tóm tắt truyện. + Chuyện của anh em Kiều Phương; + Bí mật học vẽ, tài năng hội họa của Mèo bất ngờ được phát hiện; + Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy. + Em gái thành công cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của Kiều Phương, người anh hối hận vô cùng. - Gọi HS giải thích từ khó. ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? - Tác dụng: Thể hiện diễn biến tâm trạng của người anh, đó là sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành, đáng tin cậy hơn. ? Văn bản có thể chia thành mấy phần, nội dung chính từng phần? - P1: Từ đầu đến -> tài năng: Kiều Phương được phát hiện có tài năng hội họa. - P2: Tiếp theo -> nhận giải: Sự thay đổi trong tính cách của người anh đối với em gái. - P3: Còn lại: Người anh nhận ra I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả - Tạ Duy Anh sinh 9/9/1959, quê Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc HN). b.Văn bản - Là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo thiếu niên tiền phong. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt b. Chú thích 3. Ngôi kể: - Ngôi thứ nhất. 4. Bố cục: 3 phần. 10 nhược điểm của mình và tình cảm trong sáng của người em. ? Truyện có những nhân vật nào? - Kiều Phương, người anh, bố, mẹ, chú Tiến Lê, bé Quỳnh ? Nhân vật chính trong truyện là ai? - Người anh và Kiều Phương là nhân vật chính. GV: Người anh là nhân vật trung tâm vì tác giả muốn thể hiện chủ đề sự ăn năn hối hận để khắc phục tính ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em. ? Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào? - HS: Diễn biến qua các thời điểm: + Thái độ thường ngày đối với em; + Khi mọi người thấy em cú tài vẽ; + Khi nhận ra hình ảnh của mình trong bức tranh của cô em gái. - Cho HS đọc lại đoạn đầu -> có vẻ vui lắm. ? Trong cuộc sống thường ngày, người anh đối xử với em gái như thế nào? HS: Trả lời. ? Khi thấy em gái tự chế màu người anh có những biểu hiện gì? HS: Trả lời. ? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì để làm nổi bật tâm trạng của người anh qua những chi tiết trên? ? Em có nhận xét gì tính cách của người anh ở đoạn văn này? ? Tình cảm giữa 2 anh em ntn? - GV: Tiểu kết lại nội dung tiết học. Hết tiết 1, chuyển tiết 2 ? Khi bí mật tài vẽ của Mèo được phát hiện mọi người có thái độ như thế nào? - Chú Tiến Lê: Khuôn mặt rạng rỡ... - Người bố không tin vào mắt mình: Con gái tôi... bất ngờ quá lớn. - Người mẹ về đến nhà không kìm được xúc động. ? Vậy, người anh có tâm trạng như thế II. Đọc, hiểu văn bản 1. Nhân vật người anh a. Trong cuộc sống thường ngày với em gái - Gọi em là Mèo, theo dõi việc làm bí mật của em. - Khi thấy em gỏi tự chế màu vẽ: coi đó là trò nghịch ngợm của trẻ con, không cần để ý. -> Nghệ thuật: miêu tả, cách kể chuyện tự nhiên. -> Tình cảm vô tư, thân thiết giữa hai anh em... b. Khi bí mật tài vẽ của Mèo được phát hiện - Mọi người xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên trước tài năng của Mèo. 11 nào ? HS: Người anh có tâm trạng không vui ? Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh? - Cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, bên bàn đọc sách chỉ muốn gục xuống khóc. GV: Vì người anh vốn quen coi thường em bẩn, nghịch, tự cho mình là hơn hẳn lại đứng ở ngôi vị anh trai nhưng giờ đây tình hình như đảo ngược hẳn... vì vậy mà người anh làm sao mà không buồn được. ? Người anh còn có hành động như thế nào? ? Sau khi xem xong tranh của em tại sao người anh lại thở dài? - Thể hiện sự bất lực, cay đắng nhận ra rằng quả thực Mèo – em gái tài năng hơn mình nhiều. ? Nếu cần nói lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này? - HS: Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. ghen tị với em, sẽ không có tư cách làm anh. ? Bức chân dung được miêu tả như thế nào? - Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ nơi bầu trời trong xanh; - Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ; - Tư thế chỉ sự suy tư, rất thơ mộng. ? Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó? ? Phân tích lô gíc diễn biến tâm trạng ấy? + Giật sững: Bám lấy tay mẹ... giật mình và sững sờ. + Ngạc nhiên: Vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh. + Hãnh diện: Người anh không nghĩ rằng mình lại đẹp nhường ấy, hãnh diện vì tài năng của em gái – họa sĩ - Người anh ghen tuông, đố kị với tài năng của em, cảm thấy bị bỏ quên. - Người anh xem trộm tranh của em. - Người anh càng trở lên gắt gỏng, bực bội, xét nét vô cớ với em. -> Lòng tự ái, sự tự ti, mặc cảm, tính ghen ghét đố kị trước tài năng của người khác. c. Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái + Chân dung bức tranh: một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài của sổ... mơ mộng. + Người anh : Giật sững người -> ngạc nhiên -> hãnh diện -> xấu hổ -> muốn khóc. 12 tương lai. - Xấu hổ: Vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái. ? Nghệ thuật gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng? ? Em có nhận xét gì về người anh? ? Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: "Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? (HS thảo luận nhóm bàn - 5 phút) ? Trong truyện này, nhân vật Kiều Phương hiện lên với những nét đáng quý nào? ? Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh? ? Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện" đến thế? - GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này. ? Cảm nhận của em về Kiều Phương? ? Khái quát những nét chính về nghệ thuật? ? Nội dung của văn bản? -> Nghệ thuật: miêu tả tâm lý nhân vật. -> Xúc động và cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của em gái qua bức tranh Anh trai tôi. -> Nhờ tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái, người anh đã nhận thức được bản thân mình và vượt lên tính nhỏ nhặt, lòng đố kị hằng ngày. 2. Nhân vật người em + Không giận anh, chấp nhận cái tên Mèo một cách vui vẻ; + Thích khám phá, thích vẽ và tự chế màu vẽ; + Bí mật vẽ tranh; + Khi tài năng được phát hiện : vẫn hồn nhiên, vẫn quý trọng anh. -> Kiều Phương là một bé gái hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện; - Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật. 2. Nội dung - Nhân vật Kiều Phương: say mê hội 13 ? Rút ra ý nghĩa của văn bản? HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. họa, hồn nhiên trong sáng nhân hậu; - Người anh: + Quan sát lòng say mê hội họa của em; + Mặc cảm vì nghĩ rằng bản thân không có tài năng gì; + Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tranh. 3. Ý nghĩa - Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. IV. Luyện tập Kể tóm tắt truyện? Nêu cảm nhận về hai nhân vật chính? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Nêu cảm nhận về hai nhân vật chính. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bố sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Sông nước Cà Mau. + Đọc kĩ văn bản, chú thích; + Soạn bài theo nội dung câu hỏi trong SGK (phần đọc – hiểu văn bản); + Sưu tầm thêm tài liệu về vùng đất Cà Mau. - Tiết sau: Phó từ. + Đọc nội dung các ví dụ trong SGK; + Trả lời các câu hỏi tìm hiểu ví dụ và làm trước các bài tập trong SGK. 14 Ngày giảng: 11/01/2020 Tiết 77: TIẾNG VIỆT: PHÓ TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm phó từ. - Ý nghĩa khái quát của phó từ. - Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (Khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ). - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3. Thái độ: GD học sinh ý thức nhận biết và sử dụng phó từ trong đặt câu và tạo lập văn bản. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ (Biết sử dụng phó từ trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp). - Năng lực tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV. 2. Học sinh: Học bài chuẩn bị bài theo các câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. HS thi nhắc lại một số từ loại tiếng Việt đã học ở học kì 1. => Cùng với một số từ loại các em đã được tìm hiểu ở học kì I như: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ,... tiết này, các em tìm hiểu thêm một từ loại mới là: Phó từ. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. 15 Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm - HS đọc VD trong SGK. ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - GV: Những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ ở trên là phó từ. ? Vậy em hiểu thế nào là phó từ? ? Các phó từ ở trên đứng ở vị trí nào trong cụm từ? - Phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ. - GV: Lưu ý phó từ không thể kết hợp được với danh từ. Không thể nói: đó sách, rất bút, đang thước... tuy nhiên, có một số trường hợp: rất Việt Nam, rất Hà Nội (danh từ đó chuyển sang tính từ). - HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội dung trọng tâm. - HS đọc bài tập trong SGK. ? Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm? - GV: các phó từ: lắm, đừng, không, đó, đang đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ. ? Điền các phó từ đó tìm được ở phần 1, phần 2 vào bảng phân loại? I. Phó từ là gì? 1. Ví dụ a. đã -> đi (động từ) + cũng -> ra (động từ) + vẫn chưa -> thấy (động từ) + thật -> lỗi lạc (tính từ) b. được -> soi (động từ) + rất -> ưa nhìn (tính từ) + ra -> to (tính từ) + rất -> bướng (tính từ) -> Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 2. Ghi nhớ (SGK) II. Các loại phó từ. 1. Ví dụ a. chóng lớn -> lắm b. đừng -> trêu c. không -> trông, đó -> trông thấy, đang -> loay hoay Ý nghĩa Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ thời gian đó, đang 16 Chỉ mức độ thật, rất lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn Chỉ sự phủ định không, chưa Chỉ sự cầu khiến đừng Chỉ kết quả và hướng ra, vào Chỉ khả năng được ? Tìm thêm những phó từ khác? ? Qua bảng phân loại trên phó từ chia làm mấy loại? - HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại nội dung trọng tâm HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - HS xác định yêu cầu của bài tập. - HS TLNL (3’) + Nhóm 1: 1a + Nhóm 2: 1b ? Tìm phó từ và cho biết chúng bổ sung những ý nghĩa gì cho động từ, tính từ? - GV: Cho HS viết đoạn văn từ 3 -> 5 câu có sử dụng phó từ diễn tả hành động Dế Mèn trêu chị Cốc. - HS viết đoạn văn, GV gọi HS đọc, GV cùng HS nhận xét. -> Phó từ chia làm hai loại lớn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_73_den_77_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan