Bài giảng Ngữ văn 11: Khát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng.

Xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc.

Văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Khát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Võ Thị Sáu Tổ 1 – Lớp 11A3 Môn Ngữ Văn 11Khát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc.Văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn.Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóaVăn học đổi mới theo hướng hiện đại hóaCơ sở của quá trình hiện đại hóa  -Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa do thực dân Pháp thực hiện, trong nước xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới. -Nhu cầu về văn hoá, thẩm mĩ ở trong nước cũng có sự thay đổi.-Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là Pháp). Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực.Những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản cũng có sự phát triển; đời sống văn học trở nên sội nổi. Đó chính là điều kiện thuận lời để văn học VN vận động và phát triển theo hướng hiện đại.Khái niệm của hiện đại hóa văn học Việt Nam  -Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóaCác giai đoạn của quá trình hiện đại hóa văn học Việt NamVăn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa-Gồm 3 giai đoạn:giai đoạn thứ nhất : từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920. Giai đoạn thứ hai: những năm 30 của thế kỉ XX. Giai đoạn thứ ba: từ năm 1930 đến năm 1945.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học.Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ. Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền,.. Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật, vẫn thuộc phạm trù VHTĐ.Cụ Phan Châu Trinh (1872 -1926)Cụ Phan Bội Châu (1867 -1940)Ngô Đức Kế (1878 -1929)Nguyễn Thượng Hiền (1868 -1925)Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)Vào ngục Quảng Châu (trích Ngục trung thư)Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.Ðã khách không nhà trong bốn biển,Lại người có tội giữa năm châuBủa tay ôm chặt bồ kinh tế,Mở miệng cười tan cuộc oán thù.Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.Phan Bội ChâuNêu một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ở thời kì này?Truyện ngắn Thầy La-za-rô Phiền(1887) của Nguyễn Trọng Quản.Tiểu thuyết Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Thiên TrungVăn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930 ) Giai đoạn này có những thành tựu đáng kể. Các tác giả, tác phẩm có giá trị như: tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch nói của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương.Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước. Nhìn chung, giai đoạn này đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức.Hồ Biểu Chánh (1885-1958)Phạm Duy Tốn (1881-1924)Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945 ) Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới, đưa lại một “cuộc cách mạng trong thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong cách riêng biệt như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,Những thể loại mới như Phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học,cũng góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn học. Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà.Ngô Tất Tố (1894-1954)Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939). Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952).Nam Cao (1915-1951) Chí Phèo (1941) Đời thừa (1943)Thế Lữ (1907-1989)Mấy vần thơ (1935)Truyện “vàng và máu”(1934)Bên đường thiên lôi (1936)Lê Phong phóng viên (1937)Huy Cận (1919-2005)Tập thơ Lửa thiêng (1940)Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa Hiện đại hoá văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu, đặc biệt là giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hoá mới toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học.Cảm ơn cô và các bạn đã lắng ngheThe End

File đính kèm:

  • pptKHAI QUAT VAN HOC VIET NAM tu dau the ki XX denCMT8 nam 1945.ppt