Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn học ''Bài học đường đời đầu tiên'' (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm nhân vật Dế Mèn.

- Nắm nét chính về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản. .

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Phân tích nhân vật Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình

bồng bột và kiêu ngạo.

- Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng lòng nhân ái

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn học ''Bài học đường đời đầu tiên'' (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 4/1/2020 (6C) Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đặc điểm nhân vật Dế Mèn. - Nắm nét chính về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản. . - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.. - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng lòng nhân ái II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: H. Ngoại hình và tính cách của Dế Mèn được thể hiện như thế nào trong đoạn đầu của văn bản? Nhận xét của em về Dế Mèn qua các chi tiết đó? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV giới thiệu tranh Dế Mèn và Dế Choắt Chuyện gì xảy ra giữa Dế Mèn và Dế Choắt chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần hai của văn bản. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Tiếp) 2. Bài học đường đời đầu tiên: - HS: Đọc đoạn “Tính tôi hay nghịch ranh... đầu tiên” ? Trước khi trêu chị Cốc, Mèn có những biểu hiện gì với Choắt và chị Cốc? Sau khi trêu chị Cốc Mèn đã làm gì? ? Nhận xét hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc? - HS: Trả lời. GV dùng bảng phụ. ? Việc làm của Dế Mèn dẫn đến hậu quả gì? ? Mèn đã có biểu hiện gì trước hậu quả gây ra cho Choắt? ? Chỉ ra BPTT được sử dụng? ? Những biểu hiện ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn? ? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? ? Ý nghĩa của bài học này? ? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc? - HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. ? Em có suy nghĩ gì về sự ăn năn của Dế Mèn? - Là sự ăn năn chân thành Trước khi trêu chị Cốc Sau khi trêu chị Cốc - Quắc mắt với Choắt: Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa - Mắng Choắt - Cất giọng véo von trêu chị Cốc -> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi - Chui tọt vào hang - Núp tận đáy hang, nằm im thin thít - Mon men bò lên -> Hoảng sợ, hèn nhát * Hậu quả: - Choắt chết * Biểu hiện của Mèn: - Dế Mèn hối hận, nhận ra sự ngông cuồng dại dột của mình. - Quỳ xuống nâng đầu Choắt lên mà than. - Chôn cất Choắt, đắp mộ to. - Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. => NT: Nhân hóa => Có tình cảm với đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. * Bài học: - Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào thân, làm hại người khác khiến mình phải ân hận cả đời. - Nên biết sống đoàn kết với mọi người. * Ý nghĩa: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta ân hận suốt đời. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: ? Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong văn bản là gì? - HS: Trả lời ? Khái quát nội dung chính của VB? - HS: trả lời ? Rút ra ý nghĩa của VB? - HS: Đọc ghi nhớ ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình sau khi học xong văn bản này? - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. - Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ nhân hóa, so sánh. - Lựa chọn từ ngữ, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Nội dung: - Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. - Tính cách kiêu căng, xốc nổi của Dế Mèn. - Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. 3. Ý nghĩa: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. * Ghi nhớ: sgk (11). * Hoạt động 3: Luyện tập - Đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. - Học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 4: Vận dụng: - HĐ cá nhân 4p: Em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật DM sau khi học xong đoạn trích này? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Tìm đọc thêm những câu chuyện có chủ đề về lòng nhân ái. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Cảm nhận của em về tâm trạng của Dế mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt. - Học bài, nắm vững nội dung kiến thức đã tìm hiểu - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn. - Đọc và soạn bài: Bức tranh của em gái tôi. + Đọc kĩ văn bản - Trả lời các câu hỏi sgk + Tìm những biểu hiện của Kiều Phương với anh trai + Nhận xét về NV Kiều Phương. -----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_74_van_hoc_bai_hoc_duong_doi_dau.pdf
Giáo án liên quan