Tiết 1,2: ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 11, làm tiền đề cho chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát, phân tích.
3. Thái độ: Ý thức được việc nắm kiến thức môn Ngữ văn một cách có hệ thống.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK 11, soạn giáo án
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức Ngữ văn 11, soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
75 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12-Tự chọn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2: ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: 06/09/2012 NGỮ VĂN 11.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 11, làm tiền đề cho chương trình Ngữ văn 12.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát, phân tích...
3. Thái độ: Ý thức được việc nắm kiến thức môn Ngữ văn một cách có hệ thống.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK 11, soạn giáo án
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức Ngữ văn 11, soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại những kiến thức phần văn học lớp 11.
GV: VHVN giai đoạn 1900 - 1945 có mấy bộ phận? Vì sao có sự phân hóa phức tạp đó?
GV: Trình bày những hiểu biết về bộ phận vh công khai, hợp pháp?
GV: Bộ phận VH không công khai phát triển như thế nào? Thành tựu chủ yếu?
GV: Thế nào là HĐH văn học:
GV: Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình HĐH văn học:
GV: Quá trình HĐH diễn ra trong mấy chặng đường?
GV: So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại?
- Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2-
GV: Cho HS tìm hiểu một số tác phẩm cụ thể
GV: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm?
GV: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một số bài thơ.
GV: Yêu cầu HS tóm tắt, nêu giá trị nội dung của một số tác phẩm văn xuôi?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần Tiếng Việt.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần làm văn.
I. PHẦN VĂN HỌC:
1. Các bộ phận , khuynh hướng:
a. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có các xu hướng chính.
- VH lãng mạn.
+ Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ giáo PK.
+ Các tác giả tiêu biểu: Huy Cận( Tràng Giang), Xuân Diệu( Vội vàng, Đây mùa thu tới), Thạch Lam(Hai đứa trẻ)
- VH hiện thực, phê phán.
+ Phản ánh hiện thực một cách khách quan: XH thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị
+ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nam Cao( Chí Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng ( Số đỏ, Giông tố) Ngô Tất Tố ( Tắt đèn)..
b. Bộ phận văn học không hợp pháp:
- VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Phan Bội Châu ( Hải ngoại huyết thư..) Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành), Tố Hữu ( Từ ấy)
2. Quá trình hiện đại hóa văn học:
- Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới
- Bối cảnh lịch sử: TDP xâm lược nước ta 1858, từ đầu thế kỉ XX củng cố ách thống trị; XH Việt Nam có những biến đổi sâu sắc; chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa phương Tây, xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học; chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, Nôm, báo chí, nghề in, phong trào dịch thuật phát triển mạnh mẽ.
- Quá trình đổi mới văn học trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng 1920.
+ Giai đoạn thứ hai: Khoảng từ năm 1920 đến năm 1930.
+ Giai đoạn thứ ba: Từ 1930 đến 1945.
3. So sánh thơ Trung đại và thơ mới.
+ Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến.
+ Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)
+ Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã)
+ Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa)
Định hướng: học sinh bám vào nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm, để lập bảng so sánh.
3. Một số tác phẩm cụ thể:
* ĐÂY THÔN VĨ DẠ(HÀN MẶC TỬ)
- Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng.
- Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng
* TRÀNG GIANG(HUY CẬN):
- Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê hương...
- Màu sắc cổ điển; Giọng điệu gần gũi, thân thuộc
* VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU):
- Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời. Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng.
- Giọng điệu say mê, sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.
* CHIỀU TỐI(HỒ CHÍ MINH):
- Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, Tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt.
- Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại
Sự vận động của tư tưởng, hình ảnh, cảm xúc.
* TỪ ẤY (TỐ HỮU):
- Niềm vui khi đón nhận lí tưởng của Đảng, lời tâm nguyện chân thành, thiết tha, rạo rực...
- Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu (ảnh hưởng của thơ mới) .
* HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)
* CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NG TUÂN)
* CHÍ PHÈO (NAM CAO)
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội
2. Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:
3. Ngữ cảnh:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
4. Nghĩa sự việc; Nghĩa tình thái.
III. PHẦN LÀM VĂN:
1. Nắm các kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận:
- Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ.
- Sự kết hợp các thao tác lập luận.
- Bản tin, cách viết bản tin.
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
3. Củng cố: HS nắm hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của chương trình Ngữ văn 11.
Tiết 3,4 Ngày soạn: 24/09/2012
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hệ thống lại và nâng cao thêm những kiến thức về bài khái quát văn học Việt Nam .
2. Kĩ năng: Phân tích, khái quát, tổng hợp...
3. Thái độ: Ý thức được ý nghĩa của bài khái quát đối với quá trình tìm hiểu các văn bản cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK, soạn giáo án
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức bài khái quát.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của HS.
2. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN gđ 1945-1975:
GV: VHVN giai đoạn 1945-1975 trải qua mấy giai đoạn phát triển?
GV yêu cầu HS trình bày những thành tựu chủ yếu của VHVN gđ 1945 - 1975?
GV: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một số bài thơ minh họa.
--- Hết tiết 3, chuyển tiết 4---
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm những đặc điểm cơ bản của VHVN gđ 1945-1975:
GV: Yêu cầu HS nêu và trình bày hiểu biết về những đặc điểm cơ bản của VHVN 45-75?
GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì?
GV: Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào?
GV: Tại sao nói nền văn học giai đoạn 1945-1975 là nền văn học hướng về đại chúng?
GV: Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện nào trong các tác phẩm văn học?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nắm sự đổi mới của văn học sau 1975:
GV: Yêu cầu HS chỉ ra những điểm đổi mới của văn học sau 1975?
GV: Chứng minh bằng những tác phẩm cụ thể?
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975.
1. Các giai đoạn phát triển:
- GĐ 1: Từ 1945 1954
- GĐ 2: Từ 1955-1964
- GĐ 3: Từ 1965-1975
2. Thành tựu chủ yếu:
- CĐ1: Từ 1945 1954
+Truyện và kí mở đầu cho văn xuôi chống Pháp với tác phẩm của các tác giả tiêu biểu như: Đôi mắt (Nam Cao); Đất nước đứng lên ( Nguyên Ngọc); Truyện Tây Bắc ( Tô Hoài).....
+ Thơ ca đạt được những thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh); Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm); Tây Tiến ( Quang Dũng), Đất nước ( Nguyễn Đình Thi); Việt Bắc ( Tố Hữu).....
+ Kịch. LLPB chưa phát triển
- CĐ2: Từ 1955-1964
+ Văn xuôi mở rộng đề tài: Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp; Đề tài về hiện thực cuộc sống trước CM; Đề tài về công cuộc xây dựng CNXH.
+ Thơ ca có được mùa gặt bội thu, tiêu biểu như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên...
- CĐ3: Từ 1965-1975
+ Văn xuôi đạt được những thành tựu rực rỡ.
+ Thơ ca: Đạt được những thành tựu xuất sắc, đội ngũ đông đảo, xuất hiện các nhà thơ trẻ đầy tài năng tâm huyết. Tiêu biểu như: Ra trận; Máu và Hoa ( Tố Hữu); Những bài thơ đánh giặc ( Chế Lan Viên), Đất ngoại ô ( Nguyễn Khoa Điềm); Gió Lào cát trắng ( Xuân Quỳnh)..
+ Kịch, LLPB có những thành tựu đáng ghi nhận.
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1975:
1. Nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc:
- Văn học phục vụ cho cách mạng, kháng chiến, bám sát nhiệm vụ trong từng chặng đường lịch sử của dân tộc.
- Đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Đề tài về chủ nghĩa xã hội: đó là công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới.
- Hai đề tài gắn bó mật thiết với nhau, làm nên diện mại cho nền văn học Việt Nam.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học
- Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân
- Quan tâm đến đời sống nhân dân lao động, niềm vui và nỗi buồn của họ
- Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho thời đại, là những người anh hùng.
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
III. SỰ ĐỔI MỚI CỦA VHVN GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
- Sự đổi mới về ý thức nghệ thuật của người cầm bút, xa dần khuynh hướng chính trị hóa trong nghệ thuật.
- Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
- Văn học phát triển đa dạng hơn hơn về đề tài, chủ đề, phong phú sáng tạo mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật.
- Phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống.
- Mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường.
3. Củng cố: HS cần nắm vững thành tựu, đặc điểm của VHVN gđ 1945-1975 và sự đổi mới của VHVN sau 1975.
4. Luyện tập: BT- Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng?
Tiết 5,6 TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH
Ngày soạn: 02/10/2012
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nắm lại một cách cụ thể, chi tiết hơn, hiểu sâu hơn về một tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, cách đọc hiểu văn học sử.
3. Thái độ: Hiểu và trân trọng những giá trị văn học của Bác.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, soạn bài...
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại phần tác giả Hồ Chí Minh
III. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc điểm cơ bản của Văn học VN 1945-1975?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan điểm sáng tác của Bác
GV: Vì sao văn chương phải mang ính chiến đấu? Nó được thể hiện như thế nào trong công việc sáng tác của Bác?
GV: Vì sao văn chương phải có tính chân thực và tính dân tộc?
GV: Những lời phát biểu nào của Người thể hiện được quan niệm này của Bác?
GV: Người còn nhắc nhở giới văn nghệ sĩ điều gì để thể hiện được tính dân tộc trong tác phẩm văn chương?
GV: Tại sao văn chương phải có tính mục đích?
GV: Tính mục đích đó được thể hiện như thế nào trong quan niệm sáng tác của Bác?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản văn học của Bác.
GV: Nêu những tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Bác?
GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm ấy?
GV: Nêu tên những tác phẩm tiêu biểu của Bác?
GV: Nội dung của những tác phẩm này nêu lên điều gì?
.
GV: Qua một số bài thơ đã học, em hiểu được những gì về Bác?
GV: Nêu một số ví dụ tiêu biểu.
GV: Nhận xét về cách viết của Bác trong các bài thơ?
GV: Những bài thơ này được Bác viết nhằm những mục đích gì?
GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu của Bác?
GV: Qua một số bài thỏà em biết, em nhận ra được điều gì trong tâm hồn Bác?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phong cách nghệ thuật thơ văn của Bác.
GV: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh nhìn chung được thể hiện như thế nào ở mỗi thể loại?
+ HS: trả lời.
+ GV: Em có nhận xét gì về cách viết văn chính luận của Bác?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Những tác phẩm truyện và kí thể hiện phong cách viết gì của Bác?
+ HS: trả lời.
GV: Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền được Bác viết bằng hình thức như
1 . Quan điểm sáng tác:
a. Tính chiến đấu trong văn học:
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- Quan điểm này thể hiện trong 2 câu thơ:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).
- Về sau trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng định:
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
b. Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học:
- Tính chân thực được coi là thước đo giá trị văn chương nghệ thuật. - Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài hiện thực phong phú của cách mạng.
- Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
c. Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Người luôn đặt câu hỏi:
+ “Viết cho ai?” (Đối tượng),
+ “Viết để làm gì?” (Mục đích),
+ Quyết định: “Viết cái gì?” (Nội dung).
+ “Viết thế nào?” (Hình thức).
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận:
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925.
. Nội dung: Lên án tội ác của thực dân
Pháp và chính sách tàn bạo của Chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa
. Nghệ thuật: lay động tình cảm người đọc bằng những sự việc chân thật và ngòi bút châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
+ Tuyên ngôn Độc lập (1945).
à Giá trị: Một văn kiện có ý nghĩa lích sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966): Được viết trong những giờ phút đặc biệt của dân tộc, văn phong hùng hồn, tha thiết làm rung động trái tim những người yêu nước
b. Truyện và kí:
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Pa-ri (1922),
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
+ Con người biết mùi hun khói (1922),
c. Thơ ca:
* Nhật kí trong tù:
- Thời điểm sáng tác: mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
- Nội dung:
+ Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân Đảng- một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc.
+ Tập thơ thể hiện bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chớ Minh:
- Nghệ thuật:
Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng thơ luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
* Những bài thơ làm ở Việt Bắc: (từ 1941- 1945.
- Viết với mục đích tuyên truyền: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ... .
- Viết theo cảm hứng nghệ thuật: Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya...
à Tâm hồn trĩu nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, tự tại
3. Phong cách nghệ thuật:
- Hồ Chí Minh có một phong cách độc đáo, phong phú,đa dạng:
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lô gic, lí lẽ sắc bén, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp, giọng điệu.
- Truyện và kí: Hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ ca:
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe.
+ Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.
- Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo, phong phú, đa dạng mà thống nhât
3. Củng cố: HS nắm vững kiến thức về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, di sản văn học của Bác.
Tiết 5 TÁC GIA TỐ HỮU
Ngày soạn: 15/09/11
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS nắm được những nét cơ bản về con đường thơ, phong cách thơ của Tố Hữu.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, phân tích, tổng hợp; kĩ năng tìm hiểu về văn học sử liên quan đến tác gia văn học.
3. Thái độ:
- HS thêm yêu quý thơ Tố Hữu.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Đọc trước bài tác gia Tố Hữu, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Bác?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tiểu sử tác giả.
- GV: Giới thiệu những nét chính về đường đời của Tố Hữu?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu
- GV: Giới thiệu những nét chính về đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu? Nhận xét?
- GV: Trình bày nội dung chính (Ba phần) của tập thơ Từ ấy ?
GV: Trình bày nội dung chính của tập thơ Việt Bắc?
- GV: Trình bày nội dung chính của tập thơ Gió lộng?
GV: Trình bày nội dung chính của 2 tập thơ “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)?
GV: Trình bày nội dung chính của hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
GV: Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị?
GV: Lí giải các luận điểm
GV: Tại sao nói thơ Hữu đậm đà tính dân tộc?
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
Tố Hữu (1920 - 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế: nghèo mà nên thơ, văn hóa phong phú đa dạng.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, yêu tha thiết văn học dân gian.
à Chính gia đình và quê hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu.
- Năm 1937, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM.
- Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
- Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động
- Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.:
- Từ đó Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
II. CON ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU:
1. Từ ấy (1937-1946):
- “Từ ấy” gồm 3 phần :
a. Máu lửa (1937 - 1939):
- Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.
- Nội dung:
+ Cảm thông với thân phận những người nghèo khổ
+ Khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
b. Xiềng xích (1939-1942):
- Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Nội dung:
+ Tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do và hành động.
+ Ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ CM ngay trong nhà tù thực dân.
c. Giải phóng (1942 - 1946):
- Sáng tác từ khi vượt ngục cho đến thời kì giải
phóng dân tộc
- Nội dung:
+ Ngợi ca thắng lợi của CM, và độc lập tự do của đất nước .
+ Khẳng định niềm tin vào chế độ mới
à Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,
2. Việt Bắc (1947 - 1954):
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc
+ Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,.
3. Gió lộng (1955 - 1961): .
- Nội dung:
+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.
- Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,
4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):
- Nội dung:
+ Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, người thợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân)
+ Máu và hoa:
- Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ
- Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của
- Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
- Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,
5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU:
1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị: .
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
- Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi :
+ Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư.
- Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành:
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
+ Lục bát ca dao và lục bát cổ điển
+ Thể thất ngôn dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc
- Về ngôn ngữ:
+ Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc.
+ Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ...
3. Củng cố: HS nắm vững về con đường thơ, phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu.
Tiết 6, 7
Ngày soạn: 06/10/11
NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN TRONG HAI VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH) VÀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (PHẠM VĂN ĐỒNG).
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu rõ hơn về nghệ thuật lập luận trong hai văn bản. Biết cách lập luận trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, lập luận trong văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức lập luận trong quá trình tạo lập văn bản.
B CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại hai văn bản, phát hiện phân tích cách lập luận của 2 tác giả.
C. HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Yêu cầu HS phân tích cách lập luận trong phần mở đầu?
GV gợi ý phân tích: Phần mở đầu đã nêu lên được vấn đề gì? Tác giả đã trích dẫn gì? Ý nghĩa của việc trích dẫn?
GV: Nhận xét chung về cách lập luận của phần mở đầu.
GV tiếp tục yêu cầu HS phân tích nghệ thuật LL ở phần GQVĐ?
GV gợi ý phân tích: Phần GQVĐ có mấy luận điểm chính? Tác giả đã triển khai LĐ đó như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp NT nào? Tác dụng?
GV: LĐ2, tác giả đã triển khai như thế nào? Tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào để làm sáng tỏ LĐ?
GV: Nhận xét về nghệ thuật ll ở LĐ2 ?
GV: Ở phần cuối, tác giả đã khẳng định điều gi? Thái độ, tình cảm của người viết?
GV: Nhận xét chung về nghệ thuật LL của bản Tuyên ngôn Độc lập?
Hết tiết 6 chuyển sang tiết 7
GV: Ở phần ĐVĐ, tác giả đã nêu lên vấn đề gì?
GV: Theo em lúc này là lúc nào?
GV: Không những nêu mà tác giả còn lí giải vấn đề như thế nào?
GV: Nhận xét cách ĐVĐ của tác giả trong bài viết này?
GV: Phần GQVĐ của bài viết có mấy LĐ?
GV: Tác giả đã dùng lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ LĐ?
GV: Ở LĐ2, tác giả đã triển khai các luận cứ như thế nào?
GV: Tác giả đã chứng minh cho LĐ3 như thế nào?
GV: Ở phần KTVĐ, tác giả đã nêu lên những nội dung gì?
GV: Yêu cầu đánh giá chung về nghệ thuật LL trong văn bản?
A. VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Phần đặt vấn đề:
- Nêu vấn đề: độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn nguyên văn 2 bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của nước Pháp.
→ Đó là những chân lí, lẽ phải lớn của nhân loại về vấn đề độc lập tự do.
→ Cách lập luận rất khôn khéo, quyết liệt, dùng chiêu "lấy gậy ông đập lưng ông".
+ Đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 TNĐL ngang hàng nhau, thể hiện một niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ.
+ Người còn mở rộng, suy rộng ra "tất cả các dân tộc trên thế giới .... tự do": đó chính là sự sáng tạ
File đính kèm:
- GIÁO ÁN TỰ CHỌN 12.doc