Giáo án ngữ văn 6 năm học 2013- 2014

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- Biết được thế nào là truyền thuyết.

- NV, SK, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu

- Bóng dáng lịch sử thời kì đầu dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm vhdg thời dựng nước.

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện.

3.Thái độ:

-Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện giải thích nguồn gốc dân tộc,biểu hiện ý nguyện đoàn kết.

II. CHUẨN BỊ.

GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6.

HS : sgk, vở ghi, soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới.

 

doc355 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 6 năm học 2013- 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 1 Ngày soạn : 08/8/ 2013 Hướng dẫn đọc thêm Văn bản CON RỒNG CHÁU TIÊN. (Truyền thuyết). I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: - Biết được thế nào là truyền thuyết. - NV, SK, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Bóng dáng lịch sử thời kì đầu dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm vhdg thời dựng nước. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện. 3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện giải thích nguồn gốc dân tộc,biểu hiện ý nguyện đoàn kết. II. CHUẨN BỊ. GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6. HS : sgk, vở ghi, soạn bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động, giới thiệu Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS Tìm hiểu chung - G:? Học sinh đọc chú thích *. ? Thế nào là Truyền thuyết ? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ? - H: TL - Gv hướng dẫn học sinh cách đọc : chú ý lời kể, đối thoại. - Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc - H: Đọc bài - Gv nhận xét ,sửa chữa cách đọc cho học sinh. - Gv Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 2,3,5,7. - Gv kể tóm tắt nội dung. - Cho Hs quan sát tranh và yêu cầu tóm tắt các chi tiết chính của truyện. - H: Kể tóm tắt truyện - G: ?Em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Những chi tiết chính của mỗi phần? - H:? Tìm bố cục - Gv tích hợp với bố cục 3 phần của phâm môn TLV. HOẠT ĐỘNG 3: HDHS Tìm hiểu VB - G: ? Tìm những chi tiết miêu tả về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của LLQ ? ? Âu Cơ được miêu tả như thế nào ? - H: TL - Lạc Long Quân: Con thần Biển,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân, dạy dân trồng trọt ,chăn nuôi. - Âu Cơ : Con Thần Nông, xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi. - G: ? Theo truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt được bắt nguồn từ đâu ? - G: ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn nói điều gì? - - H: Thảo luận nhỏ- đại diện trả lời. - Hs đọc đoạn văn tiếp. - G: ? Tìm những chi tiết mang tính hoang đường ? tìm hiểu ý nghĩa của những chi tiết đó.( Em hiểu thế nào là đồng bào?) - H: thảo luận nhỏ - Đại diện nhóm trình bày, cho học sinh bổ sung. Gv nhận xét. - Bọc trứng nở trăm con: Giải thích mọi người đều là ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra từ một bọc trứng. ( đồng bào: cùng bọc) - G: ?Theo truyện này thì nguời Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này? -H: Người việt Nam là con cháu vua Hùng =>Gắn với các triều đại vua Hùng dựng nước. - G:? Vì sao họ phải chia tay ?việc chia tay có ý nghĩa gì? -H: Chia tay để cai quả các phương-> p/a qúa trình phân bố dân cư trên đất nước – Sự pt cộng đồng dân tộc mở mang đất nước về 2 hướng :xuôi - ngược. - G:? Kết thúc câu chuyện ntn? Ý nghĩa chi tiết đó? - H: TL HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát - G: ? em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện? -H : Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật, do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm giải thích một số những hiện tượng tự nhiên chưa giải thích được và đồng thời để làm cho tác phẩm phong phú hơn hấp dẫn hơn. - G: ? Văn bản đã cho em biết điều gì và bồi đắp cho em những tình cảm nào - Hs trả lời . Gv nhận xét và giúp các em tổng kết ý nghĩa của văn bản. - Hs đọc ghi nhớ- sgk. I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm Truyền thuyết. - Là loại truyện dân gian kể về: + Những nhân vật, sự kiện thời qúa khứ. + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với việc được kể. - Truyện thường mang yếu tố hoang đường , kì ảo. 2.Đọc, tìm hiểu chú thích. - Chú ý giọng đọc biến đổi qua từng nhân vật. - Chú thích : Sgk. 3. Bố cục. Gồm 3 phần : - P1(Từ đầu… “Long Trang”): Nguồn gốc và sự kết duyên kì lạ. - P2 (Tiếp…lên đường”): Việc sinh con và chia con. - P3 (còn lại ): Sự trưởng thành của các con. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật - Lạc Long Quân: Là người có tài năng phi thường. - Âu Cơ : Xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi. => Con Thần Tiên( kì lạ về nguồn gốc, hình dáng) - LLQ và ÂC kết duyên vợ chồng. => Nguồn gốc cao quí con rồng cháu tiên. *. Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý ,thiêng liêng của dân tộc. 2.Diễn biến truyện: Ước nguyện của dân tộc Việt. - Bọc trứng nở trăm con: Người Việt cùng một mẹ-> phải đoàn kết, yêu thương nhau. - Chia con: Giải thích sự phát triển mở mang đất nước của cộng đồng dân tộc Việt. 3. Kết truyện: - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước. III. Tổng kết: *Ý nghĩa: - Giải thích, suy tôn, đề cao nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. - Ý nguyện đoàn kết, thương yêu, gắn bó cuả dân tộc. - Ghi nhớ : Sgk. HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố. - Gv cung cấp phiếu học tập. 1. Theo em, truyền thuyết trên có những yếu tố gì ? A. Truyện kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ. B. Truyện có yếu tố kì ảo, tưởng tượng. C. Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Cả 3 yếu tố trên. 2. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao? 3. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết? - Kinh và Ba Na là anh em - Quả trứng to nở ra con người (mường) - Quả bầu mẹ (khơ me) HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Thuộc tóm tắt văn bản. - Làm bài tập. - Chuẩn bị : Soạn VB: Bánh chưng, bánh giầy. TUẦN 1 Tiết 2 Ngày soạn : 08/8/ 2013 Hướng dẫn đọc thêm Văn bản BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY - Truyền Thuyết- I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy. - NV, SK, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết - Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng - Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông -1 nét đẹp vh của người Việt 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. 3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. II. CHUẨN BỊ. Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng - bánh giầy Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ? ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2: HDHS tìm hiểu chung về văn bản -G:? Câu chuyện này thuộc thể loại nào? - H: TL - Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp. - Gv nhận xét. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12 - Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính. - H: Tóm tắt I.Tìm hiểu chung 1. Thể loại: - Truyền thuyết thời vua Hùng 2. Đọc, kể văn bản. - Chú ý giọng điệu của từng nhân vật. - Chú thích : Sgk. - G: ? tìm bố cục của VB? - H: XĐ - Gv tích hợp với môn TLV HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu văn bản - G: ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ? -H: TL - G: ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ? - G: ? Hình thức thực hiện như thế nào ? - H: LLTL - G: ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ? - H: NX - Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốn…Tiên vương chứng giám”. -G?: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ? -H: TL -G?: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ? - H:TL -G:? Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ? -H: Hoạt động nhóm nhỏ: đại diện trả lời - G:? Kết quả cuộc thi ntn? Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ? - H: Suy nghĩ trả lời HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát - G:?Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì? -H: KQ - Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ. - Hs đọc ghi nhớ- sgk. 3. Bố cục: Chia làm ba phần - Từ đầu Chứng giám - Tiếp theo Hình tròn. - Phần còn lại. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh : Vua đã già, thiên hạ thái bình, các con đông - Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng. -Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật -> Vua chú trọng tài trí hơn trưởng thứ. 2. Diễn biến truyện: Cuộc đua tài a. Các Lang: thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. -> Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua . b. Lang Liêu: - Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng-> Chàng buồn vì không có lễ vật . - Được thần gợi ý, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh từ gạo. 3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi. - Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó.Nối ý Vua(ý dân) hợp với ý trời. III. Tổng kết: *. ý nghĩa. - Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền. - Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. - Đề cao nghề nông trồng lúa nước. - Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất. - Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm. *. Ghi nhớ : Sgk. HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố. 1. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “ không gì quý bằng”? A. Lễ vật quý hiếm đắt tiền. B. Lễ vật bình dị thông thường. C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành. 2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Việt thời vua Hùng? A. Chống giặc ngoại xâm. B. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa. C. Giữ gìn ngôi vua. 3. Đóng vai Hùng Vương kể lại truyện bánh chưng, bánh Giầy? HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài . - Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Tóm tắt văn bản. - Chuẩn bị : Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt. TUẦN 1 Tiết 3 Ngày soạn : 08/8/ 2013 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức :- Hiểu được khái niệm về từ, từ đơn, từ phức. - Nắm được đơn vị cấu tạo từ trong tiếng việt - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ 2.Kĩ năng : -Nhận diện phân biệt được : Từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. -Phân tích cấu tạo từ 3. Thái độ :- Tuân thủ theo cấu tạo từ tiếng việt. II.CHUẨN BỊ. Gv: sgk, sgv, sbt, bảng phụ Hs: Xem trước nội dung bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là tiếng? thế nào là từ trong tiếng Việt? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu khái niệm - Gọi Hs đọc ví dụ- sgk. - H: đọc - Gv Treo bảng phụ - G:? Lập danh sách các từ và các tiếng cho ví dụ trên ? - H: XĐ -G: Em có nhận xét gì về cấu tạo của các từ trong câu văn trên? ?Vậy tiếng dùng để làm gì? - G:? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? - H: So sánh -G:? Từ dùng để làm gì? -? Khi nào một tiếng có thể coi là một từ? ( Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ). - ?Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm từ là gì? -H: LLTL - GV nhấn mạnh khái niệm. Hs đọc ghi nhớ. Bài tập nhanh: Hs đặt câu với các từ cho trước và xác định số từ, số tiếng. - H: đặt câu. HOẠT ĐỘNG 3: - H: Đọc VD - Gv treo bảng phụ (bảng phân loại từ). Gọi Hs lên điền các từ trong ví dụ vào bảng. -H: Lên bảng điền từ. - G:? Từ gồm có mấy loại ? Nêu cấu tạo của mỗi loại ? - H: QS TL - Gv cùng Hs phân tích những điểm giống và khác nhau giữa từ ghép và từ láy qua ví dụ là từ “chăn nuôi” và “trồng trọt”. Hs đọc ghi nhớ –sgk. Bài tập nhanh: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu văn cho trước. HOẠT ĐỘNG 4: Thực hành - Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận các yêu cầu a, b, c (sgk) - Nhóm trưởng trình bày, Hs khác nhận xét, bổ xung. - Gv đánh giá, tổng kết. - Hs trả lời trực tiếp. - Hs khác nhận xét, bổ sung -Gv nx - Học sinh làm việc độc lập. - Gv nx I. Từ là gì ? 1. Mẫu. ( SGK) Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. 2. Nhận xét. - Ví dụ gồm 12 tiếng, 9 từ. - Có từ có 1 tiếng, có từ có 2 tiếng - Tiếng là âm tiết để tạo từ. - Từ dùng để tạo câu. => Khái niệm : Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. II. Từ đơn và từ phức. 1. Mẫu.(sgk) Từ /đấy /nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/, chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ tết/ làm /bánh chưng/, bánh giầy/. 2. Nhận xét. - Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, ngày, tục, làm - Từ phức: +Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy +Từ láy : Trồng trọt => Từ được cấu tạo làm 2 loại: a.Từ đơn: chỉ có 1 tiếng. b.Từ phức: gồm 2 hay nhiều tiếng. + Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa. + Từ láy : Các tiếng có quan hệ láy âm. *. Ghi nhớ : sgk Từ đơn Từ Từ phức Từ ghép Từ láy III. Luyện tập. Bài tập 1. a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b. Nguồn gốc : cội nguồn, gốc rễ, gốc gác… c. Con cháu, cậu mợ, cô dì, chú bác… Bài tập 2. ? Nêu quy tắc ghép chỉ quan hệ thân thuộc ? Theo giới tính: anh chị , ông bà, cha mẹ… Theo thứ bậc : cha con, dì cháu, chị em… Theo quan hệ : cô chú , dì dượng… Bài tập 4. - “ Thút thít” miêu tả tiếng khóc của con người ( nức nở, ti tỉ, rưng rức…) HOẠT ĐỘNG 5 Củng cố. ? Phân biệt từ đơn , từ phức ? ? Đặt câu với từ đơn và từ phức ? - Cho hs làm *BT nâng cao: a, Cho các nhóm từ xác định từ ghép, từ láy? => Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, đền chùa, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng. b, Cho trước tiếng - làm - học Kết hợp với các từ khác để tạo từ ghép, láy. HOẠT ĐỘNG 6 Hướng dẫn học bài. Học thuộc ghi nhớ. Làm các bài tập. Chuẩn bị : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. TUẦN 1 Tiết 4 Ngày soạn : 08/8/ 2013 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức :- - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng t/c bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt -Sự chi phối của Mục đích của giao tiếp trong việc lựa chọn PTBĐ để tạo lập vb -6 kiểu văn bản, 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người. 2.Kĩ năng : -Bước đầu nhận biết được việc lựa chọn PTBĐ phù hợp mục đích gtiếp - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học. -Nhận ra t/d của việc lựa chọn PTBĐ ở đv cụ thể 3. Thái độ  - Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội.Có ý thức tạo lập vb II. CHUẨN BỊ. Sgk, sgv, các loại thiệp mời, giấy mời, giấy thông báo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành khái niệm -Gv Thông qua các ý của câu hỏi a -G:? Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn cho mẹ biết em làm thế nào? -? Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào? -G:? Cô giáo truyền đạt bài giảng tới các em bằng những cách nào ? -H:TL * Gv: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gưỉ gắm. Đó chính là giao tiếp. - G:?Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp? * GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận. -Gv cho H Quan sát bài ca dao trong SGK (c) -G:? Bài ca dao có nội dung gì? -H: TL * GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm qua bài ca dao này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao. -G:? Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai câu lục và bát liên kết với nhau như thế nào? -H: P/h TL * GV chốt: Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt trọn vẹn ý. -H: Quan sát câu hỏi d,đ,e -G:? Cho biết lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học có phải là là văn bản không? Vì sao? -H: TL -G:? Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao? -H: TL - G:?Vậy em hiểu thế nào là văn bản? -H: KQ - Gv treo bảng phụ giới thiệu 6 kiểu văn bản ( 6 phương thức biểu đạt) cơ bản được phân loại theo mục đích giao tiếp. 1 VD: Truyện Tấm Cám 2 + Miêu tả cảnh + Cảnh sinh hoạt 3 - Bài thơ 4 + Tục ngữ: Tay làm... + Làm ý nghị luận 5 + Đơn thuốc chữa bệnh +Thuyết minh thí nghiệm 6 Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời. - Gv giảng về mục đích giao tiếp của mỗi kiểu văn bản và giúp học sinh tìm các ví dụ tương ứng cho mỗi kiểu văn bản. Bài tập : Hs làm việc theo nhóm. Gv nhận xét, kết luận. - H đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành - Học sinh làm việc theo nhóm (5 nhóm) xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn văn, thơ. Thi trình bày kết quả nhanh trên bảng. - Gv nhận xét và cho điểm. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp. a. Giao tiếp: - Có hai cách để truyền đạt và tiếp nhận thông tin: Nói (nghe) và viết (đọc). - Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. b, Văn bản * Vd: - Bài ca dao: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định - Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, Có sự liên kết chặt chẽ: + Về hình thức: Vần ên + Về nội dung: ý nghĩa: Câu sau giải thích rõ ý câu trước. Þ Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn - Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng : + Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới. Þ Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng là một dạng văn bản nói. - Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết.Þ đó là dạng văn bản viết. * Khái niệm: Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện ục đích giao tiếp 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. - Sáu kiểu văn bản( Phương thức biểu đạt) cơ bản phân theo mục đích nói. ( sgk-T16) - 6 Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ. - Lớp 6 học: vbản tự sự, miêu tả. BT. Chọn các tình huống giao tiếp, lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp - Hành chính công vụ - Tự sự - Miêu tả - Thuyết minh -Biểu cảm . -Nghị luận * Ghi nhớ: SGK - tr17 II. Luyện tập. Bài tập 1. a- Tự sự d- Biểu cảm b- Miêu tả đ- Thuyết minh c- Nghị luận Bài tập 2. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc văn bản tự sự vì truyện kể về người , có một chuỗi các diễn biến sự việc, lời nói , hành động của họ theo một diễn biến nhất định. HOẠT ĐỘNG 4 Củng cố.- - Xác định kiểu văn bản cho các VB đã học. - Tập trình bày những vấn đề cho trọn vẹn nghĩa. HOẠT ĐỘNG 5 Hướng dẫn học bài. Học thuộc ghi nhớ. Làm các bài tập ( sbt). Chuẩn bị : Thánh Gióng. Kí duyệt giáo án: Thụy Việt ngày 12 tháng 8 năm 2013 Tổ trưởng Trần Thị Mai TUẦN 2 Tiết 5 Ngày soạn : 05/8/ 2013 Văn bản: THÁNH GIÓNG - Truyền thuyết - I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng - NV, SK, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước - Những SK và di tích p/a ls đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong 1 tác phẩm TT 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc –hiểu VB TT theo đặc trưng thể loại - Thực hiện thao tác phân tích 1 vài chi tiết NT kì ảo trong vb - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian 3.Thái độ: - Tán thành với truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước. II. CHUẨN BỊ. Sgk, sgv, bộ tranh truyện Thánh Gióng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 1. Kể tóm tắt tryền thuyết bánh chưng, bánh giầy? Qua truyền thuyết ấy nhân dân ta mơ ước điều gì? 2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu? Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1 : KĐGT: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó. HOẠT ĐỘNG 2: HD Tìm hiểu chung về VB -G:? Truyện được viết theo thể loại nào? ? Phương thức biểu đạt của VB? - H:XĐ - Gv hướng dẫn học sinh đọc theo bố cục (3 phần). - Gv đọc mẫu một số đoạn và gọi Hs đọc. - Gv nhận xét, uốn nắn. - Gv Yêu cầu H tóm tắt các ý chính của truyện. - H: Tóm tắt - G: Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 1,2,4,6,10,17,18,19. - G: ? Xác định bố cục của VB? - H: XĐ HOẠT ĐỘNG 3: HD Tìm hiểu VB - G:? Truyện có những NV nào? ai là nv chính? - ?Phần mở đầu truyện ứng với sự việc nào? - H: LL TL G:? Sự ra đời của Gióng được miêu tả như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về sự ra đời đó ? - H: NX -G:? Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào? -H: Phát hiện - G:? Tiếng nói đầu tiên của Gióng có ý nghĩa gì ? - Gv Tổ chức học sinh làm 4 nhóm, thảo luận ý nghĩa của các chi tiết b,c,d,đ trong câu hỏi 2 - Đọc hiểu văn bản. - H: Đại diện nhóm trả lời. Gv nhận xét và ghi lên bảng. Gv. Lòng yêu nước luôn là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng và cũng là của nhân dân ta.Thể hiện niềm tin và sức mạnh dân tộc. -. Gióng đã ra trận và chiến thắng bằng sức mạnh của nhân dân, đại diện cho dân tộc với tinh thần quật cường và truyền thống yêu nước. - Gv cho H quan sát tranh và nêu cảm nhận. - H: cảm nhận - G:? Vì sao đánh giặc xong Gióng lại bay về trời? Việc đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng ? - H: TL Gv- Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cùng thật cao quí , chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. ND yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. -G:? Kết thúc truyện thế nào? - H: TL HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát - G:? Hình tượng Gióng có ý nghĩa gì ? - H: khái quát - Đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: Truyền thuyết thời đại Hùng Vương. - Phương thức biểu đạt: Tự sự 2. Đoc, kể văn bản - Chú ý giọng đọc ở các đoạn văn miêu tả, đổi giọng ở mỗi phần. *Kể tóm tắt: Những sự việc chính: - Sự ra đời của Thánh Gióng - Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc - Thánh Gióng lớn nhanh như thổi - Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc. - Vua phong TG là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. * Chú thích : Sgk. 3. Bố cục: Gồm 3 phần: -P1. “đầu...giết giặc cứu nước” ¨Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng -P2. “Tiếp...từ từ bay lên trời.” ¨Thánh Gióng ra trận -P3. Còn lại ¨Những dấu tích LS về TG. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Mở truyện: *. Sự ra đời. “ Bà mẹ ướm chân - thụ thai 12 tháng mới sinh; - Cậu bé lên 3 không nói, cười, đi” Þ Khác thường, kì lạ, hoang đường 2. Diễn biến truyện: * Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng: là tiếng nói đòi đánh giặc. Þ Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa: + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước: ban đầu nói là nói

File đính kèm:

  • docNGU VAN 6 13-14.doc