Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm "Con hổ có nghĩa" - Trường THCS Nậm Cuổi

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của thể loại truyện trung đại.

- Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình.

 - Đặc sắc nghệ thuật của truyện: Kết cấu đơn giản, nghệ thuật nhân hoá.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ.

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh giá trị của đạo lý làm người.

B. Chuẩn bị :

1. Chuẩn bị của GV:

- Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm "Con hổ có nghĩa" - Trường THCS Nậm Cuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59. Bài 15. Hướng dẫn đọc thêm: CON HỔ CÓ NGHĨA (Truyện trung đại Việt Nam)- Vũ Trinh A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể loại truyện trung đại. - Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình. - Đặc sắc nghệ thuật của truyện: Kết cấu đơn giản, nghệ thuật nhân hoá. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.. - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh giá trị của đạo lý làm người. B. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 6b...., 6a...., 6c...., 6d.... 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. Kiểm tra bài mới : GV kiểm tra việc soạn bài của HS. 3. Bài mới: GV viết lên bảng nội dung câu tục ngữ : ‘‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ’’ ? Em hãy nêu nội dung của câu tục ngữ trên ? HS : Câu tục ngữ nói về lòng biết ơn và nhớ ơn. GV : Như vậy lòng nhớ ơn, biết ơn là một trong những đạo lý cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Đó cũng là nội dung chính của bài học ngày hôm nay. Mời các em mở sách vở, chúng ta cùng tìm hiểu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS  ? HS  GV GV ? HS GV GV ? HS ? HS ? HS GV  ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS ? HS GV GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS GV ? HS ? HS ? HS ? HS GV ? HS ? HS GV HS GV GV HS GV Cung cấp thông tin về tác giả : Vũ Trinh (hiệu: Lan Trì ngư giả; 1759 - 1828), nhà văn Việt Nam. Quê: làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh ; đỗ Hương cống (cử nhân) khi 17 tuổi. Làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn. Văn bản này thuộc thể văn gì ? Trả lời: Truyện trung đại Việt Nam (văn xuôi chữ Hán). Qua phần chuẩn bị ở nhà bạn nào cho thầy biết, trong lịch sử văn học Việt Nam, thời kì trung đại được tính trong khoảng thời gian nào ? Trả lời: Từ TK X- TK XIX. Nội dung của truyện văn xuôi chữ Hán ? Trả lời: Phong phú, mang tính giáo huấn. Em hãy cho có mấy cách viết truyện trung đại ? Trả lời: Có hai cách : loại truyện hư cấu, loại gần với kí, sử. Nhận xét về cốt truyện trung đại ? Trả lời: Cốt truyện đơn giản. Nhân vật trong truyện trung đại được miêu tả như thế nào ? Trả lời: Nhân vật : miêu tả qua ngôn ngữ của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Kết luận. Thầy đã yêu cầu các em về đọc trước bài ở nhà nên chúng ta không đọc lại bài nữa. Một em hãy tóm tắt lại nội dung của truyện ? Tóm tắt: Bà đỡ Trần được hổ đực mời đi đỡ đẻ cho hổ cái. Xong việc, hổ đực đền ơn bà đỡ 10 lạng bạc, lại tiễn bà ra khỏi rừng. Bác Tiều mỗ ở Lạng Giang cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác Tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để tế. Nhận xét, treo bảng phụ ghi nội dung tóm tắt. Treo tranh minh họa. Theo em, nội dung bức tranh liên quan đến chi tiết nào trong truyện ? Tự bộc lộ. Em hãy cho biết nghĩa của từ nghĩa và mỗ ? TL theo sgk. Truyện có mấy đoạn ? Mỗi đoạn nói gì ? Truyện có hai đoạn. Mỗi đoạn nói về một chuyện. Nhận xét. Cách mời bà đỡ Trần của hổ đực thể hiện qua chi tiết nào ? Trả lời: Lao tới cõng bà đi. Chốt: Em hãy tìm chi tiết nói lên hành động, cử chỉ của hổ đực đối với bà đỡ trên đường đi ? Trả lời: ‘‘hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu’’. Em hãy nhận xét về hành động, cử chỉ đó của hổ đực ? Trả lời: Bảo vệ, giữ gìn. Chốt: Sau giây phút vui mừng vì hổ cái đã mẹ tròn con vuông, hổ đực đã trả ơn bà đỡ như thế nào ? Trả lời: Cung kính tặng bà đỡ Trần một cục bạc để bà sống qua một năm mất mùa đói kém. Chốt: Thái độ của hổ đực khi chia tay với bà đỡ ? Trả lời: Lưu luyến, chu đáo dẫn bà đỡ đi ra khỏi rừng, chờ bóng bà đi khuất hổ đực gầm lên một tiếng rồi mới bỏ đi. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Trả lời: Nghệ thuật nhân hóa. Với biện pháp nghệ thuật này, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, biết đền ơn người giúp đỡ mình, hết lòng với hổ cái lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lưu luyến khi chia tay bà đỡ... Chuyển ý : Chúng ta vừa tìm hiểu cái nghĩa của con hổ thứ nhất với bà đỡ. Vậy cái nghĩa của con hổ thứ hai với bác Tiều như thế nào ? Nêu những sự việc chính của truyện này ? Trả lời: Sự việc chính: + Hổ bị hóc xương đau đớn. + Bác Tiều giúp hổ lấy xương ra. + Hổ trả ơn bác Tiều. Hổ trán trắng đã trả ơn bác Tiều như thế nào ? Trả lời: - Khi bác Tiều còn sống : hổ mang nai đến trả ơn. - Khi bác Tiều mất : hổ xót thương. - Từ đó : cứ đến ngày giỗ bác Tiều hổ lại mang dê, lợn đến để tế. Chốt: Cách trả ơn của con hổ thứ hai có gì khác với cách trả ơn của con hổ thứ nhất ? Trả lời: Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn một lần là xong, con hổ thứ hai đền ơn mãi mãi. Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn một lần và trả ơn bằng bạc, nhưng đến con hổ thứ hai thì trả ơn mãi mãi cả lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã chết, chủ yếu thể hiện qua tình cảm, và chúng ta có thể hiểu rằng con hổ thứ hai luôn luôn dõi theo cuộc sống của bác Tiều. Như vậy có sự nâng cấp trong khi nói về cái nghĩa của con hổ sau so với con hổ trước. Truyện ‘‘ Con hổ có nghĩa ’’ đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người ? Trả lời: Truyện đề cao, quý trọng đạo làm người, đó là sống cần có ân nghĩa. Chốt: Tại sao lại dựng lên truyện con hổ có nghĩa mà không phải là con người có nghĩa ? Trả lời: Con hổ - chúa sơn lâm nổi tiếng hung dữ, tàn bạo ; ấy thế mà hổ còn có tình nghĩa huống chi là con người. Mượn truyện con hổ để nói chuyện con người, câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc. Vậy các em đã thể hiện lòng biết ơn của mình với những ai ? thể hiện như thế nào ? Trả lời: Với ông bà, bố mẹ, thầy cô...như : chăm chỉ học tập, làm việc nhà, vâng lời... Thảo luận nhóm : Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung thể hiện lòng biết ơn ? - Uống nước nhớ nguồn. - Ăn quả nhớ người trồng cây. - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. - Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng - Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương - Đói lòng ăn trái ổi non Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa - Nuôi con chẳng quản chi thân Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Qua hành động cứu hổ của bà đỡ Trần và bác Tiều, em học tập được điều gì trong cuộc sống ? Trả lời: Biết thương yêu loài vật, góp phần bảo vệ những loài thú quý hiếm... Chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình, tươi đẹp với sự phong phú, đa dạng cả về động vật và thực vật. Do đó chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên ấy. Đặc biệt là những loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì ? Trả lời: Nội dung tư tưởng chủ yếu của truyện ? Trả lời: Nhận xét, treo bảng phụ ghi nội dung phần tổng kết. Đọc ghi nhớ.sgk. Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong sgk. Các em có thể tham khảo thêm đoạn trích ‘‘ Con chó Bấc ’’( trích trong tiểu thuyết ‘‘ Tiếng gọi nơi hoang dã ’’- Giắc Lân- đơn ). Để củng cố cho nội dung phần luyện tập thầy sẽ đọc cho các em nghe truyện ngụ ngôn : Con chim ưng. Đọc phần đọc thêm ở cuối sách. Phan Bội Châu là nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn, nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về con người ông, các em về tìm đọc thêm những tài liệu có liên quan đến Phan Bội Châu và đến chương trình Ngữ Văn lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu một số tác phẩm của ông. I. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Tác giả, văn bản. a. Tác giả : Vũ Trinh (1759- 1828), quê : làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. - Làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn. b. Văn bản : - Truyện trung đại Việt Nam (văn xuôi chữ Hán). * Một số đặc điểm chủ yếu của truyện trung đại : - Thời gian : từ thế kỉ X- XIX. - Nội dung : phong phú, thường mang tính giáo huấn. - Cách viết : Có loại truyện hư cấu, có loại gần với kí, sử. - Cốt truyện : đơn giản. - Nhân vật : miêu tả qua ngôn ngữ của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích : a. Đọc: b. Chú thích. 3. Bố cục. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Cái nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần : - Cách mời : xông đến cõng đi. - Hành động, cử chỉ của hổ đực : bảo vệ, giữ gìn bà đỡ. - Cách đền ơn, đáp nghĩa của hổ đực : cung kính, lưu luyến, tặng bà đỡ một cục bạc. 2. Cái nghĩa của con hổ với bác Tiều: - Khi bác Tiều còn sống : hổ mang nai đến trả ơn. - Khi bác Tiều mất : hổ xót thương. - Từ đó : cứ đến ngày giỗ bác Tiều hổ lại mang dê, lợn đến để tế. * Ý nghĩa : Truyện đề cao, quý trọng đạo làm người, đó là sống cần có ân nghĩa. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật :- Nhân cách hóa (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người). - Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ. 2. Nội dung : Truyện mang ý nghĩa giáo huấn, đề cao giá trị đạo làm người : con vật còn có nghĩa huống chi là con người. * Ghi nhớ. Sgk. IV. Luyện tập : 4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học. 5. Dặn dò: HS về học bài, đọc và kể lại truyện. - Chuẩn bị : “ Mẹ hiền dạy con ’’. TRUYỆN NGỤ NGÔN: CON CHIM ƯNG Một người có con chim ưng thật khôn. Ông huấn luyện cho nó biết tuân theo mọi điều ông ra lệnh. Ngày kia, ông đem con chim đi săn với ông. Con chim ưng đã đem về những con mồi mà ông bắn hạ được. Ông vuốt ve con chim thật âu yếm. Khi đã đi khá sâu vào trong rừng, người chủ cảm thấy khát nước và tìm ra được một mạch nước đang rỉ ra từng giọt. Ông lấy chiếc ly hứng lấy những giọt nước ấy và đứng chờ thật lâu mới được gần đầy một ly. Ông sung sướng đưa lên miệng uống cho đỡ khát thì bỗng dưng con chim ưng xà đến vỗ cánh thật mạnh, hất tung ly nước của ông xuống đất. Người chủ liền quở mắng con chim và rồi lại bắt đầu hứng một ly khác. Khi được đầy ly, ông sắp sửa đưa lên miệng uống thì lại bị con chim bay tới đụng mạnh vào tay làm ly nước đổ hết. Bực mình vì cơn khát khô cả cổ mà cứ bị con chim quấy rầy, ông la mắng nó to tiếng hơn. Nhưng vì thương con chim, ông đành nén giận và lại bắt đầu hứng nước lần thứ ba. Đến khi ly nước sắp đầy thì lạ lùng thay, con chim ưng như cố tình nhào tới làm đổ ly nước một lần nữa. Tức giận, ông quyết không tha thứ được nữa vì nghĩ rằng con chim cố tình muốn để cho ông chết khát. Ông liền rút súng bắn một phát. Con chim chết tức khắc. Ông chủ mệt quá, nằm nghỉ dưới gốc cây và sai một tên gia nhân đứng chờ cho đến khi nước đầy ly rồi mang về cho ông uống. Một lúc sau, y trở về với chiếc ly không có một giọt nước. Ông chủ chưa kịp quát mắng thì tên đầy tớ đã trình: - Thưa ông, ông đừng mắng con, tội nghiệp. Con không thể đem nước về cho ông vì nước ở đó đã bị nhiễm trùng. Một con vật đã nhả nọc độc vào mạch nước đó. Chỉ cần uống một ngụm là chết liền. Lúc đó, ông chủ mới bật khóc: - Ôi thôi! Thế là tôi đã giết chết con chim ưng đã ba lần cứu mạng sống của tôi. Tôi thật là người vô ơn bạc nghĩa!

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_59_huong_dan_doc_them_con_ho_co_n.doc
Giáo án liên quan