I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự
sự.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài
văn tự sự.
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
- Trung thực : sống trung thực
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: học sinh ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn
tự sự, xác định chủ đề của bài văn tự sự.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tìm chủ đề, làm dàn bài của bài văn tự sự.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của
bài văn tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : học sinh ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn tự sự,
xác định chủ đề của bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 25/09/2020 (6a2)
TIẾT 12 - BÀI 3
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự
sự.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài
văn tự sự.
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
- Trung thực : sống trung thực
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: học sinh ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn
tự sự, xác định chủ đề của bài văn tự sự.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tìm chủ đề, làm dàn bài của bài văn tự sự.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của
bài văn tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : học sinh ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn tự sự,
xác định chủ đề của bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự ? Chỉ ra sự việc, nhân vật trong
truyền thuyết Thánh Gióng ?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề
của nó, sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải
là dàn ý không và làm thế nào có thể xác định được chủ đề và dàn ý của tác
phẩm tự sự.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Học sinh đọc bài văn mẫu trong SGK.
H. Câu chuyện kể về ai?
H. Trong phần thân bài có mấy sự
việc chính? Đó là những sự việc nào?
H. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh
trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi
đã nói lên phẩm chất gì của người
thấy thuốc?
- Thái độ hết lòng cứu giúp người
bệnh.
H. Theo em những câu văn nào thể
hiện tấm lòng của Tuệ Tĩnh với người
bệnh?
+ Ông chẳng những mở mang ngành y
dược dân tộc mà còn là người hết lòng
thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để
chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn
nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ.
H. Như vậy vấn đề chính đặt ra trong
câu chuyện là gì?
H. Vấn đề đó được thể hiện trực tiếp ở
câu văn nào?
H. Ngoài ra, vấn đề của cốt truyện
còn được thể hiện gián tiếp qua việc
làm, hành động như thế nào?
Gv: Những việc làm và lời nói của Tuệ
Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao
đẹp của ông -> đó cũng là nội dung tư
tưởng của truyện -> được gọi là chủ đề.
H. Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của
bài văn tự sự
1. Chủ đề của bài văn tự sự
a. Ví dụ: Bài văn mẫu
- Truyện kể về danh y Tuệ Tĩnh.
- Phần thân bài có 2 sự việc chính:
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà
giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông
dân.
-> Thể hiện tấm lòng của ông đối với
người bệnh: ai bệnh nặng nguy hiểm
hơn thì lo chữa trị trước, không phân
biệt giàu nghèo.
=>Vấn đề đặt ra: ca ngợi tấm lòng
thương yêu và hết lòng vì người
bệnh của danh y lỗi lạc đời Trần Tuệ
Tĩnh.
- Câu văn “Ông chẳng những...là
người hết lòng thương yêu giúp đỡ
người bệnh”.
- Ngoài ra, còn thể hiện ở việc làm,
thái độ của nhân vật: “dứt khoát trả
lời”, đi chữa bệnh ngay “chẳng kịp
nghỉ ngơi”.
sự là gì?
- HS trả lời, nhận xét -> GV kết luận
- HS đọc 3 nhan đề trong SGK.
H. Trong các nhan đề trên, em chọn
nhan đề nào? Vì sao?
- 3 Nhan đề trong SGK đều thích hợp
nhưng sắc thái khác nhau. Hai nhan đề
sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát.
Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói
về chủ đề mà nói lên tình huống buộc
thầy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông.
Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề
bộc lộ rõ quá thì không hay.
H. Em hãy đặt thêm các nhan đề khác
cho truyện?
- Các nhan đề khác:
+ Một lòng vì người bệnh
+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa
trước cho người đó.
H. Qua tìm hiểu, em hãy cho biết mối
quan hệ giữa tên truyện và chủ đề?
- Tên truyện thể hiện chủ đề của
truyện.
H. Em thấy các sự việc ở phần thân
bài có mối quan hệ gì với chủ đề hay
không?
- GV lưu ý: có những văn bản chủ đề
nằm ngay trong câu văn ở bài văn có
thể là phần mở bài, thân bài.. nhưng có
khi đọc hết cả bài văn ta mới rút ra
được chủ đề.
H. Nêu chủ đề của truyện Thánh
Gióng?
- Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại
xâm.
- HS theo dõi bài văn trong SGK mục
1.
H. Bài văn tự sự trên gồm mấy phần
và nhiệm vụ của từng phần?
b. Bài học: (ý 1-Sgk)
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người
viết muốn đặt ra trong văn bản.
Chủ đề và sự việc có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau: Sự việc thể hiện
chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự
việc...
- Chủ đề thể hiện thông qua sự thống
nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân vật và
sự kiện.
2. Dàn bài của bài văn tự sự
a. Ví dụ
- Ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh.
H. Có thể thiếu 1 trong 3 phần trên
không? Vì sao?
- Không, vì:
+ Thiếu mở bài: người đọc khó theo
dõi câu chuyện.
+ Thiếu thân bài: người đọc không biết
câu chuyện diễn biến như thế nào.
+ Thiếu kết bài: không biết kết quả ra
sao.
H. Mối quan hệ giữa các phần như
thế nào?
- Gắn bó chặt chẽ, hô ứng, không tách
rời.
H. Vậy dàn bài bài văn tự sự gồm có
mấy phần? Nội dung của từng phần?
- GV: Dàn bài hay còn gọi là bố cục,
dàn ý của bài văn; cần xây dựng dàn
bài trước khi viết bài.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
+ Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ
Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú
bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi
mới chữa cho nhà quí tộc.
+ Kết bài: Kết cục của sự việc.
b. Bài học (ý 2 - SGK)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc bài tập 1
H. Em hãy nêu chủ đề của truyện
Phần thưởng?
H. Sự việc nào thể hiện tập trung
cho chủ đề? Nêu câu văn thể hiện sự
việc đó?
H. Hãy chỉ ra 3 phần trong bố cục
của câu chuyện?
H. Truyện này so với truyện Tuệ
Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và
khác nhau về chủ đề?
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Chủ đề
- Tố cáo tên cận thần tham lam.
- Ca ngợi trí thông minh của người
nông dân.
- Sự việc thể hiện tập trung chủ đề:
Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và
kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên
quan và người đọc.
b. Bố cục
- Mở bài: câu 1
- Thân bài: các câu tiếp theo
- Kết bài: câu cuối
c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh
* Giống nhau
- Kể theo trình tự thời gian.
- Có bố cục 3 phần rõ rệt.
- ít hành động, nhiều đối thoại.
* Khác nhau
H. Câu chuyện thú vị ở chỗ nào?
- HS xác định yêu cầu bài tập
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút.
- Đại diện trình bày, các nhóm nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
H. Qua trên, em thấy có thể có mấy
cách mở bài ?
H. Qua trên, em thấy có thể có mấy
cách kết bài ?
- GV cho hs tập viết phần mở bài
- Chủ đề trong "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay
ở phần mở bài.
- Chủ đề trong Phần thưởng không
nằm trong câu nào mà phải từ truyện
mới rút ra được.
d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: Lời cầu
xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc
bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông
minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông
dân.
2. Bài tập 2: Đánh giá cách mở bài,
kết bài của hai truyện
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Mở bài: Nêu tình huống
+ Kết bài: Nêu sự việc tiếp diễn.
- Sự tích Hồ Gươm
+ Mở bài: Nêu tình huống nhưng diễn
giải dài
+ Kết luận: Nêu sự việc kết thúc
- Có hai cách mở bài
+ Giới thiệu chủ đề câu chuyện
+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
- Có hai cách kết bài
+ Kể sự việc kết thúc
+ Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác
như đang tiếp diễn
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Viết một đoạn kết khác cho truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Thế nào là chủ đề trong bài văn tự sự, mối quan hệ giữa chủ đề và sự
việc trong bài văn tự sự?
- Nêu dàn bài của bài văn tự sự.
- GV khái quát nội dung cơ bản
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Đọc nhiều lần , soạn vb “ Mẹ tôi ”, trả lời các câu hỏi trong sgk
- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học, đọc bài đọc thêm:
Những cách mở bài khác nhau trong bài văn kể chuyện.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Mục I)
Yêu cầu: Đọc bài, trả lời các câu hỏi Sgk. Đọc kĩ nội dung ghi nhớ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_12_chu_de_va_dan_bai_cua_bai_van.pdf