Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 29 - Tiết 101, 102

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

 - Nắm được các cách bình luận một vấn đề.

 1/ Kiến thức

 - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

 - Cách sử dụng thao tác bình luận.

 2/ Kĩ năng

 - Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận.

 - Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

 3/ Thái độ

 Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết bài văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề.

 - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 29 - Tiết 101, 102, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2012 Tiết 101 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được các cách bình luận một vấn đề. 1/ Kiến thức - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. - Cách sử dụng thao tác bình luận. 2/ Kĩ năng - Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận. - Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. 3/ Thái độ Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết bài văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới *Dẫn nhập Trước đây, trong văn nghị luận, các em đã được học một số thao tác lập luận như chứng minh, giải thích, bác bỏ Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thao tác lập luận nữa để vận dụng vào viết văn nghị luận cũng như ứng xử trong cuộc sống, đó là thao tác lập luận bình luận. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận - Gv cho Hs xem một bức tranh, nghe một đoạn nhạc, một câu chuyện. - Hs cho ý kiến nhận xét về bức tranh, đoạn nhạc và câu chuyện đó. - Gv chốt: Như vậy, bình luận là một hoạt động thường thấy trong đời sống hàng ngày. Các em hãy cho ví dụ? - Hs lấy ví dụ. - Em hiểu như thế nào nghĩa của từ “bình”, “luận” trong các trường hợp trên? - Hs trình bày. - Gv chốt: “Bình” là tỏ ý khen chê nhằm bình phẩm về một vấn đề nào đó. “Luận” là bàn về vấn đề nào đó có phân tích lý lẽ, dẫn chứng. - GV cho học sinh xem một số tranh ảnh về tình trạng học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. - Gv yêu cầu Hs đặt những câu hỏi bình luận về vấn đề đó. - Gv gợi ý: + Bạn có suy nghĩ gì sau khi xem xong đoạn clip trên? + Tình trạng học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có xảy ra trong lớp, trong trường của bạn không? + Theo bạn, gia đình, nhà trường cũng như bản thân cần phải làm gì để chấm dứt tình này? - Hs khác cho ý kiến. - Sau khi học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình về tình trạng học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, GV hỏi học sinh: Mục đích của thao tác lập luận bình luận là gì? - Khi thực hiện bình luận cần tuân theo những yêu cầu gì ? - Vai trò và tầm quan trọng của bình luận là gì? - Hs trả lời. - Gv chốt: Trong đời sống cũng như trong văn học, chúng ta luôn gặp những vấn đề cần phải tranh luận, đánh giá, bán bạc nhằm thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe, người đọc. Muốn các cuộc tranh luận luôn có hiệu quả và bổ ích, chúng ta phải nắm vững kĩ năng bình luận. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách bình luận - GV : HS đọc mục II SGK/ tr.71 và trả lời câu hỏi. - HS trả lời, GV chốt lại kiến thức. - Tiến trình bình luận gồm mấy bước? Nội dung của mỗi bước là gì? - Có mấy cách để đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận? - GV cho HS xem một số hình ảnh về HS hút thuốc lá và hỏi HS: Em đánh giá như thế nào về tình trạng hút thuốc lá của học sinh hiện nay? - GV gợi ý để HS trả lời. Ÿ Học sinh hút thuốc lá là đúng hay sai? Ÿ Tại sao hút thuốc lá là tình trạng báo động với thanh thiếu niên trong nhà trường? Ÿ Nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá trong học sinh. Ÿ Tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút và những người xung quanh. Ÿ Thái độ của chúng ta với tình trạng học sinh hút thuốc. - Hs nêu ý kiến bàn luận. - Có mấy cách bàn luận về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận? - Hs đọc ghi nhớ Sgk. * Hoạt động 3. Luyện tập - GV cho HS làm bài tập. - GV gọi HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. GV bổ sung. (So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh. - Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến (đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó. - Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó. - Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.) - Hs đọc đoạn trích bài tập 2/Sgk.Tr73. - Đoạn trích đó có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để kết luận điều đó? - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 3. - Hs quan sát bài tập 3. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN 1/ Khái niệm Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng- sai, thật- giả, hay- dở, lợi- hại của các hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học. 2/ Mục đích Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. 3/ Yêu cầu - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề. - Dùng lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng. - Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục. - Quan điểm: rõ ràng; lập luận: chặt chẽ; bố cục: mạch lạc; bình luận: chính xác, trong sáng. II. CÁCH BÌNH LUẬN w Một bài bình luận thường có các bước sau: - Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. + Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra. + Trình bày rõ ràng, trung thực - Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận + Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai. + Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá. + Đưa ra cách đánh giá của riêng mình. - Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. + Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét. + Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi + Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra. * Ghi nhớ: SGK/ tr.73 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì: + Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau. + Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó. Bài tập 2. - Là thao tác lập luận bình luận. - Căn cứ: + Bài viết đánh giá mức độ thảm khốc của những tai nạn giao thông và nguyên nhân của những tai nạn đó. + Bình luận sâu rộng về mối liên quan giữa những tai nạn giao thông 4/ Củng cố - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. - Cách bình luận. 5/ Dặn dò - Hoàn thiện bài tập 3/ Sgk. - Soạn bài “Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Châu Trinh: + Đọc văn bản. + Phân chia bố cục. Nêu ý chính từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. + Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì? ------------------------------›{š----------------------------- Ngày soạn: 04/03/2012 Tiết 102 + TC28 VỀ LUÂN LÍ Xà HỘI Ở NƯỚC TA (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) (Phan Châu Trinh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh. - Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết. 1/ Kiến thức - Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. - Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng: lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng. 2/ Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản chính luận. - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận. 3/ Thái độ Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề... - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11... 2/ Học sinh Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này? 3/ Bài mới * Dẫn nhập Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách “Ngu dân” mà thực dân Pháp áp đặt. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Một trong số đó là nhà yêu nước Phan Châu Trinh tinh thần yêu nước nồng nàn của ông đã được thể hiện trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây và tiêu biểu là đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Hs đọc tiểu dẫn. - Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời tác giả Phan Châu Trinh? - Hs gạch những ý chính vào Sgk. - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu. - Hs trình bày. - Gv nêu nội dung chính của những tác phẩm đó. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Phan Châu Trinh (1872-1926) - Quê: Quảng Nam - Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về - Chủ trương: lợi dụng thực dân Pháp để cải cách đổi mới mọi mặt đất nước trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. - Con đường cứu nước không thành nhưng để lại tấm gương yêu nước sáng ngời, ý chí nghị lực phi thường. - Phan Châu Trinh là một trong những nhà cách mạng lớn của nước ta những năm đầu thế kỷ XX. - Các sáng tác: + Đầu Pháp chính phủ thư (1906) + Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915) + Tây Hồ thi tập (1904-1915) + Xăng-tê thi tập (1914-1915) +Thất điều trần (1922) + Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925) + Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa (1925) - Trình bày xuất xứ đoạn trích? - Hs dựa vào Sgk trình bày. - Tác phẩm thuộc thể loại nào? - Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khi đau xót lúc hùng hồn, khi tha thiết. Chú ý các câu cảm thán, các câu hỏi tu từ, các điệp từ. - Gv đọc mẫu. - HS đọc văn bản. - Gv yêu cầu HS xem chú thích chân trang để hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm. - Đoạn trích có bố cục như thế nào? Nội dung cơ bản của từng phần? - Lô-gic lập luận của đoạn trích? 2/ Tác phẩm a. Xuất xứ Đoạn trích nằm trong phần ba bài viết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” do tác giả diễn thuyết vào đêm 19 /11 /1925 tại nhà hội thanh niên Sài Gòn b.Thể loại: văn chính luận c. Bố cục: Ba phần - Phần một: Nêu vấn đề luân lí xã hội ở Việt Nam chưa có khái niệm và luân lí quốc gia bị tiêu vong - Phần hai: Luân lí xã hội ở phương Tây (Pháp) và thực tế luân lí xã hội ở nước ta - Phần ba: Bày tỏ khát vọng mong muốn - Lôgic lập luận: hiện trạng chung – hiện trạng cụ thể – giải pháp . II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN - Hs chú ý Sgk, đọc lại phần mở đầu. - Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả? Cách đặt vấn đề như vậy có tác dụng gì? - Em hiểu luân lí xã hội là gì? - Nhận xét cách diễn đạt của Phan Châu Trinh khi đặt vấn đề? Cách diễn đạt ấy cho chúng ta thấy điều gì? - Em hiểu đoạn văn thứ hai như thế nào? Qua đó ta hiểu thêm điều gì về tác giả? 1/ Phần 1: Đặt vấn đề Xã hội luân lí ...làm gì. - Đặt vấn đề trực tiếp, trực diện gây ấn tượng mạnh đối với người nghe, thu hút sự quan tâm, chú ý của họ. - Luân lí xã hội là khái niệm chỉ những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí hợp lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội. - Cách nói phủ định: tuyệt nhiên không ai biết đến khẳng định một hiện thực đau lòng thuyết phục người nghe (người đọc) - So sánh, tăng cấp: nhấn mạnh sự thực chua xót của dân ta. - Dùng câu phủ định để khẳng định: gạt khỏi những chuyện vô bổ, những cách hiểu đơn giản, xuyên tạc vấn đề. Tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh. - Quan niệm Nho gia (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) đã bị hiểu sai, hiểu lệch đi: bình thiên hạ là cai trị xã hội, là đè nén mọi người đem lại quyền lợi cho cá nhân mình. (bình thiên hạ (xã hội) là góp phần làm cho xã hội mọi người an cư lạc nghiệp no đủ, giàu có, hạnh phúc vạn nhà ... Quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo, thức thời. - Gọi HS đọc phần 2 - Phan Châu Trinh quan niệm nội dung của luân lí xã hội như thế nào? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Tác dụng? - Gv treo bảng phụ khuyết. - Hs thảo luận theo nhóm, hoàn thiện bảng phụ. - Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Tại sao tác giả lại lựa chọn những từ ngữ ấy? - Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? - Vậy nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là gì? - Theo Phan Châu Trinh những kẻ nào là đối tượng chủ yếu gây nên tình trạng tan tành đoàn thể của quốc dân? - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Thái độ của nhà văn như thế nào? - Trước thực trạng đó Phan Châu Trinhđã có kết luận gì? Nhận xét kiểu câu được sử dụng ở đây? Hiệu quả nghệ thuật? 2/ Phần 2: Giải quyết vấn đề - Quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là ý thức nghĩa vụ giữa người với người (người này với người kia, mỗi người với mọi người, cá nhân với cộng đồng). - Nghệ thuật so sánh: bên Âu châu, bên Pháp với bên mình. Bên Pháp Bên ta - Rất thịnh hành và phát triển (phóng đại) - Biểu hiện cụ thể: Mỗi khi một người, một hội bị đè nén à đấu tranh cho được. - Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung (công đức), có ăn học (văn hóa), biết nhìn xã trông rộng, có tinh thần dân chủ. - Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thơ ơ, tê liệt) - Biểu hiện cụ thể: phải ai tai nấy, ai chết mặc ai; đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ. - Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, không trọng công ích. thuyết phục người nghe, người đọc trước tư tưởng đúng đắn của Phan Châu Trinh đồng thời thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của dân ta - Từ ngữ: người nước ta, người mình, ông cha mình tình cảm thân thiết gắn bó, tác động sâu sắc đến tình cảm và ý thức dân tộc của người nghe. - Lập luận chặt chẽ, lúc nhẹ nhàng, từ tốn, lúc mạnh mẽ, đanh thép * Nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là: - Trước: Nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết. - Ngày nay: trơ trọi, lơ láo, sợ sệt + Bọn học trò trong nước. + Quan lại. + Người dân ham vinh, tước phú quý sinh ra nịnh hót - Cấu trúc trùng điệp: Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! tính hùng biện đanh thép của lời văn diễn thuyết. - Thái độ của tác giả: Thái độ vừa phê phán nghiêm khắc vừa đau lòng thấy cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình. - Dùng câu cảm thán kết luận: với thực trạng ấy thì dân làm sao có thể có tư tưởng cách mạng. Và tinh thần dân chủ, xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn thể, ý thức cộng đồng của nước ta làm sao có được. Tinh thần phản phong mạnh mẽ, triệt để của tác giả. - Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế nào? - Trước thực trạng xã hội ta lúc bấy giờ, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả? - Gv lưu ý: Cách hiểu khái niệm XHCN của Phan Châu Trinh không giống với chúng ta ngày nay. Cụ hiểu XHCN cơ bản là xã hội dân chủ, dân được tự do, làm chủ đất nước và cuộc đời mình. 3/ Phần 3:Kết thúc vấn đề - Nêu giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn: mục đích tương lai tối thượng: nước Việt Nam tự do, độc lập. - Con đường, giải pháp trước mắt và lâu dài: Nhân dân cần phải xây dựng đoàn thể; đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa (dân chủ) trong nhân dân. Tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh * Hoạt động 3: Tổng kết - Thành công nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì? - Nhận xét cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích? - Qua đoạn trích ta hiểu được điều gì trong tư tưởng của Phân Châu Trinh? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK tr 88 III.TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận: + Yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, lôgíc; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ, đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng. + Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu mở rộng thành phần, những cụm từ ản chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn. Tăng thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm ở người nghe. - Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết đanh thép: lúc mạnh mẽ, nhẹ nhàng. 2/ Nội dung Phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để, mạnh mẽ; đề cao tư tưởng đoàn thể, xã hội chủ nghĩa. *Ghi nhớ: SGK TC28 - Hs chú ý phần luyện tập Sgk. Tr 88. - Hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích? - Có thể cảm nhận gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này? - Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao? IV.LUYỆN TẬP * Bài tập 1 - Hoàn cảnh sáng tác (1925): sau khi về nước ít lâu, trong buổi diẽn thuyết ở Sài Gòn, nhà Hội thanh niên; khi phong trào thanh niên học sinh tiến bộ đang lên cao; Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở Quảng Châu, có ảnh hưởng về Việt Nam; Các trí thức tiến bộ Sài Gòn công khai hoạt động viết thư trên báo cho Phan Bội Châu; Nhân dân trong nước bắt đầu giác ngộ. - Tâm trạng phấn chấn, sục sôi nhiệt tình cứu nước, cứu dân. * Bài tập 2: Tấm lòng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh: - Đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán và thức tỉnh - Tầm nhìn tiến bộ, xa rộng: kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể (ý thức đoàn kết cộng đồng) với sự nghiệp đấu tranh giành tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc. * Bài tập 3: Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu Trinh. - Vẫn còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam ở thế kỉ XXI. - Liên hệ vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng – quốc nạn, tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết phê bình; tự phê bình nghiêm khắc, chân thành của mỗi người trong xã hội. 4/ Củng cố - Cho biết trình tự lập luận của đoạn trích? - Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì? - Nêu giá trị của bài luận với đương thời và với hiện nay. 5/ Dặn dò - Học bài cũ. - Hoàn thiện các bài tập phần luyện tập. - Soạn bài: “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh: + Đọc văn bản. + Nêu trình tự lập luận của văn bản. + Phân tích luận điểm, luận cứ của văn bản. ---------------------------------›{š----------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 29.doc