Giáo án ngữ văn 9 từ tiết 112 đến tiết 135

A. Mục tiêu cần đạt:

1-Kiến thức: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài viết tập làm văn thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .

2-Kĩ năng : Trỡnh bày bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo.

3-Thái độ: Giỏo dục ý thức làm bài để đạt kết quả cao nhất. ý thức bảo vệ môi trường.

B. Chuẩn bị:

-GV: Tập bài hs; giáo án.

-HS: Đọc lại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; đề bài số 5

C. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, chữa lỗi.

D. Tiến trình giờ dạy:

I. ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ: (15 phút)

Câu1: (3 điểm)

Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học?

Câu2: ( 7 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ( trong đoạn văn có dùng câu chứa thành phần phụ chú, hãy gạch chân thành phần đó) .

 

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 từ tiết 112 đến tiết 135, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 112 Trả bài tập làm văn số 5 ( Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ) A. Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . Đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh qua bài viết tập làm văn thể loại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . 2-Kĩ năng : Trỡnh bày bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + KNS: Giao tiếp, lắng nghe tớch cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sỏng tạo... 3-Thái độ: Giỏo dục ý thức làm bài để đạt kết quả cao nhất. ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị: -GV: Tập bài hs; giáo án. -HS: Đọc lại văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; đề bài số 5 C. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, chữa lỗi. D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: (15 phút) Câu1: (3 điểm) Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học? Câu2: ( 7 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ( trong đoạn văn có dùng câu chứa thành phần phụ chú, hãy gạch chân thành phần đó) . III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * GV chép lại đề bài. -HS đọc lại đề * HD hs tìm hiểu y/cầu đề ? Em hãy nêu cách làm bài theo bố cục 3 phần. I. Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. II.Tìm hiểu đề và dàn ý: a.Yêu cầu của đề -Về thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống -Về nội dung : Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi. b.Dàn ý Mở bài: Đặt nhan đề; Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay; Nêu khái quát tác hại của việc làm này. Thân bài: - Giải thích rác thải là nguồn ô nhiễm môi trường... - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến. -Nguyên nhân (Do khách quan.....Chủ quan:do thói quen, ý thức...) - Hậu quả:Tác hại gây ô nhiễm môi trường, ổ dịch bện, huỷ diệt môi trường sinh thái... - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao? -Biện pháp giải quyết: dẫn chứng bằng hành động, việc làm cụ thể mọi người, mọi lúc, mọi nơi; ở trường lớp... Kết bài: - Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi. - Rút ra bài học cho bản thân. III. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: -HS làm được theo y/cầu đề bài, đúng thể loại. - Diễn đạt tương đỗi lưu loát. - Gắn với thực tế : Mặt tốt, mặt xấu, bàn luận mở rộng vấn đề và rút ra bài học . - Không có điểm dưới 5 2.Hạn chế: - Còn viết sai chính tả. - Mắc lỗi câu. - Thiếu nhan đề cho bài văn ( Hồng Nhung-D1; Giang Anh D2) IV. Chữa lỗi cụ thể: Lỗi sai Ng/ nhân chữa Chính tả: nối sống; dèn luyện Diễn đạt câu văn: - ở một số hàng quán bán bên vỉa hè người ta đổ những đồ ăn dư thừa xuống cống làm cho cống bị tắc nghẽn, lâu ngày mùi hôi bốc lên khiến(1). Hiện tượng xảy ra còn lan ra các tầng lớp tri thức (2). -Những hành động vô ý thức đối với rác. -p/âm ngọng, -Câu thiếu bổ ngữ ; lỗi diễn đạt ý. -Sai ý nghĩa -lối sống; rèn luyện - Thêm cụm từ : "môi trường bị ô nhiễm"sau từ " khiến"(câu1) -Hiện tượng ấy còn thể hiện ở cả những người có tri thức. (câu2) IV.Đọc bài viết tốt: Xuân , Thúy; Huyền... IV. Củng cố: Kiến thức đã học, kĩ năng làm bài kiểm tra V. HDVN: Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. E. RKNBD: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 113,114 cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2.Kĩ năng: Vận dụng k/thức đã học để làm được bài văn nghị luận vè một vấn đè tư tưởng đạo lí. + KNS: Giao tiếp, lắng nghe tớch cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sỏng tạo... 3.Thái độ: Tích cực học tập để biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án Trò: Chuẩn bị bài ở nhà C. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành tổng hợp D. Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí . Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ? YCTL: ( theo ghi nhớ sgk-36) Mỗi ý 5đ. III- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *HĐ1: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não. *Giáo viên ghi bảng phụ 10 đề ở SGK. - Học sinh đọc 10 đề. ? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó. ? Trong 10 đề trên em thấy đề bài nào thể hiện mệnh lệnh đối với người viết? Đề bài nào không thể hiện mệnh lệnh mà thể hiện tư tưởng, đạo lí bằng nhan đề của bài viết? - Học sinh thảo luận nêu ý kiến: ? Theo em trong những đề thể hiện mệnh lệnh trên từ ngữ nào biểu hiện rõ mệnh lệnh? - Suy nghĩ, bàn. * Học sinh tự nghĩ ra một số đề tương tự để đọc lên theo 2 dạng trên. *HĐ2: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.KT động não. ? Nêu các bước khi làm bài văn nghị nghị luận. ? Tìm hiểu các bước cụ thể khi làm đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: Uống nước nhớ nguồn. *Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. . Tìm ý: ? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen và nghĩa bóng). ? Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt? ? Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào? * Bước 2: Lập dàn bài: ? Nêu cách làm bố cục 3 phần. * Bước 3: Viết bài: ? Nêu các cách viết MB. a, - Có nhiều cách mở bài tuỳ theo góc độ nhìn nhận vấn đề. c1 - Đi từ chung đến riêng: Học sinh đọc SGK. c2 - Đi từ thực tế đến đạo lí: Học sinh đọc SGK. c3 - Đi thẳng vào vấn đề: b, Viết đoạn thân bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn theo gợi ý của SGK. (Yêu cầu những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh). - Giải thích câu tục ngữ: (Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng). - Nhận định, đánh giá (tức bình luận): c,Viết đoạn kết bài: ? Có mấy cách kết bài? - 2 cách kết bài: +Đi từ nhận thức tới hành động. +Kết bài có tính chất tổng kết. * Giáo viên lưu ý học sinh: Kết bài nên hô ứng với mở bài. - Nếu mở bài đi thẳng vào vấn đề thi kết bài nêu ngay bài học. - Nếu mở bài đi từ cái chung đến cái riêng thì kết bài nhân mạnh khẳng định đạo lí đó trong cuộc sống ngày nay. * Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi. - 1 học sinh đọc lại cả bài. - Cả lớp phát hiện ra lỗi sai và sửa lại cho đúng. ? Từ việc thực hiện các bước trên, em hãy cho biết: Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ta cần sử dụng phép lập luận nào? - Lập luận giải thích, chứng minh và phân tích tổng hợp. ? Dàn bài chung như thế nào? *Học sinh đọc ghi nhớ SGK/54 * Hết tiết 1 chuyển tiết 2: - Làm dàn bài cho đề 7- mục I (SGK-52) - HĐ nhóm- đại diện tr/ bày bảng theo bố cục 3 phần( MB,TB,KB). -Nhận xét, chữa , bổ sung I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. * Khảo sát phân tích ngữ liệu: (đề bài-51) a, Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường ". b, Đạo lí uống nước nhớ nguồn. c, Bàn về tranh giành và nhường nhịn. d, Đức tính khiêm nhường. e, Có chí thì nên. g, Đức tính trung thực. h, Tinh thần tự học. i, Hút thuốc lá có hại. k, Lòng biết ơn thầy, cô giáo. n, Suy nghĩ từ câu ca dao: " Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" * Giống nhau: Các đề bài trên đều nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí * Khác nhau: + Đề a, c, n (Đề 1, 3, 10) là đề có mệnh lệnh. + Đề còn lại thể hiện tư tưởng, đạo lí bằng nhan đề bài viết. * Đề bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý có hai dạng - Dạng mệnh lệnh: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường" - Dạng mở không có mệnh lệnh: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" . Dạng mệnh lệnh thường có các dạnh lệnh: Suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng mình. . Dạng không mệnh lệnh thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, khái niệm mang tư tưởng đòi hỏi người làm bài suy nghĩ để làm sáng tỏ. II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 1. Khảo sát, phântích ngữ liệu: 1. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: Uống nước nhớ nguồn. *Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. + Tìm hiểu đề: - Tính chất của đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. - Tri thức cần có: . Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam. .Vận dụng cái tri thức về đời sống. +Tìm ý: * Bước 2: Lập dàn bài: a, Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó. b, Thân bài: - Giải thích nội dung câu tục ngữ. - Đánh giá nội dung câu tục ngữ. c, Kết bài: - Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của tục ngữ với ngày hôm nay. * Bước 3: Viết bài: a, Viết đoạn mở bài: - Đi thẳng vào vấn đề: Uống nước nhớ nguồn đang là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt. Để hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của đạo lí đó chúng ta cùng bàn luận. b, Viết đoạn thân bài - Giải thích câu tục ngữ: (Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng). + Nước là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, điện thắp sáng, nước dùng, cả non sống gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật…) + " Nguồn" là những người làm ra thành lịch sử truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. "Nguồn" là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình… Nhớ nguồn là thể hiện lòng biết ơn đối với những người làm ra thành quả. Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của người hưởng thụ thành quả. + Nhớ nguồn thể hiện tâm, trách nhiệm của người được hưởng thành quả đối với người tạo ra thành quả. - Bình: + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. + Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội. + Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với ai vô ơn. + Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc. - Luận: + Giá trị của câu tục ngữ trong hoàn cảnh XH hiện nay. + Phê phán những biểu hiện sai trái. c, Viết đoạn kết bài: - Đi từ nhận thức tới hành động. * Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi. - Lập luận giải thích, chứng minh và phân tích tổng hợp. 2. Ghi nhớ ( SGK-52) III. Luyện tập: 1.Đề bài: Tinh thần tự học: 2.Lập dàn bài: a/MB: Giới thiệu về tinh thần tự học ( Đi từ suy lí chung đến suy lí riêng) b/TB: -Giải thích thế nào là tinh thần tự học. -Nêu vai trò ý nghĩa của việc tự học. -Người có tinh thần tự học là người như thế nào? -Bình luận, bàn bạc mở rộng vấn đề: +Ngày nay không ít người học còn mang tư tưởng chống đối, học qua loa, học đại khái, học một cách thụ động, không chịu động não... lối học hình thức, ỷ lại...-> gây hậu quả xấu cho xã hội làm cho đất nước tụt hậu, không có tri thức sẽ không phát triển.... +Tinh thần tự học sẽ có tác dụng như thế nào trong thời kì phát triển khoa học công nghệ? -Liên hệ bản thân về tinh thần tự học. c/KB: -Khẳng định ý nghĩa của việc tự học. -Nêu nhận thức mới trong tư tưởng bản thân về tự học. IV. Củng cố: Cách tìm ý và lập dàn ý của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. V. Hướng dẫn về nhà: Học lý thuyết, thực hành lập dàn ý cho các đề bài còn lại. -Chuẩn bị: văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Câu hỏi theo sgk-57,58. E. RKNBD: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 115 mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải ) A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: -Vẻ đẹp củ mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước. -Lẽ sống cao đẹp của con người chân chính. 2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. -Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. *KNS: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân về niềm khát khao được sống, cống hiến của mỗi người đối với đất nước. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức của mỗi người để đóng góp vào cuộc sống. 3.Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước và có lí tưởng sống cống hiến vì quê hương, đất nước. B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK, Soạn giáo án Trò: Soạn bài ở nhà. C. Phương pháp: Đọc- hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. D.Tiến trình lên lớp: 1- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: ? Để làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ta cần thực hiện các cách lập luận như thế nào? - 4 ý, mỗi ý 2,5đ. III- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Tiết 1: * HĐ1: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não. ? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải? ? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? * Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài: - Đoạn 1 đọc giọng say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. - Đoạn giữa đọc nhịp nhanh, hối hả phấn chấn. - Đoạn cuối đọc giọng trầm lắng thiết tha. * Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn gọi học sinh đọc ? Giải thích từ: lộc, Nam ai, Nam bình; phách tiền. ? Thể thơ được sử dụng ở bài này là gì? - Ngũ ngôn (5 chữ) ? Tác dụng của thể thơ này: - Đễ bộc lộ cảm xúc chân thành, tha thiết. ? Phương thức biểu đạt chính? - Biểu cảm - miêu tả. ? Bố cục bài thơ? - 4 phần ( khổ 1, khổ 2 - 3, khổ 4 - 5, khổ cuối) * Gọi 1 hs đọc 6 câu đầu. ? Qua 6 dòng thơ em thấy nhà thơ đã miêu tả mùa xuân qua từ ngữ, hình ảnh nào. - Dòng sông xanh - Hoa tím biếc - chim chiền chiền …. hót vang trời - Giọt long lanh rơi. ? Phát hiện các hình thức nghệ thuật và tác dụng của cách sử dụng từ ngữ đó. - Sử dụng đảo ngữ đ nhấn mạnh ấn tượng về sự xuất hiện màu tím của hoa trên nền xanh của nước sông. "Mọc" tiềm ẩn sức sống, sự vươn dậy mạnh mẽ và khoẻ khoắn của bông hoa hay sức sống của mùa xuân ngập tràn sông nước, hoa lá cỏ cây … - Sử dụng tính từ gợi tả đ bức tranh xuân với gam màu hài hoà, tươi tắn màu tím của hoa hoà cùng màu xanh lam của nước sông Hương. Màu tím giản dị, thuỷ chung gần gũi của xứ Huế mộng mơ. - Sử dụng động từ và câu hỏi tu từ đ gợi ra cho bức tranh sự sống động của âm thanh tiếng chim chiền chiền đ Các từ "ơi, hót chi" đ gợi ra âm hưởng ngọt ngào của chất giọng Huế . ?Em cảm nhận mùa xuân thiên nhiên xứ Huế ntn. => Bức tranh xuân có không gian cao rộng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng. Một không gian bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng tươi tắn. ? "Từng giọt long lanh rơi" em hiểu như thế nào về hình ảnh này? - Hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng độc đáo: Giọt long lanh rơi : Giọt sương ; giọt mưa xuân ; giọt nắng ; giọt hạnh phúc ; giọt âm thanh *Giáo viên : Dù liên tưởng như thế nào thì đây cũng là vẻ đẹp của mùa xuân, của đất trời ngập tràn sức sống.(H/ả ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) ? Trước cảnh mùa xuân đất trời tác giả có cảm xúc như thế nào? -Tôi đưa tay tôi hứng. -Say sưa, ngây ngất xốn xang rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: -Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn: 1930-1980). - Quê: Phong Điền- Thừa Thiên- Huế. -Hoạt động văn nghệ từ những năm k/c chống Pháp, chống Mĩ. 2. Tác phẩm: -Ra đời không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc, chú thích: -Đọc: -Giải thích từ khó:( sgk-57) 2. Kết cấu, bố cục: - Thể thơ: Năm chữ. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm- miêu tả -Bố cục: 4 phần 3. Phân tích bài thơ: a. Mùa xuân thiên nhiên đất trời. -Bức tranh xuân có không gian cao rộng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng. Một không gian bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng tươi tắn. - Nhà thơ chủ động đón nhận với sự nâng niu và trân trọng, Say sưa, ngây ngất trước cảnh đẹp thiên nhiên đất trời vào xuân. IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn1 V. HDVN: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập trong vở bài tập. - Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ1 ; Chuẩn bị: tiếp tiết 2 E. RKNBD: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 25 - Tiết 116 mùa xuân nho nhỏ (tiếp) (Thanh Hải ) A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: -Vẻ đẹp củ mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước. -Lẽ sống cao đẹp của con người chân chính. 2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. -Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. *KNS: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân về niềm khát khao được sống, cống hiến của mỗi người đối với đất nước. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức của mỗi người để đóng góp vào cuộc sống. 3.Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước và có lí tưởng sống cống hiến vì quê hương, đất nước. B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK, Soạn giáo án Trò học: Soạn bài ở nhà. C. Phương pháp: Đọc- hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. D.Tiến trình lên lớp: 1- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng khổ 1bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ ? Nêu cảm nhận về khổ thơ đó. - Thuộc: 6đ - Cảm nhận: 4đ ( hs tự bộc lộ) III- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *Gọi hs đọc lại bài thơ ( GV chuyển ý) Hình ảnh mùa xuân của đất nước, cách mạng ?Đất nước, con người vào xuân ntn tại sao tập trung vào 2 đối tượng người cầm súng, người ra đồng. ? Nhận xét cấu trúc trong khổ thơ và ý nghĩa, -Cấu trúc song hành-> 2 nhiệm vụ chiến lước: LĐSX và chiến đấu. ? Từ ngữ "Lộc" được hiểu như thế nào? - Lộc : chồi non (nhành non, cây non)- mùa xuân-> tượng trưng vẻ đẹp mùa xuân và sức sống đất nước. ? Hãy nhận xét cách sử dụng tất cả từ ngữ của nhà thơ? - Điệp ngữ "Lộc, Mùa xuân" và từ láy "hối hả, xôn xao" ? Qua cách sử dụng từ ngữ đó, em thấy cảnh tượng mùa xuân hiện ra như thế nào, hãy tưởng tượng tái hiện lại? - Người chiến sĩ cầm súng ra trận giắt lá trên mũ, nguỵ trang trên mình mà như mang cả mùa xuân ra trận. Mạ đã được gieo trên đồng trải dài một màu xanh non lộc biếc. Gieo mạ mà như gieo cả mùa xuân trên đồng đ Cả đất nước đang bước vào xuân. ? Không khí đất nước bước vào mùa xuân được miêu tả qua những câu thơ nào? nhận xét nghệ thuật và giá trị nghệ thuật đó. -Điệp ngữ: Tất cả( Cả dân tộc vào xuân) -từ láy:hối hả (nhộn nhịp, khẩn trương, gấp gáp) -từ láy: xôn xao (những âm thanh xen lãn náo động) => Không khí hối hả, khẩn trương sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. ? Nhận xét nhịp thơ trong 2 dòng thơ này? Nhịp thơ có tác dụng bộc lộ cảm xúc gì của tác giả? - Nhịp thơ 2/3 dồn dập. Âm hưởng câu thơ rộn ràng náo nức như nhịp điệu đất nước vào xuân sôi nổi hào hứng say mê. ? Nhận xét gì về cách so sánh của t/ giả "Đất nước như..... phía trước" -Thể hiện cảm xúc dạt dào của nhà thơ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp ánh sáng và hi vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. -Sự suy tư, tự hào về đất nước, truyền thống 4000 năm, tươi sáng, trường tồn vững bước đi lên. ? Nhận xét gì về cảm xúc nhà thơ trước mùa xuân đất nước dan tộc. -Cảm xúc bộc lộ trực tiếp qua cái nhìn quan sát , miêu tả, liên tưởng; qua sự cảm nhận bằng nhịp điệu cuộc sống- tự hào trân trọng. * Đọc khổ thơ 4,5: ? Em có nhận xét gì về cách thay đổi xưng hô của t/ giả. -Tôi: chủ quan cá nhân -Ta: chỉ mình và mọi người. ? Phép điệp ngữ trong khổ thơ có hiệu quả gì. - điệp từ "ta làm" đ tô đậm ước nguyện chân thành tha thiết một cách tự nguyện. ? Tại sao t/giả có ý nguyện như vậy . - Chim và hoa là vẻ đẹp sức sống mùa xuân ( âm thanh, màu sắc, hương vị) - Một nốt trầm xao xuyến: sự khiêm nhường của nhà thơ góp phần trong bản hoà ca của dân tộc - Hoà ca là bài hát do nhiều người cùng hát, nót trầm mang âm thanh lắng nhẹ đ Đây là ý nguyện được chung sống, được chia sẻ buồn vui với mọi người. ? Khát vọng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ trong những lời thơ nào? nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó. - Một mùa xuân nho nhỏ ….. Dù là khi tóc bạc. - Bày tỏ khát vọng dù bất kì hoàn cảnh nào đều sống có ích, góp phần cống hiến cuộc đời nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. ? Em hiểu nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? (hs tự bộc lộ) * Đọc đoạn 4. ? Bài thơ được kết thúc ntn. Cách gieo vần, phối âm trong 4 câu cuối có gì đáng chú ý. -Câu đầu- cuối: kết thúc bằng thanh trắc -Các câu giữa : Kết thúc bằng vần bằng kết hợp tiếng gõ phách tiền -> nhịp điệu rộn ràng, chất liệu dân ca điệu Nam ai, Nam bình - > cái hồn âm nhạc dân gian Huế -> hồn của mùa xuân thiên nhiên , đất nước, con người. ? Bài thơ thể hiện nội dung ý nghĩa gì. ? Qua bài thơ em rút ra cho mình bài học gì. ? Nhận xét chung về nghệ thuật bài thơ. * 1hs đọc ghi nhớ sgk *Đọc diễn cảm bài thơ. ? Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ thơ:"Ta làm.. dù là khi tóc bạc" 3.Phân tích (tiếp): b. Mùa xuân đất nước, cách mạng. -Nhà thơ tự hào về đất nước, trân trọng những con người Việt Nam. Vì chính họ làm nên mùa xuân tươi đẹp của đất nước. c. Khát vọng của nhà thơ. - Nhà thơ bày tỏ khát vọng muốn được hoà nhập, dâng hiến cuộc đời nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 4. Tổng kết : a. Nội dung Bày tỏ khát vọng muốn được hoà nhập vào cuộc sống chung của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp nhất, dù là rất bé nhỏ của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. b. Nghệ thuật -Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu, hình ảnh, sử dụng các phép tu từ sánh, điệp ngữ có hiệu quả. c. Ghi nhớ( sgk) III. Luyện tập IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. V. HDVN: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập trong vở bài tập. -Chuẩn bị: Văn bản: Viếng lăng Bác E. RKNBD: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 117,118 viếng lăng bác (Viễn Phương) A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: -Những t/cảm thiêng liêng của t/giả, của người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. -Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. 2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình. Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một khổ thơ, đoạn thơ và một tác phẩm thơ. * KNS: Tự nhận thức được phong cách vẻ đẹp Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập làm theo tấm gương của Bác.Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá bình luận về những ước muốn của nhà thơ về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ. 3.Thái độ: Lòng kính yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự nghiệp cách mạng đất nước. B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, Sách hướng dẫn, Soạn giáo án Trò: SGK, Soạn bài ở nhà, C.Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, bình giảng, tổng hợp D. Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ? ? Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ? - Thuộc lòng 6đ - Cảm nhận 4đ III- Bài mới: Vào bài:Đề tài về Hồ Chí Minh là mạch khơi nguồn cảm xúc của mỗi người, nhiều nhà thơ đã viết về Bác với lòng kính yêu chân thành. Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện tình cảm sâu sắc đối với Bác... Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *HĐ1: pp vấn đáp, thuyết trình. KT động não. ? Nêu hiểu biết của em về tác giả ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? *HĐ2: Đọc, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não. * Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Gi

File đính kèm:

  • docVan 9,112-135.doc
Giáo án liên quan