Giáo án Ngữ văn 11 tiết 23: Lẽ ghét thương (tiết 2) ( Trích Truyện Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu

LẼ GHÉT THƯƠNG

( Trích truyện Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu –

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng đoạn trích và nói rõ lẽ ghét của ông Quán.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 23: Lẽ ghét thương (tiết 2) ( Trích Truyện Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23 ( lớp 11a5, 11a6 ), 21 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 13 / 10 / 07 LẼ GHÉT THƯƠNG ( Trích truyện Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu – Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng đoạn trích và nói rõ lẽ ghét của ông Quán. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Chuyển. Nếu như đoạn trên tác giả cho nhân vật nói lòng căm thù bọn người hại dân để nói lòng thương dân, thì ở đoạn này tác giả cho nhân vật trực tiếp bộc lộ lòng thương yêu đối với những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời giúp dân mà gặp phải những rủi ro bất hạnh, nên nguyện vọng của họ không thực hiện được. Pv. Em hãy cho biết ở đoạn thơ này ông Quán trực tiếp bộc lộ lòng thương yêu với những đối tượng nào? Vì sao? Pv. Những con người này có điểm gì chung? Bình. Bấy nhiêu con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với NĐC. Là một nhà nho, ông cũng từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh, nhưng cuộc đời dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, thời buổi nhố nhăng, nên không thể đạt nguyện.Bởi thế, lẽ thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu. Chuyện sách vở mà cũng là chuyện cuộc đời, NĐC đã vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải “đành phôi pha”. Lẽ thương. Đối tượng Thương: + Thương Kổng Tử lận đận gian lao trong việc truyền đạo Nho. + Thương Nhan Tử chết sớm dở dang. + Thương Gia Cát Lượng có tài mưu lược lớn giúp Lưu Bị mà sự nghiệp không thành. + Thương Đổng Trọng Thư có tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí. + Thương Nguyên Lượng (Đào Tiềm) khí tiết thanh cao mà lui về ở ẩn. + Thương Hàn Dũ có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua mà bị đi đày → Họ là những người có tài, đức và có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện. Cường độ thương: Thương yêu tha thiết, đầy tính chất bác ái và nhân bản ( thể hiện qua việc dùng điệp từ “thương” 9 từ trong đoạn còn lại) ð Niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu. ä Vậy, lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí nguyện bình sinh. Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC. Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức, nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ. Lời lẽ có khi mộc mạc đến thô sơ, đi thẳng vào trái tim người đọc, người nghe. III.Chủ đề. ( Phần ghi nhớ ở SGK ) 4. Củng cố - Giải thích câu thơ “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” - Tại sao nói thơ của NĐC là thơ trữ tình – đạo đức? chứng minh điều đó qua đoạn trích. 5. Dặn dò - Học bài cũ - Soạn bài : Chạy giặc, Hương Sơn phong cảnh ca Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docle ghet thuong, t2.doc