I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và
dân tộc Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của
người Việt Nam.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
b. Năng lực đặc thù
- Cảm thụ và phân tích văn học, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
- Vấn đáp, giảng bình, sử dụng tranh ảnh, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật :
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
13 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103 đến 105 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 1/6/2020
Tiết 103 Văn bản:
CÂY TRE VIỆT NAM
(Thép Mới)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và
dân tộc Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của
người Việt Nam.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
b. Năng lực đặc thù
- Cảm thụ và phân tích văn học, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
- Vấn đáp, giảng bình, sử dụng tranh ảnh, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật :
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được miêu tả NTN?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Đất nước và dân tộc VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây
tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của DT. Ca ngợi nhân dân VN
anh hùng, đạo diễn người Ba Lan R. Các men cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào
bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài
liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới (Nguyễn Ánh Hồng) đã viết
bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS: Đọc chú thích * SGK
? Em hiểu gì về tác giả Thép Mới?
- HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng
tác văn chương của ông.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- GV: Bổ sung thêm: Cây tre, biểu tượng
của con người và đất nước VN.
- GVHD đọc: Giọng tha thiết, trìu mến.
- GV đọc mẫu 1 đoạn - HS đọc (3 HS
đọc nối tiếp đến hết)
- GV kiểm tra chú thích 2, 4, 10, 11.
? Nêu thể loại của văn bản?
- TL cặp đôi: 2 phút.
? Văn bản có thể chia thành mấy phần?
Nội dung chính từng phần?
- Đại diện HS TB - HS khác NX, b/s
- GV NX, chốt lại.
? Theo em trong văn bản này, tác giả đã
dùng phương thức biểu đạt nào? Tác
dụng của các phương thức biểu đạt đó?
-> Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm
nhận được hình ảnh cây tre một cách
sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác
giả về cây tre VN.
- HS đọc lại đoạn 1 sgk
? Tác giả đã giới thiệu về cây tre qua
những câu văn nào?
? Nhận xét về cách giới thiệu của tác
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Thép mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc
(1925 - 1991). Quê: Hà Nội
- Ngoài báo chí ông còn viết nhiều bút kí
và thuyết minh phim.
b. Văn bản:
- Là lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên
của tác giả người Ba Lan.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Thể loại: Bút kí
3. Bố cục: 4 phần
- P1: ... như người: Tre có mặt khắp nơi và
phẩm chất của cây tre
- P2: ... chung thuỷ: Tre với người trong
lao động.
- P3: ... chiến đấu: Tre với người trong
chiến đấu.
- P4: Còn lại: Tre trong hiện tại và tương
lai.
5. Phương thức biểu đạt
- Thuyết minh, biểu cảm.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
* Hình ảnh cây tre:
- Là bạn thân của nông dân, bạn thân của
nhân dân VN.
- Tre Đồng Nai... Điện Biên Phủ...
- Đâu đâu ta cũng có nứa, tre làm bạn.
-> Nghệ thuật nhân hóa, điệp từ, liệt kê,
giả?
? Tác giả muốn khẳng định điều gì qua
cách giới thiệu này?
- GV: Liên hệ thực tế về tre có mặt ở
khắp mọi nơi.
- TL cặp đôi: 2 phút.
? Những từ ngữ nào trong đoạn văn
chứng tỏ phẩm chất của cây tre?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ,
biện pháp nghệ thuật của tác giả trong
đoạn văn trên?
? Nhận xét về phẩm chất của cây tre?
? Em có biết bài thơ nào cũng nói về cây
tre Việt Nam?
- GV đọc một đoạn thơ trong bài "Tre
Việt Nam" của Nguyễn Duy.
- GV: Liên hệ thực tế về sức sống của
tre - GV: tác giả còn kể tiếp những phẩm
chất nào của tre...
câu khẳng định.
=> Cây tre luôn là người bạn thân thiết,
gắn bó chặt chẽ với con người VN.
* Phẩm chất của cây tre:
- măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc,
màu xanh nhũn nhặn,
- cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao,
giản dị, chí khí như người.
-> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh, tính từ
miêu tả.
=> Tre có những phẩm chất cao quý như
con người Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Đọc những câu ca dao, tục ngữ, thơ, hoặc kể truyện cổ tích VN có nói đến cây tre?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Viết 1 bài thơ 5 chữ về chủ đề cây tre.
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm hiểu thêm các loài cây, loài hoa biểu tượng của các quốc gia khác trên thế giới.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tiếp tục tìm hiểu chi tiết văn bản theo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu vb/99 sgk.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong LĐSX
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
Ngày dạy: 3/6/2020
Tiết 104 - Văn bản:
CÂY TRE VIỆT NAM
(Thép Mới )- Tiết 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và
dân tộc Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của
người Việt Nam.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
b. Năng lực đặc thù
- Cảm thụ và phân tích văn học, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
- Vấn đáp, giảng bình, sử dụng tranh ảnh, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật :
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu phẩm chất của cây tre?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người dân VN. Cây tre có vẻ đẹp bình dị
và nhiều phẩm chất quý báu và là biểu tượng của đất nước và dân tộc VN.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* GV chốt tiết 1 chuyển tiết 2.
- HS đọc lại đoạn 2.
II. Đọc hiểu văn bản:
2. Cây tre với con người trong lao động
? Tìm các chi tiết nói về mối quan hệ
giữa cây tre với người nông dân VN?
- HĐ cá nhân ghi ra giấy (3p) - đối chiếu
với bảng phụ.
- GV: Phân tích các chi tiết, hình ảnh và
Liên hệ thực tế.
? Tác giả sử dụng biện biện pháp nghệ
thuật gì?
? Nhận xét về mối quan hệ giữa cây tre
với người nông dân VN?
- HS: Đọc đoạn 3.
- TL nhóm cặp đôi (2p)
? Tìm các chi tiết nói về mối quan hệ
giữa cây tre với con người trong kháng
chiến?
- GV: Giải thích, phân tích từ ngữ, kể
chuyện lịch sử.
? Tác giả sử dụng từ loại, biện pháp NT
nào?
? Nhận xét về lời văn, giọng văn của tg?
? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều
gì?
- HS: Đọc đoạn 4.
? Nói về cây tre trong hiện tại tác giả nói
với đối tượng nào?
- Lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng
-> Chủ nhân tương lai của đất nước.
? Tác giả đã nói gì?
sản xuất.
- Bóng tre âu yếm làng bản, xóm thôn
- Dưới bóng tre... dựng nhà, dựng cửa, vỡ
ruộng, khai hoang.
- Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
- Giúp người trăm nghìn công việc khác
nhau.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre vẫn còn vất vả mãi với người.
- Tre là người nhà, tre khăng khít với đời
sống hằng ngày.
- Tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ, tuổi
già.
- Gắn bó với con người suốt cuộc đời.
- Tre với mình sống có nhau, chết có nhau
chung thủy.
-> Nghệ thuật nhân hoá, biện pháp so sánh,
liệt kê.
=> Tre gắn bó mật thiết, lâu đời với người
nông dân, giúp ích cho con người trăm
nghìn công việc khác nhau trong đời sống
hàng ngày.
3. Cây tre với con người trong chiến đấu.
- Tre là thẳng thắn, bất khuất...
- Tre là đồng chí...
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân
thù, tre xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ
con người, Tre anh hùng...
-> NT: Sử dụng động từ, biện pháp nhân
hoá, so sánh.
-> Giọng văn nhịp nhàng, dồn dập, hùng
hồn.
=> Cây tre có một sức mạnh và vai trò to
lớn trong công cuộc kháng chiến gian khổ
bảo vệ Tổ quốc.
4. Cây tre trong cuộc sống hiện tại và
tương lai
- Sắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng
tre vẫn là bóng mát, mang khúc nhạc đồng
quê, tươi những cổng chào thắng lợi, ...
Tác giả sử dụng NT gì?
? Điều tác giả muốn nói với chúng ta ở
đây là gì?
- GV: Liên hệ thực tế.
? Khái quát nét nghệ thuật chính ?
- GV: Sử dụng bảng phụ để ghi.
? Nội dung của văn bản là gì?
- TL nhóm: 4 nhóm (3phút)
? Theo các em, bài văn đơn thuần là
miêu tả vẻ đẹp của cây tre hay còn ý
nghĩa nào khác?
- Gọi đại diện HS TB - HS khác NX.
- GV NX, chốt kiến thức.
- GV nhấn mạnh: Là người có hiểu biết
sâu sắc về cây tre. Có tình yêu sâu sắc với
cây tre. Tự hào về cây tre, về con người
Việt Nam.
? Em học tập được gì từ cách viết văn
của tác giả?
- HS: sử dụng phép nhân hoá, so sánh
hay, độc đáo. Chi tiết, hình ảnh chọn lọc
mang ý nghĩa biểu tượng. Lời văn giàu
cảm xúc nhịp điệu.
-> NT: So sánh
=> Cây tre luôn gắn bó mật thiết với con
người trong hiện tại và tương lai.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- K/hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc,
vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính
biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân
hóa điệp ngữ, ẩn dụ.
2. Nội dung:
- Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của
người dân VN.
- Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm
chất quý báu.
- Cây tre là biểu tượng của đất nước và dân
tộc VN.
3. Ý nghĩa:
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của
cây tre với đời sống nhân dân ta. Qua đó cho
thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre,
có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào
chính đáng về cây tre VN.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Phát biểu cảm nghĩ của em về cây tre sau khi học xong bài văn này?
- HS phát biểu cảm nghĩ.
- GV bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương cho hs.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Viết bài văn miêu tả bụi tre làng em.
- Đọc cho các bạn trong lớp cùng nghe.
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Học kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hoá đặc sắc.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong LĐSX
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Soạn: Câu trần thuật đơn có từ “là” ; Câu trần thuật đơn không có từ là: đọc và tìm
hiểu các ví dụ trong bài. Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
Hướng dẫn đọc thêm ở nhà: Lòng yêu nước
? Đọc kĩ và trả lời theo nội dung câu hỏi sgk.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất.
- Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến
đấu bảo vệ tổ quốc.
Ngày dạy: 4/6/2020
Tiết 105 - Tiếng việt:
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
(Tự học có hướng dẫn)
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật
đơn không có từ là.
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là và xác
định được các kiểu câu tạo câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là
trong văn bản.
- Xác định được CN và VN trong câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không
có từ là
- Đặt được câu trần thuật đơn
2. Kĩ năng:
- Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là.
3. Thái độ:
Thấy được sự đa dạng của kiểu câu trần thuật đơn và sử dụng kiểu câu trần thuật
đơnvào văn nói, viết.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
b. Năng lực đặc thù
- Cảm thụ và phân tích văn học, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, phân tích
2. Kĩ thuật :
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV tổ chức cho hs thi hái hoa dân chủ (lồng ghép kt bài cũ)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Các câu trong đoạn được dùng làm
gì?
- GV : mục đích nói của 4 kiểu câu
- XĐ cấu tạo ngữ pháp câu trần thuật
vừa tìm được?
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I
- HS đọc ví dụ
- GV chia thành 4 nhóm TL - 5 p
- GV giao nhiệm vụ: ? Xác định CN -
VN trong các câu trên?
- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
trên phiếu học tập.
-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, gạch chân trên bảng
phụ.
? Vị ngữ của các câu trên do các từ,
cụm từ nào tạo thành?
- HS: a,b,c: VN: là + cụm DT
d: VN: là + tính từ
? Hãy chọn các từ hoặc cụm từ phủ
định thích hợp sau điền vào trước vị
ngữ của câu trên: Không, không phải,
phải, chưa, chưa phải.
? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào
là câu trần thuật đơn có từ là?
- HS đọc ghi nhớ SGK - Lấy VD?
- GV lưu ý: Không phải cứ câu có từ
là đều được coi là câu trần thuật đơn
có từ là
A. Câu trần thuật đơn
Ví dụ: SGK
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9
-> Câu trần thuật.
- Câu hỏi: Câu 4 -> Câu nghi vấn.
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8 -> Câu cảm
thán.
- Câu cầu khiến: Câu 7.
* Xác định cấu tạo:
- Câu 1, 2, 9: Do 1 cụm C - V tạo thành ->
Câu trần thuật đơn
- Câu 6: do 2 cụm C - V tạo thành -> Câu
trần thuật ghép.
B. câu trần thuật đơn có từ là.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ
là.
1. Ví dụ:
a. Bà đỡ Trần/là người huyện Đông Triều.
CN VN
b. Truyền thuyết/là loại truyện dân gian ...
CN VN
c. Ngày...Cô Tô/ là một ngày trong trẻo, ...
CN VN
d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
CN VN
=> VN: là + cụm DT
là + tính từ
- Khi biểu thị ý phủ định: Từ phủ định + VN
2. Ghi nhớ: ( SGK)
VD: - Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
(từ là nối động từ gọi với phụ ngữ
Sơn Tinh)
Hoặc: Rét ơi là rét; Nó hiền hiền là
(từ là dùng để nhấn mạnh, làm cho lời
nói có sắc thái tự nhiên, nó là từ đệm)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm bàn - 2 phút.
-> Đại diện trình bày miệng
- GV sử dụng bảng phụ VD 1.
- HS đọc ví dụ - trả lời câu hỏi:
? Vị ngữ của câu nào trình bày cách
hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm
nói ở chủ ngữ?
? Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới
thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói
ở chủ ngữ?
? Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc
điểm, trạng thái của sự vật, hiện
tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
? Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh
giá đối với sự vật, hiện tượng, khái
niệm nói ở chủ ngữ ?
? Vậy có mấy kiểu câu trần thuật đơn
có từ là? L à những kiểu nào?
- HS đọc ghi nhớ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ
? Xác định CN - VN trong 2 VD trên?
? VN của các câu trên có thể lết hợp
được với từ là không?
? Các vị ngữ đó do những từ hoặc
cụm từ loại nào tạo thành?
? Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích
hợp điền vào trước vị ngữ các câu
Bài tập 1:
Câu trần thuật đơn có từ là: a, c, d, e
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
1. Ví dụ:
- Câu định nghĩa: Câu b
- Câu giới thiệu: Câu a
- Câu miêu tả: Câu c
- Câu đánh giá: Câu d
2. Ghi nhớ: (GSK)
C. Câu trần thuật đơn không có từ là.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không
có từ là.
1. Ví dụ: SGK.
a. Phú ông / mừng lắm.
CN VN (cụm TT)
b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
CN VN (cụm ĐT)
- VN của các câu trên không kết hợp được
với từ là.
- VN do cụm tính từ và cụm động từ tạo
thành.
- Có thể thêm vào VN các từ phủ định:
Không, chưa.
trên: Không, không phải, chưa, chưa
phải?
- HS: Phú ông không mừng lắm.
Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.
? Qua ví dụ em thấy, câu trần thuật
đơn không có từ là có đặc điểm gì?
- HS đọc ghi nhớ
? So sánh cấu trúc phủ định của câu
TT đơn có từ là và câu TT đơn không
có từ là?
? Lấy ví dụ?
- HS đọc ví dụ SGK (Trên bảng phụ)
? Xác định CN - VN trong các câu
trên?
- Gọi HS lên bảng gạch chân các từ
? Trong hai câu trên, câu nào miêu tả
hành động, trạng thái, đặc điểm sự vật
nêu ở CN?
? Câu nào nêu sự tồn tại, xuất hiện
hoặc tiêu biến của sự vật?
? Nhận xét về vị trí của CN và VN
trong mỗi câu?
? Chọn một trong hai câu điền vào chỗ
trống? Giải thích vì sao em chọn như
vậy?
? Câu TT đơn không có từ là được
chia làm mấy loại? Đó là những loại
nào? Đặc điểm của từng loại?
- HS đọc ghi nhớ
? Đặt câu miêu tả và câu tồn tại?
- GV chia lớp làm 6 nhóm TL (3p)
-> Mỗi nhóm một phần.
? Xác định CN, VN và gọi tên các
câu?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
2. Ghi nhớ: (SGK)
II. Câu miêu tả và câu tồn tại.
1. Ví dụ: SGK
* Ví dụ 1:
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.
TN CN VN
b. Đằng cuối bãi, tiến lại/hai cậu bé con.
TN VN CN
- Câu a: Câu miêu tả -> CN đứng trước VN.
- Câu b: Câu tồn tại -> CN đứng sau VN.
* Ví dụ 2: SGK
- Chọn câu: b, vì hai cậu bé con lần đầu xuất
hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé
con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân
vật đó đã được biết từ trước.
2. Ghi nhớ (SGK)
Bài tập : Xác định CN - VN
a. Bóng tre / trùm lên âu yếm làng bản ...
CN VN
-> Câu miêu tả
- ..., thấp thoáng/mái đình, mái chùa cổ...
VN CN
-> Câu tồn tại
- ..., ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời
CN VN
-> Câu miêu tả
b. Bên hàng xóm tôi có / cái hang của ...
VN CN
-> Câu tồn tại
Dế Choắt/ là tên tôi đã đặt cho nó ...
CN VN
-> Câu miêu tả
c. Dưới gốc tre tua tủa/những mầm ...
VN CN
-> Câu tồn tại
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một...
CN VN
-> Câu miêu tả
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Viết 3 câu trần thuật đơn có từ là, 3 câu trần thuật đơn không có từ là.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
? Viết đoạn tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Trong đoạn có sử dụng ít nhất 3 câu trần
thuật đơn.
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm câu TT đơn có từ ”là” trong văn bản: Cây tre Việt Nam.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tiếp tục ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học
- Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt.
? Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_103_den_105_nam_hoc_2020_2021_tru.pdf