I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nắm được công dụng của trạng ngữ.
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( Nhấn mạnhý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
- Nhận biết trạng ngữ và dùng câu có trạng ngữ, tách trạng ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu? Lấy VD
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Để giúp các em biết công dụng của trạng ngữ, khi tách trạng ngữ ra thành một câu riêng.
28 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 7 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 01/ 2010
Ngày giảng: 01/ 02/2010 Tuần 24
Tiết 89
Thêm trạng ngữ cho câu ( Tiếp)
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nắm được công dụng của trạng ngữ.
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( Nhấn mạnhý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
- Nhận biết trạng ngữ và dùng câu có trạng ngữ, tách trạng ngữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu? Lấy VD
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Để giúp các em biết công dụng của trạng ngữ, khi tách trạng ngữ ra thành một câu riêng...
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
HS: Đọc VD
? hãy xác định và gọi tên trạng ngữ trong hai VD
? ta có nên lược bỏ các trạng ngữ trong hai VD không? Vì sao
- Không nên lược bỏ vìTN bổ sung cho câu những thông tin cần thiết làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế khách quan hơn
GV: Trong nhiều trường hợp không có phần bổ sung thông tin ở TN nội dung của câu sẽ thiếu chính xác
? Trong văn bản nghị luận TN có vai trò gì đối với việc thể hiện trình tự lập luận
- Giúp cho việc sắp xếp luận cứ trong Vb nghị luận theo những trình tự nhất định: Về không gian hoặc về quan hệ nguyên nhân, kết quả
? Vậy qua phân tích VD em hãy cho biết TN có những công dụng nào
* bài tập nhanh
? Xác định TN trong hai câu sau
a) Tôi đi học bằng xe đạp.
-> Bổ ngữ chỉ phương tiện
b) Bằng xe đạp, tôi đi học.
TN chỉ phương tiện
* Hoạt động 3
HS: Đọc VD
? Xác định TN của câu 1
- Để tự hào với tiếng nói của mình
? So sánh TN vừa tìm được với câu in đậm đứng sau
? Việc tách như vậy có tác dụng gì
? Qua phân tích VD cho biết việc tách TN ra thành câu riêng có tác dụng gì
HS: Đọc phần ghi nhớ
* Bài tập nhanh
a)Nam ốm mệt không ăn gì cả, đã hai ngày rồi.
b) Nam ốm mệt không ăn gì cả. Đã hai ngày rồi.
? Nhận xét cách tách TN trong VD b
- Tách được vì: Nhấn mạnh thời gian Nam không ăn và giúp câu gọn, rõ hơn
* Hoạt động 4
HS: Đọc yêu cầu bài tập
? Nêu công dụng của Tn trong các đoạn trích
HS: Thảo luận nhóm, trình bày, bổ sung
GV: Nhận xét, sửa chữa
- Vậy trong hai đoạn trích Tn vừa có tác dụng bổ sung thông tin tình huống vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu
? Chỉ ra những trường hợp tách TN thành câu riêng trong các chuỗi câu ở bài tập 2? Nêu t/d của câu do TN tạo thành?
- GV chữa TB của các nhóm trên máy chiếu
I. Công dụng của trạng ngữ
1. Ví dụ
a) Thường thường, vào khoảng đó- TG
Sáng dậy - TG
Trên giàn hoa lí- Địa điểm
Chỉ độ 8,9 giờ sáng- TG
Trên nền trời trong- Địa điểm
b) Về mùa đông- TG
2. Ghi nhớ ( SGK)
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
1. Ví dụ
- Giống: Đều có quan hệ như nhau về ý nghĩa đối với nòng cốt câu
- Khác: TN in đâm được tách ra thành câu riêng
- Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa ở TN2
2. Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a)
- ở loại bài thứ nhất:
- ở loại bài thứ hai
-> Chỉ trình tự các lập luận
b)
-Đã bao lần
- lần đầu tiên ...
- Lần đầu tiên...
- Lúc còn học phổ thông
- Về môn Hoá
-> Chỉ trình tự các lập luận
2. Bài tập 2
a) Năm 72 .. .: Nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật “bố cháu”.
b) Trong lúc bồn chồn : Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
* Củng cố - Dặn dò
? Cho biết trạng ngữ có những công dụng gì? Tách TN ra thành câu riêng có tác dụng gì
HS: Học bài, hoàn thành các bài tập, ôn tập phần tiếng việt chuẩn bị kiểm tra
**********************
Ngày soạn: 30/ 01/ 2010
Ngày giảng: 04/ 02/2010
Tiết 90
Kiểm tra Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố một số kiến thức tiếng Việt đã học: Từ ghép, từ láy, phép tu từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp kiến thức và trình bày bài kiểm tra mang tính khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, ra đề, đáp án, biểu điểm
HS: Ôn tập phần TV đã học, các bài tập
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
Đề bài
Câu 1 ( 3 đ)
a) Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau đây và cho biết thành phần nào được rút gọn?
“Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười ròn rã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi tiếng cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?”
( Nam Cao)
Câu 2( 3đ)
Em hãy cho biết trạng ngữ có đặc điểm gì về ý nghĩa và hình thức?
Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?
a) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
Câu 3 ( 4đ)
a) Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó
“ Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương)
b) Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 -7 câu) tả Cảnh trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt
Đáp án - biểu điểm
Câu
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
1
a. là việc lược bỏ một hoặc một số thành phần của câu
- Mục đích:
+ làm câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lỗi lặp từ
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người
1đ
b. lại say rồi phải không?
- Thành phần lược bỏ: CN
2đ
2
* Đặc điểm của trạng ngữ
- ý nghĩa: Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
-Hình thức: Có thể đứng đầu, cuối hoặc giữa câu
1đ
* Xác định trạng ngữ:
a. Mùa xuân -> Chỉ thời gian
b. với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây -> Cách thức
2đ
3
a. Câu đặc biệt: Lá ơi! -> Gọi đáp
1đ
b. Yêu cầu:
- Đoạn văn đúng chủ đề, diễn đạt mạch lạc, lưu loát
- Có câu đặc biệt và chỉ ra được
1đ
2đ
* Củng cố - Dặn dò
GV: Thu bài và nhận xét giờ làm bài
HS: Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
*****************************
Ngày soạn: 01/ 02/ 2010
Ngày giảng: 05/ 02/2010
Tiết 91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn lập luận chứng minh, ...) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Phép lập luận chứng minh là gì
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Các em đã tìm hiểu chung về văn lập luận chứng minh. Vậy cách làm bài văn lập luận chứng minh ntn? Chúng ta...
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
HS: Đọc đề bài
? Khi muốn tạo lập văn bản, em phải tiến hành những bước nào ?
(4 bước)
-> Với bài văn LLCM cũng có 4 bước như vậy.
? Tìm luận điểm mà đề nêu ra ?
? Yêu cầu của đề là gì ?
GV : Muốn viết được bài văn chứng minh người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài để nắm chắc nhiệm vụ nghị luận đặt ra trong đề bài đó.
? Em hiểu “chí” và “nên” có nghĩa là ntn?
? Mối quan hệ giữa "chí" và "nên" là như thế nào ?
? Câu tục ngữ khẳng định điều gì ?
? Muốn chứng minh thì có cách lập luận như thế nào ?
Có 2 cách lập luận (SGK tr 48).
? Một người có thể đạt tới kết quả, thành công được không nếu không theo đuổi một mục đích, một lý tưởng tốt đẹp nào ?
? Mà trong cuộc đời, em nhận thấy trong bất cứ việc nào cũng đều có những mặt nào ?
? Đứng trước khó khăn của công việc, em cần xác định thái độ như thế nào ?
? Trong thực tế đời sống, em đã gặp những tấm gương nào biết nêu cao ý chí mà nhờ vậy họ đã có thành công ?
(Lấy dẫn chứng từ trong đời sống và trong thời gian, không gian khác nhau.)
? Một VB nghị luận thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Ba phần: MB, TB, KB
? Bài văn chứng minh có nên đi ngược lại quy luật chung đó không?
- Bài văn chứng minh cũng nên có đủ ba phần đó.
? ba cách mở bài giới thiệu trong sgk khhác nhau ntn
? Khi viết phần TB làm thế nào để các đoạn liên kết với nhau
- GV yêu cầu HS lập dàn ý theo các ý vừa tìm được.
(Yêu cầu hs sinh hoạt theo nhóm. mỗi nhóm một nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.)
- GV yêu cầu hs viết từng đoạn theo nhóm.
? Qua các bước tiến hành với đề văn trên, em hãy nêu những ý cần ghi nhớ ?
? Em sẽ tiến hành các bước như thế nào?
Em sẽ tiến hành các bước như vừa làm.
? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
G/v cho h/s các nhóm tự chọn 1 trong 2 đề, thảo luận nhóm. Trình bày ý kiến thảo luận.
(Lưu ý h/s: ý nghĩa của câu tục ngữ và đoạn thơ trong 2 đề văn có ý nghĩa giống với ý nghĩa của câu tục ngữ trong đề vừa làm.)
I. các bước làm bài văn lập luận chứng minh
- Đề bài: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
a, Tìm hiểu đề
+ Luận điểm: tư tưởng, ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
+ Yêu cầu: CM tính đúng đắn của luận điểm đó.
b,Tìm ý:
- chí: ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp.
- nên: là kết quả, là thành công. Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của "chí" .... thành công.
- Ai có các điều kiện (chí) thì sẽ thành công (nên).
- Câu tục ngữ khẳng định ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
c,Cách lập luận:
- Lí lẽ:
+ Nếu bất cứ việc gì, dù giản đơn nhất nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì không làm được.
+ Bất kỳ một việc nào cũng đều có thuận lợi và khó khăn (vạn sự khởi đầu nan).
+ Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì sẽ chẳng làm được việc gì cả.
- Dẫn chứng:
Một số tấm gương biết nêu cao ý chí, nhờ vậy mà họ thành công: Học sinh nghèo vượt khó, vận động viên - vận động viên khuyết tật, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ...
2. Lập dàn bài:
+ MB: Dẫn vào luận điểm -> nêu vấn đề hoài bão trong cuộc sống.
+ TB: Dùng lí lẽ và dẫn chứng ở trên để chứng minh.
- KB: Sức mạnh tinh thần của con người có lí tưởng.
3. Viết bài:
a) MB:
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ chung đến riêng
- Suy từ tâm lí con người
b) TB
Phải dùng từ ngữ chuyển đoạn
c) Kết bài
Phải hô ứng với MB
4. Đọc lại và sửa chữa:
* Ghi nhớ:
II. Luyện tập
- Giống nhau: đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí.
- Khác nhau:
Đề1: cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.; cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó mài) thành kim (nhỏ bé) cũng có thể hoàn thành.
Đề2: Khi cần chứng minh chú ý đến chiều thuận nghịch: một mặt, nếu lòng người không bèn thì không làm được việc gì cả, còn đã quyết thì dù việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
* Củng cố - Dặn dò
? Để làm bài văn lập luận chứng minh phải tiến hành qua mấy bước
HS: Hoàn thành bài tập, chuẩn bị tiết luyện tập
*************************
Ngày soạn: 01/ 02/ 2010
Ngày giảng: 05/ 02/2010
Tiết 92
Luyện tập lập luận chứng minh
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Trình bày các bước làm một bài văn lập luận chứng minh
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
H: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ?
H: Em hiểu 2 câu tục ngữ trên là gì ?
* Hoạt động 2
? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào ?
? Tìm ý (tìm các luận cứ) dựa vào những câu hỏi nào ?
? Em hiểu "Uống nước ..." và "Ăn quả ..." là có nội dung như thế nào ?
? Chọn các biểu hiện của đạo lý trên trong thực tế đời sống ?
? Như vậy em đã có thể chọn cách lập luận theo trình tự nào ?
- Thời gian l/s.
- Không gian địa lý.
(Có người trồng cây -> người ăn quả.
Có nguồn -> có nước.
-> Trình tự thời gian).
* Hoạt động 3
? Mở bài giới thiệu vấn đề gì
.
? Đạo lý "..." gợi cho em những suy nghĩ gì ?
GV: Phải nêu các biểu hiện theo trình tự thời gian và đòi hỏi một sự chứng minh theo chiều lịch sử từ xưa đến nay. Do đó phải sắp xếp theo hai luận điểm.
? Kết bài trình bày ntn
Trên cơ sở bài đã chuẩn bị ở nhà của học sinh, g/v cho triển khai viết theo đoạn dựa trên những ý vừa xây dựng.
HS: Viết các đoạn văn, trình bày
Yêu cầu hs:- Hoạt động theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Sửa.
GV : Ra bài tập về nhà :
Chứng minh quan niệm của người xưa qua câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách’
* Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa tới nay luôn sống theo đạo lí : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
a) Tìm hiểu đề
+ Yêu cầu của đề:
Chứng minh luận điểm: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - đó là một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
+ Yêu cầu lập luận chứng minh:
Đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thích hợp để người đọc, người nghe thấy được luận điểm trên là dúng đắn, là có thật.
+ Tìm luận cứ:
- Hai câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ bằng hình ảnh sâu sắc, kín đáo nêu lên bài học về lẽ sống đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn ...
Đó là một truyền thống làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người Việt Nam.
- Các dẫn chứng:
+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hóa.
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên.
+ Tôn sùng và nhớ ơn anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựmg nước và giữ nước (ngày 27/7 hàng năm.)
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, cách mạng.
+ Học trò biết ơn thầy cô giáo.
- Cách lập luận:
Theo trình tự thời gian từ xa xưa đến nay.
2. Lập dàn ý:
A. Mở bài
Khẳng định truyền thống giáo dục về đạo lí làm người của cha ông ta từ xưa đến nay.
B. Thân bài
Lí lẽ và dẫn chứng
- Từ xưa người VN luôn nhớ tới cội nguồn, biết ơn người đã cho mình thành quả
- Ngày nay đạo lí ấy vẫn được con người VN của thời hiện đại tiếp tục phát huy.
C. Kết bài:
- Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của luận điểm.
3. Viết bài:
4. Sửa bài:
- Hoạt động theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
* Củng cố - Dặn dò
? Nhắc lại các bước làm một bài văn lập luận chứng minh
HS: Hoàn thành bài tập, soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ
*************************
Ngày soạn: 04/ 02/ 2010
Ngày giảng: 22/ 02/2010 Tuần 25
Tiết 93
Đức tính giản dị của Bác Hồ
( Phạm Văn Đồng)
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
- Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Soạn bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giầu đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của “ Người cha mái tóc bạc”, suốt đêm không ngủ “ Đốt lửa cho anh nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một”. Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người học trò xuất sắc-người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng ?
- GV nhấn mạnh: PVĐ là một trong những học trò xuất sắc và là một cộng sự gần gũi của Chủ tịch HCM. Suốt mấy chục năm được sống và làm việc cạnh Bác Hồ, ông đã viết nhiều bài và sách về BH bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm kính yêu chân thành thắm thiết của mình.
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
H: G/v nêu yêu cầu đọc: Mạch lạc, vừa rõ ràng, vừa sôi nổi cảm xúc. Lưu ý những câu cảm.
- Đọc mẫu một đoạn
HS: 1-2 HS đọc văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa một vài từ
Bổ sung:
- nhất quán: thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau.
* Hoạt động 3
? Bài viết thuộc kiểu bài nào?
GV: Chứng minh bằng dẫn chứng, lí lẽ, có xen chút ít giải thích và bình luận
? Cho biết bố cục của bài văn?
(Không có phần kết bài.)
? Xác định luận điểm của bài văn ? Cách nêu luận điểm ? Tác dụng ?
? Đức tính giản dị của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi chứng minh ?
- Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị ấy: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tg đã chứng minh ở những phương diện nào trong đ/s và con người của Bác?
- T/g đã đưa dẫn chứng ở các phương diện con người, đ/s của Bác, bao gồm: đ/s cách mạng to lớn và đ/s hằng ngày.
? Vậy đoạn trích này đề cập và tập trung làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác
- Đời sống giản dị hàng ngày
? Qua lời nhận định đó, em thấy tác giả có thái độ như thế nào ?
- Tác giả tin ở nhận định của mình (điều rất quan trọng ...) và tỏ rõ sự ngợi ca đối với Hồ Chủ Tịch (rất lạ lùng, rất kì diệu).
*T/g đã sử dụng nhiều chứng cứ trên nhiều phương diện của đ/s và con người bác để c/m sự nhất quán giữa đời hđ chính trị và đ/s bình thường của Bác.
? Trong phần GQVĐ tác giả đã đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác ?
? Để làm rõ luận điểm nhỏ thứ nhất, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Với những dẫn chứng nào ?
- Bữa cơm và đồ dùng.
- Cái nhà.
- Lối sống.
? Các chứng cớ này được nêu cụ thể bằng những chi tiết nào ?
* Bằng những dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, tg đã c/m nếp sống giản dị của Bác trong bữa cơm và ngôi nhà Bác ở.
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
H: Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng ?
? Trong đoạn này em thấy tác giả có đơn thuần đưa dẫn chứng để chứng minh không
? Em hãy xác định những câu văn mang ND đánh giá, bình luận
("ở việc nhỏ đó ... Một đ/s như vậy ...")
? Sự bình luận đó có tác dụng gì
-> Tác động tới tình cảm cảm xúc của người đọc, người nghe.
* Để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tg đã liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với bình luận, biểu cảm.
? tác giả đã giải thích lối sống giản dị của Bác ntn
Không khắc khổ theo ….ẩn dật
? Qua đọc đoạn văn em thấy Bác sống giản dị vì lí do gì
Vì cuộc sống luôn gắn bó và được tôi luyện trong đấu tranh gian khổ
GV: Theo tác giả thì đây thực sự là cuộc sống văn minh vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần tình cảm không màng đến danh lợi đến vật chất, đến sự hưởnh thụ của riêng mình. Đây là những lời bình luận rất sâu sắc, xác đáng, đánh giá cao về lối sống của Bác
? Ph.diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì ?
->Liệt kê những d.c tiêu biểu. => Đưa danh sách liệt kê tiêu biểu -> nổi rõ con người Bác: trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người.
? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong qh với mọi người, tác giả đã đưa ra những d.chứng cụ thể nào ?
? Em có nhận xét gì về cách nêu d.c ở đây ?
->D.c chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
? Những d.c nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ?
? Tác giả nêu lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này như thế nào ?
? Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh cho luận điểm trên ?
=> Là những câu có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều biết -> Vì Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được -> Tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
? Cách nói giản dị như vậy có tác dụng như thế nào ?
H: Trong đoạn này, lời bình luận: "Những chân lý giản dị ... có ý nghĩa như thế nào ?
*Tác giả đã chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết bằng những câu nói nổi tiếng của Bác.
* Hoạt động 4
? Những đặc sắc trong cách lập luận của văn bản
? Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác Hồ ?
? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả ?
? Hãy dẫn những câu thơ, bài thơ, mẩu chuyện về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác ?
I. Đọc hiểu văn bản
1. Tác giả, tác phẩm
- Phạm Văn Đồng (1907-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.
-Trích trong bài diễn văn lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ...
2. Đọc, hiểu chú thích:
a) Đọc
b) Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại:
Nghị luận chứng minh.
2. Bố cục: 2 phần.
- MB: Từ đầu... “tuyệt đẹp”: Nhận xét chung về tính giản dị của Bác Hồ.
TB: Còn lại: chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.
3. Phân tích:
+ Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
a) Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
- Cách nêu vấn đề trực tiếp.
b) Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
+ 3 luận điểm nhỏ:
- Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt.
- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Bác giản dị trong cách nói và viết.
* Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt.
+ Bữa cơm: đạm bạc, tiết kiệm, chỉ có vài ba món đơn giản dân dã, ...
+ Cái nhà: sàn gỗ thoáng mát, chỉ có vài ba phòng, ...
+ Lối sống: Tự mình làm việc từ lớn đến nhỏ.
-> Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, gần gũi, dễ hiểu, dễ thuyết phục.
- Có sự đánh giá, bình luận
- Khẳng định lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm của người viết
* Bác giản dị trong quan hệ với mọi người:
-Viết thư cho 1 d.chí.
-Nói chuyện với các cháu M.Nam.
-Đi thăm nhà tập thể của c.nhân.
=>Bác là người giản dị trong s.hoạt cũng như trong công việc.
* Bác giản dị trong cách nói và viết:
Những câu nói nổi tiếng của Bác:
- "Không có gì ..."
- "Nước Việt Nam là một ..."
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc -> khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng -> khẳng định tài năng của Bác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
IV. Luyện tập:
- "Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà."
(Tố Hữu).
- "Tôi nói đồng bào nghe rõ không"
(02/9/1945 - Hồ Chí Minh).
Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn."
(Việt Phương.)
* Củng cố - Dặn dò
? Khái quát giá trị ND và NT của văn bản
HS: Học bài, chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động ...
**************************
Ngày soạn: 20 / 02/ 2010
Ngày giảng: 25/ 02/2010
Tiết 94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Hiểu được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo hệ tthống câu hỏi trong SGK
III: Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
? Em hãy cho biết trạng ngữ có những công dụng nào? lấy VD
3 . Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
ND kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2
HS: đọc 2 ví dụ a, b.
? Xác định CN của 2 câu trong 2 ví dụ
? Em hãy so sánh ý nghĩa của 2 câu ?
? ý nghĩa của CN trong 2 câu khác nhau như thế nào ?
? Em hiểu tại sao lại gọi câu b là câu bị động?
-> (Câu a, b là một cặp luôn luôn đi với nhau. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động -> câu bị động và ngược lại).
? Vậy em hãy khái quát lại đặc điểm của câu chủ động và câu bị động ?
* - Câu chủ động: câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động: CN chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
* Bài tập nhanh:
?Tìm câu bị động tương ứng những câu sau
- Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
- Mẹ may áo cho em bé.
- Nhiều người tin yêu Lan.
* Hoạt động 3
* H/s đọc ví dụ:
? Em hãy so sánh ý nghĩa 2 câu a và b ?
? Gọi tên 2 câu a, b đó ?
? Em hãy chọn câu a hay b để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ?
? Vì sao em chọn cách điền đó ?
? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết câu, góp phần làm cho việc giao tiếp trở lên sinh động và có hiệu quả hơn.
File đính kèm:
- In ra van 7 hoc ki II.doc