Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101 đến 104 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét cơ bản về tác giả.

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước

và dân tộc Việt Nam.

- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký.

- Hình ảnh cây tre, sự gắn bó trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.

- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký.

- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản ký hiện đại có nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình

luận .Nhận biết các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ .(HS Yếu)

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển

dịch giọng điệu phù hợp.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Yêu thiên nhiên đất nước, yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương.

- Tự hào về vẻ đẹp của cây tre, của con người Việt Nam.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

pdf16 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101 đến 104 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/6/2020( 6A2) Tiết 101,102 - Bài 26. Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép mới) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét cơ bản về tác giả. - Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký. - Hình ảnh cây tre, sự gắn bó trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam. - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài ký. - Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản ký hiện đại có nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận .Nhận biết các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ .(HS Yếu) - Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng điệu phù hợp. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. - Yêu thiên nhiên đất nước, yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương. - Tự hào về vẻ đẹp của cây tre, của con người Việt Nam. 4. Định hướng năng lực - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. Chuẩn bị: 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv. - Bảng phụ. 2.Học sinh: - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. III. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: vấn đáp, giảng bình, sử dụng tranh ảnh, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người ở Cô Tô? K-G ? Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản: Cô Tô. (TB Y). 3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động: Hình như mỗi đất nước mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho dân tộc của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để xây dựng bộ phim tài liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc chú thích (*) trong sgk. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ? Nêu xuất xứ của văn bản? - Yêu cầu đọc: Khi trầm lắng dịu dàng, sôi nổi, khẩn trương, thủ thỉ, tâm tình, hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng. - GV đọc mẫu, học sinh đọc - GV nhận xét GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó SGK. ? Nêu thể loại của văn bản? ? Về mặt thể loại có gì giống và khác bài Cô Tô? K-G - Giống nhau: đều là bút kí. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả - văn bản. a. Tác giả : - Tác giả: Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. b. Văn bản: - Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc: b. Chú thích: 3. Thể loại: - Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. - Khác nhau: Bài Cây tre VN có sự kết hợp thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. ? Theo em bài kí có thể chia làm mấy đoạn? ? Theo em, trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó? Gv: HS đọc đoạn 1 ? Tác giả dựa trên căn cứ nào để nhận xét: "Tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN"? ? Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN em có suy nghĩ gì về cách gọi này? ? Hình vẽ trong SGk gợi cho em cảm nghĩ gì? Gv : HS đọc đoạn 2: ? Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về? 4. Bố cục: * Bố cục: Chia bốn đoạn: - Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người VN. - Tiếp đến... Chung thuỷ: Cây tre người bạn thân của nhân dân Việt Nam anh hùng trong lao động. - Tiếp đến... Chiến đấu: Cây tre, người đồng chí - anh hùng chiến đấu. - Đoạn còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước. 5. Phương thức biểu đạt: - Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm -> Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về cây tre VN II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Tre - người bạn của nhân dân Việt Nam. - Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... - Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN: đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của con người VN. Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và quí trọng cây tre của dân tộc. => Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê VN; là hình ảnh của làng quê VN. 2. Vẻ đẹp của cây tre Việt nam: - Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thẳng, dáng + Vẻ đẹp? + Phẩm chất? ? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên? ? Qua vẻ đẹp và phẩm chất của trên liên tưởng đến đức tính nào của con người VN? GV: đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất miêu tả giới thiệu và chính luận một cách nhẹ nhàng tươi mát mà lắng sâu. HS đọc SGK ? Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt: + Làm ăn? + Niềm vui? + Nỗi buồn? ? Hãy chỉ ra nét NT nổi bật trong các lời văn trên? Nêu tác dụng của chúng? ? Câu văn: "Cối xay tre, nặng nề quay, vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. - Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.  Tác giả dùng nhiều tính từ (thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc), có tác dụng gợi tả vẻ đẹp và những phấm chất đáng quí của cây tre VN - Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân VN đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ. 3. Tre gắn bó với đời sống của con người Việt Nam. a. Trong đời sống hàng ngày: - Làm ăn: Dưới bóng tre xanh, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa , vỡ ruộng, khai hoang, tre là cánh tay của người nông dân. cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. - Niềm vui: Giang trẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê; là niềm vui duy nhất của tuổi thơ đánh chắt, đánh chuyền; tuổi già vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái... - Nỗi buồn: Suốt một đời người, từ thuở lọt làng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre...  Nét NT nổi bật: Nhân hóa, xen thơ vào lời văn, tạo nhịp cho lời văn (Cối xay tre, nặng nề quay). Có tác dụng tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người. Lời văn dễ nghe, dễ nhớ. Bộc lộ cảm xúc tha thiết của người viết đối với tre. từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." có cấu trúc đặc biệt như thế nào? - Câu văn với cách ngắt nhịp ngắn, khá đều đặn 3/3/4/3 vần lưng "ay" láy 4 lần đã gợi cho người đọc hình dung phần nào sự nghèo khổ vất vả, lam lũ, quanh quẩn, nặng nề của đời sống nhân dân VN chúng ta bao thế kỉ. Hình ảnh cối xay tre đã trở thành một hoán dụ. ? Để minh chứng cho nhận xét: "Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", Tác giả đã dùng những lời văn nào? ? Có gì đặc sắc trong các lời văn trên? ? Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào? ? Lời văn ở đây có đặc điểm gì? Qua đó giá trị của tre được phát hiện ở phương diện nào? ? Vị trí của tre trong tương lai đã được tác giả dự đoán như thế nào? ? Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế?  Tác giả đã dựa vào sự tiến bộ của xã hội, dựa vào sự gắn bó của tre với đời sống DT.. ? Kết thúc bài văn tác giả viết: "Cây tre VN! Cây tre xanh nhũn nhặn, ...Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao qúi của dân tộc VN." b. Trong kháng chiến chống Pháp: - Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ quốc. - Cái chông tre sông Hồng. - Tre chống lại sắt thép quân thù. - Tre xung phong vào xe tăng. - Tre hi sinh để bảo về con người.  Điệp từ tre, hình ảnh nhân hoá đã khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộcVN. C. Tre là người bạn đồng hành của nhân dân VN: - Âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.  Câu văn ngắn, cấu trúc như thơ. Qua đó ta thấy được giá trị của tre: là âm nhạc của làng quê. Là cái phần lãng mạn của sự sống làng quê VN. d. Vị trí của tre trong tương lai: - Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN. ? Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả? ? Em học tập được gì từ cách viết văn của tác giả? ? Nêu nội dung chính của vb? ? Theo các em, bài văn đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của cây tre hay còn ý nghĩa nào khác? GV: Đọc bài thơ “ Tre Việt Nam” để học sinh hiểu rõ hơn về phẩm chất cây tre cũng như phẩm chất con người Việt Nam. HS đọc ghi nhớ sgk - Tác giả cảm nhận cây từ tre những phẩm chất cao quí của dân tộc VN; đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của cây tre VN, cũng là sức sông scủa DT ta. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình. - Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. - Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao. - Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. 2. Giá trị nội dung - Văn bản thể hiện sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người Việt Nam, hình ảnh cây tre tương trưng cho đất nước và con người Việt Nam. 3. Ý nghĩa - Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre đối với đời sống dân tộc ta. - Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. * Ghi nhớ: sgk Hoạt động 3: luyện tập: ? Tìm những bài viết về cây tre? Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về cây tre VN? ? Phát biểu cảm nghĩ của em về cây tre sau khi học xong bài văn này? Hoạt động 4: vận dụng: - Viết bài văn miêu tả bụi tre làng em. - Đọc cho các bạn trong lớp cùng nghe. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Đọc thêm bài thơ: “Tre VN” của Nguyễn Duy; bài tùy bút “Cây tre bạn đường” của Nguyễn Tuân. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau: - Về nhà học bài; đọc thêm văn bản: Lòng yêu nước - Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn( Ôn toàn bộ các văn bản đã học từ đầu kì 2) ...................................... * * * ................................. Ngày dạy: 09/6/2020( 6A2) TIẾT 103: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN; CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ VÀ KHÔNG CÓ TỪ LÀ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn; câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là 2. Kĩ năng: - Nhận diện được câu trần thuật đơn và câu trần thuật dơn có từ là và không có từ là trong văn bản. - Sử dung câu trần thuật đơn trong nói và viết. 3. Thái độ: Yêu thích môn học 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo, - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: đọc, trả lời câu hỏi sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: kĩ thuật công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là hoán dụ? Lấy vd 1 câu có sử dụng hoán dụ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV lấy ví dụ, yêu cầu HS xác định CN, VN - Nam học lớp 6A2. - Nam là học sinh lớp 6A2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới( Từ VD GV dẫn vào bài) Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV treo bảng phụ đã viết VD - Gọi HS đọc VD ? Đọan văn gồm mấy câu? ? Mục đích của các câu? ( các câu dùng vào mục đích gì?) I. Câu trần thuật đơn là gì? 1. Ví dụ: SGK - Tr101. - Đoạn văn gồm 9 câu. - Câu 1,2,6,9: Dùng để kể, tả, nêu ý kiến ? Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân loại câu theo mục đích nói? GV : những câu 1, 2, 6, 9 là câu trần thuật. Vậy thế nào là câu trần thuật? ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật ? HS : Phân tích cấu tạo GV: Câu do một cụm c – v tạo thành câu trần thuật đơn. * GV kết luận: Câu có một cụm C-V dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể người ta gọi là câu trần thuật đơn. ? Nhắc lại câu trần thuật đơn dùng để làm gì? ? Lấy ví dụ, phân tích. K- G - GV treo bảng phụ đã viết VD ? Đọc và xác định C-V trong 4 câu trên? - HS lên bảng xác định. ? VN của câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành? ? Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau dây điền vào trước VN của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải?  Câu trần thuật (Câu kể). - Câu 4: Dùng để hỏi  Câu nghi vấn (Câu hỏi). - Câu 3,5,8: Bộc lộ cảm xúc  Câu cảm (Cảm thán). - Câu 7: Cầu khiến  câu cầu khiến (Mệnh lệnh). → Câu trần thuật là những câu dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến. *Xác định cấu tạo: - Câu có một cặp C - V: câu 1, 2, 9. - Câu có hai cặp C-V: câu 6 → Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C – V tạo thành. 2. Bài học: SGK tr - 101. II. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. 1.Ví dụ: (SGK - Tr114) a. Bà đỡ Trần/ là người huyện Đông Triều. b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân gian.... c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô /là một ngày trong trẻo và sáng sủa. d. Dế Mèn trêu chị Cốc// là dại. * Nhận xét: - VN trong câu a,b,c: Từ "là" + cụm DT. - VN trong câu d: Từ "là" + tính từ. - Chọn từ ngữ phủ định: a. Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều b. ...không phải là loại truyện dân gian kể về... c. ...chưa phải là một ngày trong trẻo sáng sủa. ? Nhận xét về cấu trúc phủ định? - GV nhận xét lại: + Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) + Thực chất của cấu trúc trên là: (Từ phủ định + động từ tình thái) + là + (danh từ hoặc cụm danh từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) ? Từ bài tập trên em rút ra đặc điểm gì của câu trần thuật đơn có từ “ là ” - Gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. BT nhanh : Phân tích cấu tạo của câu trần thuật đơn có từ là sau: Gặp thầy cô giáo phải chào hỏi là rất lễ phép. HS đọc VD ? Xác định CN,VN trong VD? - Phân tích cấu tạo VN. ? VN trong những câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? ? Cấu tạo VN của mỗi câu trên có điểm gì khác so với cấu tạo VN của câu: - Nghiện ma tuý là mất cả cuộc đời. HS: Thảo luận (1’) - Điểm khác: VN của câu không có từ là không có cấu tạo: là + CTT ( TT). ? Muốn VN của những câu trên mang ý nghĩa phủ định, có thể lựa chọn những từ, cụm từ phủ định nào (không, không phải, chưa, chưa phải) điền vào trước VN của các câu trên? GV: Các câu phủ định này có từ phủ định kết hợp trực tiếp với ĐT ( CĐT) hoặc TT ( CTT) làm bộ phận VN của câu: ( Chưa, chẳng)+ ĐT ( CĐT) hoặc d. ...không phải là dại. - Nhận xét về cấu trúc phủ định: : Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) hoặc tính từ. 2. Bài học: SGK - Tr 114 III. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”. 1. Ví dụ. a. Phú ông/ mừng lắm. C V b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân. C V * Nhận xét: a. Cụm tính từ. b. Cụm động từ. - Chọn từ phủ định: không, chưa. TT ( CTT). GV: Khái quát, rút ra KL về đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là: GV: lấy VD: - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. ? Câu trần thuật đơn không có từ là có những đặc điểm gì? ? Khi biểu thị ý nghĩa phủ định, VN của câu trần thuật đơn không có từ là và câu trần thuật đơn có từ là có cấu trúc khác nhau như thế nào? HS: Đọc ghi nhớ ( SGK) BT nhanh: ? Xác định C-V và từ loại, cụm từ loại trong VD? - Lớp tôi / đi lao động. C V ( CĐT) - Bạn Hạnh /chăm chỉ học. C V ( CTT) Hoạt động 3: Luyện tập HS làm cá nhân HĐ nhóm bàn( 2p) - Gọi HS đọc bài tập - Gọi HS xác định CN- VN - Yêu cầu HS xác định câu trần thuật đơn có từ là. - HS thảo luận nhóm đôi => Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là: VN thường do ĐT ( CĐT), tính từ ( CTT) tạo thành. - VN biểu thị ý phủ định kết hợp với: không, chưa. 2. Bài học - SGK/119. IV. Luyện tập 1. Bài tập 1( 101): Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng: - Câu 1: Ngày thứ năm... sáng sủa  Dùng để tả cảnh. - Câu 2: Từ khi... trong sáng như vậy  dùng để nêu ý kiến nhận xét. 2. Bài tập 2( 102): xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng - Câu a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. 3. Bài tập 1( 115): a. Hoán dụ/ là gọi tên sự vật hiện tượng... C V b. Người ta/ gọi chàng là Sơn Tinh. C V →Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là c. Tre/ là cánh tay của người nông dân. 3 HS lên bảng làm ? Xác định CN - VN trong từng câu trần thuật đơn không có từ là ? C V →Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Tre/ còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. C V →Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Nhạc của trúc, nhạc của tre /là khúc nhạc của đồng quê. C V →Đây là câu trần thuật đơn có từ là. d. Bồ các/ là bác chim ri Chim ri/ là dì sáo sậu Sáo sậu/ là cậu sáo đen Sáo đen/ là em tu hú Tu hú là/ chú bồ các →4 câu trên là câu trần thuật đơn có từ là. đ. Vua nhớ công ơn/ phong là... Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là. e. Khóc /là nhục Và dại khờ/ là những lũ người câm Đây là câu trần thuật đơn có từ là. 4. Bài 1( 120) a. (1) Bóng tre / trùm lên thôn. C V (2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái /đình mái chùa cổ kính. V C (3)Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữ một C V nền văn hóa lâu đời. b. (1) Bên hàng xóm tôi/ có cái hang của DC V C (2) Dế choắt / là tên tôi thế C V c. (1) Dưới gốc tre tua tủa / những mầm V C Móng. (2) Măng / trồi lên nhọn hoắt như C V HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học sinh thực hiện đoạn hội thoại có sử dụng các kiểu câu trần thuật đơn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt. Yêu cầu: Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức tiếng việt đã học từ đầu kì 2. ...................................... * * * ................................. Ngày giảng: 11/6/2020( 6A2) Tiết 104 - 101 - Bài 27: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hóa dụ và câu trần thuật đơn. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm các bài tập thực hành. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo, - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: kĩ thuật công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp khi lên lớp 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Để chuẩn bị tốt cho tiết KT Tiếng Việt, hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở kỳ II. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv đưa ra ví dụ. Tôi đang ăn cơm ? Em hãy đặt một câu có sử dụng phó từ? ? Theo em phó từ có mấy loại? - HS vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở. ? Thế nào là câu đơn, lấy ví dụ? ? Thế nào là câu ghép, lấy ví dụ? ? Thế nào là câu trần thuật đơn, lấy ví dụ? ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là, lấy ví dụ? I. Phó từ. a. Khái niệm. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. b. Các loại phó từ. - Có 2 loại: + Phó từ đứng trước động từ, tính từ. + Phó từ đứng sau động từ, tính từ. II. Các kiểu câu 1. Vẽ sơ đồ: 2. Nêu khái niệm. a) Câu đơn: - là câu chỉ có một cụm C-V. - VD: Em đang học bài. b) Câu ghép: là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là 1 vế câu. + VD: Có những bạn học sinh đang đá cầu; những bạn khác nhảy dây; một số bạn thì trò chuyện vui vẻ. c) Câu trần thuật đơn: là câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả, kể về 1 sự vật, sự việc hoặc để nêu 1 ý kiến. + VD: Bạn ấy rất chăm chỉ học bài. d) Câu trần thuật đơn có từ là: là câu có một cụm C-V trong đó VN thường do từ là kết hợp DT(CDT) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp từ giữa từ là với ĐT(CĐT) Câu ghép Câu trần thuật đơn không có từ là Câu trần thuật đơn có từ là Câu đơn Các kiểu câu so sỏnh ? Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là, lấy ví dụ? Y/c HS vẽ sơ đồ các phép tu từ đã học vào vở. ? Thế nào là so sánh? ? Thế nào là nhân hóa? ? Thế nào là ẩn dụ? ? Thế nào là hoán dụ? Hoạt động 3: Luyện tập hoặc TT(CTT), cũng có thể làm VN. đ) Câu trần thuật đơn không có từ là: là câu có một cụm C-V trong đó VN thường do ĐT, TT hoặc CTT tạo thành. + VD: Chúng em nhảy cao ở góc sân. II. Các phép tu từ đã học. 1. Vẽ sơ đồ : 2. Nêu khái niệm. a) So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó. + VD: Bạn ấy học khá hơn em. b) Nhân hóa: là biến những sự vật không phải là người nhưng có những hành động, tính cách như con người. + VD:Những bông hoa đang tranh nhau khoe sắc. c) Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác cú nét tương đồng với nó. + VD: Người là Cha, là Bác, là Anh. Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ. d) Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. + VD: Lớp 6A có một chân sút rất giỏi III. Luyện tập: 1. Bài 1: Phân tích cấu tạo phép so sánh sau: - Ngôi nhà như trẻ nhỏ. - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai CÁC PHÉP TU TỪ Phép hoán dụ Phép ẩn dụ Phép nhân hóa Phép so sánh GV: HDHS làm bài tập 4,5/sgk/59 ? ? Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào? Nêu tác dụng? GVHDHS làm bài tập 1/SGK/84 - Đoạn văn: Nam là bạn thân nhất của em. Năm nào, Nam cũng là học sinh xuất sắc. Em rất thán phục bạn và tự hứa với bản thân ḿinh sẽ phấn đấu học giỏi như Nam. Để tính bạn của em và bạn ấy mãi bền lâu. dãy trường thành. Vế A PD so sánh Từ so sánh Vế B Ngôi nhà như Trẻ nhỏ Rừng đước Dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành 2. Bài 2: HS làm bài tập 4,5/ SGK/ 59 3. Bài 3: a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. - Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ là Mặt Trời trong câu thơ thứ 2. - Ẩn dụ phẩm chất. - Tác dụng: Tác giả đã dùng từ mặt trời để chỉ Bác Hồ- vị lãnh tụ của dân tộc -> Người như mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai đọc lập, tự do, hạnh phúc -> Tăng sức gợi hình, gợi cảm. b. Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền - Thuyền -> Chỉ người ra đi ( Người con trai) - Bến -> Chỉ người ở lại ( Người con gái) - Ẩn dụ phẩm chất. - Tác dụng: nói lên nỗi nhớ da diết của người ở lại với người ra đi. 4. Bài 4: HS làm bài tập 1/SGK/84 5. Bài 5: Chỉ ra câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn sau? Phân tích cấu tạo của câu tìm được? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học sinh thực hiện đoạn hội thoại có sử dụng các kiểu câu trần thuật đơn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã ôn. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi về CN và VN. Yêu cầu: Đọc kĩ các VD và trả lời các câu hỏi sgk ...................................... * * * .................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_101_den_104_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf
Giáo án liên quan