Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản "Sơn Tinh - Thủy Tinh" - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện

tượng lụt lội, xảy ra ở châu Thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước và khát

vọng của người Việt Cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, lũ lụt bảo

vệ cuộc sống của mình.

2. Phẩm chất :

- Yêu nước : tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước.

- Trách nhiệm : chế ngự thiên nhiên, lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên

đất nước

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phòng, chống thiên tai bảo

vệ cuộc sống của mình.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương

+ Hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện tượng

lụt lội, xảy ra ở châu Thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản "Sơn Tinh - Thủy Tinh" - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/09/2020 (6a2) Tiết 5 - Bài 3 Văn bản: SƠN TINH – THỦY TINH (Truyền thuyết) Hướng dẫn tự học: Sự tích Hồ Gươm I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện tượng lụt lội, xảy ra ở châu Thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt Cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình. 2. Phẩm chất : - Yêu nước : tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước. - Trách nhiệm : chế ngự thiên nhiên, lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phòng, chống thiên tai bảo vệ cuộc sống của mình. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương + Hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện tượng lụt lội, xảy ra ở châu Thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm. 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H. Kể tóm tắt Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nêu nhận xét của em về “sính lễ” của vua Hùng? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG “Hay đâu thần tiên đi lấy vợ Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương Không quản rừng cao, sông cách trở Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương.” Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai vị thần tài giỏi nên vua Hùng rất băn khoăn, không biết chọn ai và vua đã nghĩ ra điều kiện: Ai mang sính lễ đến trước được lấy Mị Nương.Vậy Sơn Tinh hay Thủy Tinh sẽ là người thắng cuộc và qua hình ảnh Sơn Tinh, Thủy Tinh tác giả dân gian phản ánh mong ước gì. - Gv giới thiệu bài mới... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV khái quát lại nội dung tiết 1, chuyển tiết 2. - HS đọc phần 2. H. Ai là người mang sính lễ đến trước? H. Thuỷ Tinh có thái độ như thế nào khi không lấy được Mị Nương? - GV sử dụng tranh minh hoạ cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - HS quan sát tranh, theo dõi văn bản. H. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh? H. Cuộc giao tranh diễn ra như thế nào? - Ròng rã, quyết liệt mấy tháng trời. H. Em có nhận xét gì về những từ ngữ miêu tả trong cuộc giao tranh? Qua đó thể hiện quyết tâm của nhân dân ta như thế nào? - GV: Cuộc tấn công của thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp. Nước dâng ngút trời, dông bão thét gào, như cơn giận điên cuồng, như cơn ghen mù quáng. Đó chính là sự kì II. Đọc - hiểu văn bản 2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. - Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và rước Mị Nương về núi. - Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh. * Cuộc giao tranh: Thủy Tinh Sơn Tinh - Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. - Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, dâng lưng đồi, sườn núi. - Thành Phong châu nổi lềnh bềnh trên mặt nước. - Không hề nao núng, bốc đồi, rời núi, ngăn lũ... - Sử dụng nhiều động từ mạnh -> thể hiện cuộc rằng co bất phân thắng bại, mặt khác thể hiện quyết tâm bền bỉ sẵn sàng, đối phó kịp thời để chiến thắng bão lũ của nhân dân ven ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở vùng Đồng Bằng châu thổ sông Hồng hàng năm. Hiện tượng thiên nhiên, hiện thực khách quan đã được giải thích một cách lí thú. - HS đọc phần kết. H. Cuộc giao tranh có kết quả như thế nào? H. Việc làm của Thủy Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì xảy ra trong đời sống của nhân dân? - Hiện tượng mưa gió, bão lụt hàng năm đe dọa cuộc sống con người H. Việc làm của Sơn Tinh tượng trưng cho điều gì? - Công việc trị thuỷ, đắp đê chống lũ của nhân dân Việt cổ H. Vậy câu chuyện này gắn với công cuộc nào trong sự nghiệp mở nước và dựng nước của nhân dân ta? - Đắp đê chống lũ. - HS quan sát tranh cảnh ngập lụt ở ĐBSH, cảnh trôi nhà cửa, giới thiệu đê sông Hồng - GV liên hệ thực tế: Bão lũ hàng năm, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện? H. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có ý nghĩa gì? sông Hồng. 3. Kết quả cuộc giao tranh - Sơn Tinh: thắng. - Thuỷ Tinh: thua, hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Tạo sự việc hấp dẫn: Hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương. - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. 2. Nội dung - Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt hàng năm - Ước mơ và sức mạnh chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. - HS đọc ghi nhớ SGK -> GV nhấn mạnh ND cần nhớ. - Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. * Ghi nhớ SGK * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh em có suy nghĩ gì về việc xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn chặt phá rừng ở nước ta? - Đảng và nhà nước ta đã ý thức được tác hại to lớn do thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo nhân dân ta có những biện pháp phòng chống hữu hiệu: Trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường, củng cố đê điều... * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG 1) Học sinh tìm hiểu nạn phá rừng, cháy rừng hiện nay. Suy nghĩ mối quan hệ giữa ý nghĩa truyện “ST, TT” với hiện tượng thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây trên đất nước ta. Chủ trương của Nhà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đi đôi với trồng rừng. 2) Tìm hiểu để biết: bão lụt và các hiện tượng thiên tai khác( như lốc xoáy, động đất, sóng thần,) đã gây thiệt hại về kinh tế, gây nguy hiểm đối với tính mạng của con người ntn? Nếu gặp bão lụt hoặc các hiện tượng thiên tai khác, em phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và giúp đỡ người khác? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - HS mở rộng vốn kiến thức đã học IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bài: “Sự tích Hồ Gươm” - Kể tóm tắt truyện. Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. - Về nhà học bài. Đọc văn bản Sự tích Hồ Gươm.Tìm các nhân vật và sự kiện trong truyện. Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện. - Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5_van_ban_son_tinh_thuy_tinh_nam.pdf
Giáo án liên quan