Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Văn bản "Thạch Sanh" (Tiếp) - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục thấy được niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác

giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái : lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng

ác, chính nghĩa thắng gian tà.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân

vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng

bình.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20: Văn bản "Thạch Sanh" (Tiếp) - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/10/2020 (6a2) TIẾT 20- BÀI 6 VĂN BẢN: THẠCH SANH (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục thấy được niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. 2. Phẩm chất : - Nhân ái : lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H. Em hãy kể tóm tắt truyện Thạch Sanh? Nhận xét về sự ra đời của Thạch Sanh? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tiết trước các em đã được tìm hiểu về những chiến công của Thạch Sanh. Vậy nhờ vào đâu mà chàng có thể chiến thắng được hiểm nguy như vậy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV khái quát lại nội dung tiết 1, chuyển tiết 2. H. Theo em, vì sao Thạch Sanh có thể vượt qua được những thử thách và lập được những chiến công như vậy? II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nhân vật Thạch Sanh - Nhờ vào vũ khí thần H. Trong số những vũ khí đó, vũ khí nào đặc biệt nhất ? Ý nghĩa của những thứ vũ khí đó ? Qua đó thể hiện ước mơ nào của ông cha ta? - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV giới thiệu tranh: niêu cơm thần, tiếng đàn thần. * GV bình: có cây đàn thần Thạch Sanh trở thành người anh hùng, nghệ sĩ đấu tranh cho tình yêu, công lí, cho cuộc sống hòa bình và hạnh phúc của nhân dân. Niêu cơm thần - niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái - ước vọng đoàn kết, tình người bao la. H. Qua phân tích em thấy Thạch Sanh là người như thế nào? - GV: Thạch Sanh là biểu tượng đẹp của con người Việt Nam, là tượng trưng cho điều thiện. H. Đối lập với Thạch Sanh là nhân vật nào? - HS theo dõi văn bản H. Em hãy chỉ ra những âm mưu và hành động của Lí Thông? H. Em hãy nhận xét về nhân vật Lí Thông qua những chi tiết trên? Gv: Trong truyện cổ tích, nhân vật chính diện và phản diện luôn đối lập nhau về hành động và tính cách -> đây là một đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại truyện cổ tích. H. Kết cục của Lí Thông là gì? Sự trừng phạt đó có thỏa đáng không? - HS thảo luận cặp đôi câu hỏi 5 trong SGK d. Vũ khí thần kì * Tiếng đàn - Làm cho nhân vật giải oan, công chúa khỏi câm, Lí Thông bị vạch mặt. - Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng -> Là vũ khí lợi hại, thể hiện quan niệm và ước mơ công lí, nhân đạo, tài năng, tâm hồn, tình cảm, yêu hoà bình của nhân dân. * Niêu cơm - Đãi hàng binh - Ăn mãi không hết -> Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, đoàn kết, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. => Thạch Sanh là nhân vật sống nghèo khó nhưng lương thiện, thật thà chất phác, lập nhiều chiến công hiển hách. 2. Nhân vật Lí Thông - Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để mưu lợi. - Lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. - Cướp công của TS -> Lí Thông là kẻ lừa lọc, phản bội, nham hiểm, xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa.... - Lí Thông bị sét đánh-> biến thành bọ hung bẩn thỉu -> làm điều ác sẽ bị trừng phạt. 3 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. Gv: Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần ... H. Qua phân tích truyện, em hãy rút ra những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện? - Công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn TS bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng. - Tiếng đàn thần, niêu cơm thần. H. Nêu nội dung, ý nghĩa gì của truyện? - HS đọc ghi nhớ SGK. => Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác) và ước mơ của nhân dân ta về một sự đổi đời. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo - Sử dụng những chi tiết thần kì. 2. Nội dung - Ca ngợi chiến công rực rỡ và phẩm chất cao đẹp của người anh hùng. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người lương thiện, chính nghĩa. *Ghi nhớ: SGK * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Nêu nghệ thuật, ý nghĩa truyện? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Kể tóm tắt truyện. Nắm vững nội dung tiết 1. - Chuẩn bị: Em bé thông minh Yêu cầu: Đọc văn bản, tóm tắt truyện, trả lời câu hỏi 2, 3 SGK tr74.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_20_van_ban_thach_sanh_tiep_nam_ho.pdf
Giáo án liên quan