A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự
việc được kể.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Rèn kĩ năng lập dàn bài của bài văn kể chuyện đời thường.
- Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo dàn ý đã lập.
3. Thái độ
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số đề văn kể chuyện đời thường.
- Bài văn mẫu về kể chuyện đời thường.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị theo yêu cầu giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động nã
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 50 đến 53 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7/11/2019
Tiết 50:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự
việc được kể.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Rèn kĩ năng lập dàn bài của bài văn kể chuyện đời thường.
- Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo dàn ý đã lập.
3. Thái độ
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số đề văn kể chuyện đời thường.
- Bài văn mẫu về kể chuyện đời thường.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị theo yêu cầu giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
HĐ1: Khởi động
Chuyện đời thường là những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng
gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất
định nào đó. Bài học hôm nay giúp các em biết cách kể những câu chuyện đời
thường đó.
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
KT động não.1’
? Em hãy kể về một buổi sinh hoạt
của lớp em.
I Yêu cầu kể chuyện đời thường
1. Khái niệm
- HS kể.
? Em hãy so sánh câu chuyện bạn
kể với những truyện cổ tích, ngụ
ngôn.. đã học.
? Câu chuyện có gần gũi với cuộc
sống của chúng ta không ?
Gv: Truyện bạn vừa kể là câu
chuyện đời thường.
? Em hãy nêu ý hiểu của mình về
chuyện đời thường?
KT động não.1’
Gv: Yêu cầu HS đọc các đề SGK.
? Nội dung các đề trên có gần gũi
với cuộc sống của chúng ta không?
- Có.
? Đề yêu cầu gì? kể người hay kể
việc là trọng tâm?
? Theo em có nên kể như thật: tên
thật, địa chỉ thật, những sự việc
thật tuyệt đối không ?
? Cần phải kể tập trung vào điều gì,
chọn nhân vật như thế nào cho phù
hợp?
? Yêu cầu của kể chuyện đời
thường là gì?
? Em hãy tìm thêm một, hai đề về
kể chuyện đời thường?
- Học sinh đọc đề ở mục 2
? Đề yêu cầu chúng ta làm gì?
- Kể chuyện về ông hay bà của em.
? Bước đầu tiên chúng ta phải làm?
- Đọc kỹ đề, chú ý những từ trọng
tâm, xác định yêu cầu của đề.
? Khi kể về người cụ thể ta thường
kể về những gì?
- Ngoại hình, tính tình, sở thích, việc
làm
- 1 em đọc dàn bài.
- Kể chuyện đời thường là kể về những
câu chuyện hàng ngày từng trải qua,
từng gặp, để lại những ấn tượng, cảm
xúc nhất định.
2. Yêu cầu
- Nhân vật và sự việc cần phải hết sức
chân thật, không bịa đặt.
- Các sự việc, chi tiết được lựa chọn tập
trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể
tùy tiện, rời rạc.
Ví dụ :
1. Kể về một bữa tiệc sinh nhật của
người bạn thân.
2. Kể về một tiết học tốt trong lớp em.
3. Các bước làm bài văn kể chuyện
đời thường
Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của
em.
- GV treo bảng phụ ghi dàn bài.
Phần mở bài đó thực hiện đúng
nhiệm vụ chưa? Khi kể về người
thật, việc thật có nên dùng danh từ
riêng không.
- Thường dùng danh từ chung.
? Phần thân bài đó phù hợp với
phần chọn ý chưa? Qua việc kể ý
thích của ông có bộc lộ tính tình
của ông không? Thứ tự kể trong
bài phải ntn?
? Em đó kể theo ngôi kể nào?
- Gọi 1 em đọc bài tham khảo.
Đưa ra nhận xét.
- Bài làm sát với dàn ý.
- Tất cả các ý trong bài đều được
phát triển thành văn, thành các câu
cụ thể.
- Các sự việc kể trong bài xoay
quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu
hoa, yêu cháu.
? Vậy để viết 1 bài văn kể chuyện
đời thường ta làm ntn?
? Em hãy nhắc lại các bước làm bài
văn tự sự?
? Xác định các bước làm bài
- Tìm hiểu đề.
- Tìm ý (Phương hướng làm bài): chọn
ngôi kể và thứ tự kể, chọn lời văn kể
phù hợp.
- Lập dàn bài.
- Viết bài.
- Phát hiện và sửa lỗi.
II. Luyện tập
Đề bài: Hãy kể về người bà kính yêu
của em
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: kể chuyện đời thường
- Nội dung: Người bà kính yêu (bà nội,
bà ngoại)
2. Tìm ý
3. Lập dàn bài
a. Mở bài:
Giới thiệụ vài nét về bà .
b. Thân bài:
- Kể vài nét về hình dáng.
- Kể những việc làm của bà trong gia
đình, thái độ đối với mọi người.
- Sở thích và ước mơ của bà.
- Thái độ, tình cảm của em đối với bà.
- Chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm
viết 1 phần.
Đại diện trình bày, nhận xét ,bổ
sung.
- GV: nhận xét, uốn nắn sửa chữa
* Yêu cầu:
- Bài làm sát với đề.
- Các sự việc trong bài làm sát với
dàn bài.
- Mối liên hệ giữa dàn ý với bài văn.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bà.
4. Viết thành văn.
* Đoạn mở bài: Trong gia đình, bà nội
là người tôi thương yêu nhất, tuy bà đã
ngoài sáu mươi tuổi nhưng bà vẫn còn
dẻo dai và nhanh nhẹn.
* Đoạn kết bài: Hai chị em tôi đều rất
yêu thương bà nội. Tôi mong bà mãi
mãi khỏe mạnh để vui sống cùng gia
đình đến khi tôi trưởng thành.
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát nội dung bài.
HĐ 4: Vận dụng
- Em hãy nêu các bước làm bài văn tự sự?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết một đoạn văn kể về công việc hàng ngày của mình?
E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Hoàn thiện bài tập: Viết thành văn đề bài trên.
- Đặt một đề kể chuyện đời thường và lập dàn ý cho đề bài đó.
- Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3.
Ngày giảng: 8/11/2019
Tiết 53:
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,
truyện ngụ ngôn.
- Sự giống và khác nhau giữa các thể loại.
- Các văn bản đã học theo từng thể loại.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát.
3. Thái độ
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng các năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp.
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật: nhóm đôi, động não
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Bài cũ
Nêu bài học rút ra từ câu truyện: Treo biển và lợn cưới, áo mới.
b. Bài mới
Trong chương trình ngữ văn 6, em đã học những thể loại nào của văn học
dân gian. Kể 1 số tác phẩm minh họa.
3. Bài mới
HĐ1: Khởi động
- Từ ví dụ trên GV dẫn dắt vào bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Nhóm đôi 2’
? Điền vào sơ đồ các thể loại
truyện dân gian đã học?
I. Định nghĩa:
Truyện dân gian
Truyền
thuyết
Cổ
tích
Ngụ
ngôn
Truyện
cười
- Yêu cầu HS nhắc lại ĐN về
các thể loại: truyền thuyết, cổ
tích, ngụ ngôn, truyện cười?
- GV cho HS ôn lại 2 phút.
- Thi nhớ nhanh giữa các tổ.
- GV nhận xét, kết luận.
GV cho HS thảo luận nhóm
bàn về sự giống và khác nhau
giữa
+ Truyền thuyết và cổ tích
+ Truyện ngụ ngôn và truyện
cười.
Đại diện HS báo cáo.
GV chốt
1. Truyền thuyết:
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện LS
trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân
dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
2. Cổ tích:
- Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân
vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về
chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của
3. Truyện ngụ ngôn:
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ
vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện
con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người
ta trong cuộc sống.
4. Truyện cười:
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười
trong cuộc sống.
- Có yếu tố gây cười.
- Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán
những thói hư tật xấu trong XH
II. So sánh sự giống và khác nhau giữa các
thể loại.
1. Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần
kì, nhân vật chính có những tài năng phi
thường.
b. Khác nhau:
Truyền thuyết Cổ tích
Nhân
vật
Kể về các nhân
vật, sự kiện có
liên quan đến
LS thời quá khứ
Kể về cuộc đời
một số kiểu
nhân vật nhất
định.
Nội
dung, ý
nghĩa
Thể hiện cách
đánh giá của
nhân dân đối với
nhân vật và sự
kiện LS
Thể hiện ước
mơ, niềm tin
của nhân dân ta.
Tính Người kể, người Người kể, người
? Em hãy kể tên các truyện
đã học trong từng thể loại?
- GV cho HS thời gian chuẩn
bị 2 phút.
- Thi giữa 3 nhóm tổ.
xác
thực
nghe tin câu
chuyện là có
thật
nghe không tin
câu chuyện là có
thật
2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.
b. Khác nhau:
- Truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê
phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng,
tính cách đáng cười.
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy
người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc
sống.
3. Tên các truyện đã học :
a. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh,
Thủy Tinh.
b. Cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh...
HĐ 3: Luyện tập
- Nêu định nghĩa truyện cười .
- GV khái quát lại nội dung bài.
HĐ 4: Vận dụng
- Nêu suy nghĩ của em sau khi học song những truỵên ngụ ngôn?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Những văn bản truyện dân gian này có vai trò như thế nào đối với các em ?
- Các em đã được đọc những truyện cổ tích nào khác ?
E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian (Tiếp)
* Yêu cầu:
- Tìm hiểu các truyện đã học về nội dung, ý nghĩa.
- Kể tóm tắt các truyện, các nhân vật, sự việc chính các văn bản (Thánh Gióng, Sơn
Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_50_den_53_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf