A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch và tình chiến đấu của bài thơ.
- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
1/ Kiến thức
Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Thái độ châm biếm của tác giả.
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Cảm thương cùng nỗi khổ cực của đồng loại, hiểu và đồng cảm cùng tác giả.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
11 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 25 - Tiết 88, 89, 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2012
Tiết 88 + 89 +TC 24
ĐỌC THÊM
LAI TÂN ( HỒ CHÍ MINH)
NHỚ ĐỒNG ( TỐ HỮU)
TƯƠNG TƯ ( NGUYỄN BÍNH)
CHIỀU XUÂN ( ANH THƠ)
(Tiết 1)
LAI TÂN
(Hồ Chí Minh)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch và tình chiến đấu của bài thơ.
- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
1/ Kiến thức
Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Thái độ châm biếm của tác giả.
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Cảm thương cùng nỗi khổ cực của đồng loại, hiểu và đồng cảm cùng tác giả.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
*Câu hỏi:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
- Câu hỏi: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng được Tố Hữu diễn tả như thế nào qua 2 câu thơ đầu của bài thơ “Từ ấy„?
- Đáp án:
+ Hai câu thơ đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình: “Từ ấy„ là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Nhà thơ 18 tuổi đang hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.
+ Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim; Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ, là nguồn sáng kĩ diệu tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống...Động từ “bừng„ (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói„ (chỉ ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm...
- Em hãy phân tích niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng Đảng của tác giả trong bài thơ.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- HS đọc phần tiểu dẫn.
- Hoàn cảnh ra đời và mảng đề tài của bài thơ?
- HS đọc bài thơ. GV nhận xét, hướng dẫn lại cách đọc (nếu cần).
- Kết cấu của bài thơ có gì đặc biệt?
* Hoạt động 2: Đọc hiểu bài thơ “Lai Tân”
- Chân dung bọn quan lại ở Lai Tân được miêu tả như thế nào qua 3 câu đầu của bài thơ?
- Hành vi “Chong đèn làm việc công” của huyện trưởng - theo em - nên hiểu như thế nào? Chất châm biếm trong cách nói ấy? (Gv hướng dẫn Hs đặt trong lôgic hai câu trên để suy ra “việc công” thực chất là việc gì? Chính trực hay mờ ám để từ đó thấy được nụ cười châm biếm của tác giả)
- Từ chân dung những kẻ đứng đầu ấy, em có suy nghĩ gì về chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch ?
- Gv diễn giảng: Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được.
- Chia nhóm, cho HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau: Thái độ của tác giả trước thực trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch? Thể hiện rõ nhất qua câu nào, từ nào? Hiệu quả nghệ thuật của những câu chữ đó? (Lưu ý từ “Thái bình”- hiểu theo nghĩa gốc và nghĩa trong văn bản này).
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV hướng dẫn HS chốt lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
- Mảng đề tài: Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
- Kết cấu: 2 phần
+ Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
+ Phần 2: (câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Ba câu đầu
- Chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:
Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.
Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.
Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện)
-> vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.
2/ Câu cuối
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
-> Gịong thơ thay đổi đột ngột, xă hội Lai Tân vẫn ấm no, hạnh phúc.
- Tiếng cười châm biếm, mỉa mai của tác giả chỉ được bật ra khi tạo được mâu thuẫn giữa câu kết và ba câu đầu. Là đoạn đả kích độc đáo và bất ngờ: đánh bạc, hút thuốc phiện, ăn hối lộ của bộ máy cai trị là chuyện bình thường vẫn “xảy ra như trời đất Lai Tân vẫn thái bình vậy”.
- “Thái bình” là nhãn tự, nó đă miêu tả tái hiện thâu tóm bao nhiêu việc làm trên là những điều xảy ra muôn thuở của các giai cấp bóc lột của xă hội Trung Quốc. Chỉ hai chữ ấy mà xé toang tất cả mọi sự thái bình, dối trá nhưng thực sự là đại lọan bên trong.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thuý, thể hiện rõ phong cách châm biếm của Hồ Chí Minh.
2/ Nội dung
Bài thơ nhỏ nhưng có giá trị hiện thực lớn. Nó cho người đọc thấy được tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch và thái độ bất bình của nhà thơ Hồ Chí Minh.
4/ Củng cố
- Bộ máy quan lại Lai Tân được miêu tả như thế nào?
- Sắc thái châm biếm, mải mai được thể hiện ở câu cuối như thế nào?
- Đọc lại bài thơ.
-------------------------------f{e--------------------------------------
NHỚ ĐỒNG
(Tố Hữu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội.
- Thấy được cách tạo hình ảnh thể hiện diễn biến tâm tư.
1/ Kiến thức
- Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài biểu hiện của niềm khát khao yêu cuộc sống.
- Lựa chọn hình ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.
2/ Kĩ năng
Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Trân trọng, cảm phục những phẩm chất cao quý của người chiến sĩ Cách mạng.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Dựa vào tiểu dẫn Sgk nêu những nét chính về bài thơ "Nhớ đồng".
- Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ, đọc chậm rãi, diễn cảm.
- Phân chia bố cục của bài thơ?
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Hs đọc đoạn 1.
- Cảm hứng của bài thơ được gì lên từ đâu?
- Cảm giác hiu quạnh được miêu tả như thế nào?
- Tiếng hò được lặp đi lặp lại có ý nghĩa gì?
- Những hình ảnh cụ thể của nỗi nhớ? Theo em đó là những hình ảnh như thế nào?
- Thông qua những hình ảnh về cuộc sống bên ngoài đó tác giả bộc lộ tâm trạng gì?
- So sánh tình cảm nhớ thương của Tố Hữu với các nhà thơ lãng mạn đương thời?
- Gv diễn giảng: Thơ lãng mạn cũng gợi nỗi nhớ về con người (Nỗi nhớ dằng dặc của Huy Cận về quê nhà; nỗi nhớ bâng khuâng của Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ; Nỗi nhớ thương trong biệt li của Tống biệt hành...). Tố Hữu dành nhớ thương cho tất cả mọi người, trong đó nổi bật lên là hình ảnh người lao động. “Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến”
(Xuân Diệu)
- Diễn biến tâm trạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
- Gv giảng: Nhớ lại những ngày tự do: Theo Đảng là sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và tập thể ,không quên những ngày tháng tự do hoạt động trong phong trào mặt trận Dân Chủ: “Rồi một hôm nào tôi thấy tôi. "Trên chín tầng cao bát ngát trời" => Say mê lí tưởng, khát khao tự do và sôi nổi trong hành động của Tố Hữu. Càng nhớ, nhà thơ càng thấy cô đơn với thực tại của cuộc sống giam cầm.
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Gv hướng dẫn hs khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939 nguy cơ đại chiến lần thứ hai bùng nổ (1939-1945) bùng nổ. Thực dân Pháp tập trung đàn áp phong trào Cách Mạng ở Đông Dương. 29-04-39 Tố Hữu bị bắt giam ơ nhà lao Thừa Phủ (Huế). Nhà thơ đă sáng tác bài thơ trong dịp này (sau ba th¸ng bÞ giam trong tï). 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng. Bài thơ n»m trong phần “Xiềng xích” của Từ ấy.
- Bố cục: (gồm 3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ..."khoai sắn tình quê rất đậm đà" -> Nỗi nhớ tha thiết với cuộc sống bên ngoài nhà tù.
+ Đoạn 2: tiếp đến trên chín tầng cao bát ngát trời -> Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm
+ Đoạn 3: còn lại -> Trở lại với thực tại đang bị giam cầm, lòng trĩu nặng vời nỗi nhớ triền miên.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài
- Tiếng hò: Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong bài thơ. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa, khiến nhân vật trữ tình cảm nhận tất cả sự hiu quạnh.
- Hiu quạnh của không gian đồng vắng, thời gian trưa vắng, cuộc đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm.
-> Liên kết các cảm xúc. Nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc quạnh hiu. Tạo nhịp điệu triền miên, cảm xúc da diết khôn nguôi của nỗi nhớ.
- Nhớ đồng, nhớ quê, nhớ con người...-> chân thật và đậm tình thương mến
- Cuộc sống bên ngoài nhà tù hôm qua còn gần gũi, gắn bó, thân thiết, giờ đã trở nên cách biệt xa xôi.
2/ Diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình
- Diễn biến tâm trạng tự nhiên, chân thực, liền mạch
- Nỗi nhớ bắt đầu được gợi lên từ tiếng hò
- Tiếng hò gợi cảnh đồng quê.
- Gợi nỗi nhớ về con người, rồi nhớ chính mình.
- Hiện tại > quá khứ < hiện tại
Tất cả thể hiện nỗi niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do (yếu tố lãng mạn kết hợp với tinh thần cách mạng)
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Hình ảnh thơ dân dã quen thuộc, gần gũi. Sự kết hợp nhịp nhàng giữ chất trữ t́inh và tự sự.
2/ Nội dung
Bài thơ là cả dòng cảm xúc tuôn trào của người thanh niên yêu tư tưởng, tự do muốn cống hiến sức trẻ cho đời. Một tình yêu quê hương sâu nặng.
4/ Củng cố
- Nỗi lòng của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
- Phẩm chất cao quý nào của người chiến sĩ cộng sản được thể hiện qua bài thơ.
-----------------------------e{f------------------------------
(Tiết 2)
TƯƠNG TƯ
(Nguyễn Bính)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương;
- Thấy được truyền thống thơ ca dân gian trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính.
1/ Kiến thức
- Tâm tư và khát vọng của chàng trai về một tình yêu chung thuỷ với tất cả niềm yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi.
- Chất dân dã trong thơ Nguyễn Bính.
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. Phân tích, bình giảng bài thơ.
3/ Thái độ
Trân trọng tình cảm trong sáng của người bình dân xưa.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Bài mới
Lời vào bài: Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê)
Đọc lên những câu thơ này chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến tác giả của nó. Một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ “chân quê”. Đó không ai khác chính là nhà thơ Nguyễn Bính. Một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với một phong cách thơ độc đáo. Mà như nhà văn Vương Trí Nhàn từng nhận xét: Chỉ trong phạm vi thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sỹ mà nông thôn nước ta đã cung cấp cho văn học, trước sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn thế, một tài năng hết sức tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào, vừa độc đáo. Quả đúng như thế. Và cho đến nay, Nguyễn Bính vẫn được yêu mến, quý trọng. Bài thơ Tương tư là một trong số những bài thơ tiêu biểu minh chứng cho tài năng và phong cách thơ Nguyễn Bính.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Cho HS đọc tiểu dẫn
- Yêu cầu HS rút ra những điểm chính về cuộc đời và thơ Nguyễn Bính
Gợi ý: - Quá trình sáng tác
- Tác phẩm chính của từng giai đoạn
- Phong cách thơ
- Tác phẩm được viết năm nào?
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Hướng dẫn HS đọc bài thơ – Chú ý âm điệu ngọt ngào của những vần thơ lục bát này.
- Cho HS nói lên cảm nhận đầu tiên của mình về bài thơ (giọng điệu, tâm trạng của chủ thể trữ tình)
- Em hiểu thế nào là "tương tư"
- GV lí giải thêm: là tâm trạng nhớ nhung trong tình yêu, (thường là tình yêu đơn phương, xa cách). Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là nỗi nhớ mà Tương tư còn là một phức hợp đan xen các cung bậc cảm xúc vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, hợp lý: chờ đợi, bâng khuâng, mơ tưởng, ước ao.
- Tương tư phải chăng chí là “nhớ”? Ở bài thơ này, nỗi tương tư của chàng trai là sự bộc lộ của những sắc thái cảm xúc nào?
- Nỗi nhớ ấy đã được Nguyễn Bính nói lên như thế nào? (4 câu đầu)
- Có gì đặc biệt trong những câu thơ diễn tả nỗi mong nhớ ấy? (GV hướng dẫn HS phát hiện và khai thác các yếu tố nghệ thuật như: phép nhân hoá, lối nói vòng vo, phiếm chỉ, cách tổ chức lời thơ độc đáo tạo ra khoảng cách xa)
- Những trách cứ, giận hờn của chàng trai là có lí hay vô lí? Nó giúp ta hiểu gì về quy luật tình yêu và về tình yêu của chàng trai?
- Yêu và hờn trách trong nỗi đợi chờ khắc khoải. Tâm trạng đợi chờ ấy được diễn tả trong những câu thơ nào?
Có thể tổ chức cho HS thảo luận để phát hiện cái hay trong hai câu thơ này. "Ngày qua..lá vàng"
(Chú ý cách diễn tả thời gian: nhịp thơ, lặp vế câu, nốt nhấn giọng, sự chuyển đổi màu sắc, động từ "nhuộm" trong so sánh với từ “nhuốm”, chủ thể hàm ẩn, mối tương giao kì lạ giữa cây và người)
- Dẫu vô vọng, nhưng trái tim yêu chân thành ấy vẫn không thôi thao thức. Hai câu 15, 16 nói lên nỗi niềm gì của chàng trai và nói bằng cách nào?
- Đọc 4 câu cuối. Sự xuất hiện của hình ảnh trầu – cau hàm chứa ý nghĩa gì?
- Giãi bày tâm trạng tương tư là bộc lộ khát vọng rất nhân văn: khát vọng chung tình, khát vọng lứa đôi. Yếu tố hình thức nào xuyên suốt bài thơ cho thấy khát vọng chung đôi ấy?
- HS tìm, thống kê và phân tích hệ thống hình ảnh cặp đôi này.
* Hoạt động 3. GV hướng dẫn HS tổng kết bài
Yêu cầu HS trình bày lại những điểm chính của nội dung bài học
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- Nguyễn Bính (1918 – 1966)
Quê: Nam Định.
- Thơ Nguyễn Bính: Vẻ đẹp "chân quê". Sở trường là thể lục bát
2/ Tác phẩm
- Ra đời năm 1939, đưa vào trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Tương tư - Lời trái tim đang yêu
- Nỗi nhớ nhung da diết: “ngồi nhớ”
→ nhuốm cả không gian: thôn Đoài nhớ thôn Đông
→ khiến khoảng cách trở nên xa vợi : một người được lặp lại và tách ra hai đầu câu thơ.
→ nối hai đầu xa cách là nhịp cầu “chín nhớ mười mong”
- Băn khoăn, trách cứ, dỗi hờn → trách vì yêu, vì quá đỗi mong nhớ
- Đợi chờ khắc khoải: thời gian trôi nặng nề, chậm chạp.
- Thao thức, nôn nao mơ tưởng. Ước vọng chân tình về một mối lương duyên.
→ Tương tư với những sắc thái cảm xúc phức hợp là biểu hiện của một tình yêu da diết chân thành, dễ tìm được niềm đồng cảm nơi trái tim con người.
2/ Tương tư - một tấm tình chốn quê
- Tràn ngập một không gian đồng quê: địa danh, cảnh vật, cây cỏthuộc về chốn quê bao đời →Tình yêu được bày tỏ một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị.
- Ước vọng nhân duyên đậm chất truyền thống
- Ngôn ngữ dân gian (ca dao, thành ngữ, địa danh, hình ảnh)
- Lời thơ lục bát rất gần với ca dao truyền thống
*→ Duyên quê và cảnh quê hoà quyện.
Một tình yêu, một bài thơ đậm hồn quê.
III. TỔNG KẾT
1/ Nội dung
Bài thơ là sự thể hiện chân thực mà tinh tế diễn biến mang tính quy luật của tâm trạng “Tương tư” - một tâm trạng rất con người.
2/ Nghệ thuật
Chất dân gian, chất “chân quê” của hồn thơ Nguyễn Bính qua một bài thơ Mới đậm đà phong vị ca dao.
4/ Củng cố
- Chất dân dã của bài thơ được thể hiện như thế nào?
- Hoài Thanh cho rằng thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Em có đồng ý với nhận xét đó không, qua bài Tương tư?
------------------------------------f{e----------------------------------------
CHIỀU XUÂN
(Anh Thơ)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu, gần gũi.
- Thấy được một vài nét đặc sắc nghệ thuật thơ của Anh Thơ.
1/ Kiến thức
Cảnh chiều xuân dười ngòi bút của Anh Thơ và tấm lòng của nữ sĩ. Trí tưởng tượng, năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê..
2/ Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Có cái nhìn đồng cảm tích cực về tình yêu trong sáng, trân trọng tình cảm trong sáng của người bình dân xưa, bồi dưỡng lòng yêu mến quê hương.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Phân tích, nêu câu hỏi, thuyết giảng, tái hiện, so sánh, gợi dẫn, nêu vấn đề...
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT lớp 11...
2/ Học sinh
Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Hs đọc tiểu dẫn Sgk.
- Nêu những nét chính về tác giả Anh Thơ.
- Bài thơ Chiều xuân được rút ra từ tập thơ nào?
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Không gian được tác giả miêu tả trong bài thơ có gì đặc biệt?
- Hình ảnh bức tranh quê hiện lên như thế nào?
- Em có nhận xét gì về những hình ảnh đó?
- Nỗi lòng của tác giả đứng trước bức tranh "chiều xuân" ấy như thế nào?
- Em cảm nhận như thế nào về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và thủ pháp nghệ thuật nào?
* Hoạt động 3: Tổng kết
Gv hướng dẫn Hs khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TC24
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
- Gv chia lớp thành 2 nhóm.
- Gv nêu câu hỏi với hình thức liệt kê.
+ Hãy liệt kê những câu hỏi tu từ trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
+ Hãy liệt kê những từ láy trong bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ.
+ Hãy liệt kê những từ láy trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Gọi Hs đọc lại các bài đọc thêm đã học.
- Gv yêu cầu Hs trình bày bài vào vở.
- Hs làm bài.
- Gv chấm một số bài, lấy điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- Anh Thơ (1921- 2005)
- Quê Bắc Giang
- Là một người yêu văn chương, chịu khó đọc sách, Anh Thơ tìm đến văn chương như một cách tự giải thoát và khẳng định mình.
2/ Tác phẩm
Bài Chiều xuân in trong tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Bức tranh "Chiều xuân"
- Không gian: Buổi chiều xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ (thời gian buổi chiều: gợi cảm giác buồn, thơ mới coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ quen thuộc)
- Hình ảnh bức tranh quê:
+ Mưa bụi (mưa xuân nho nhỏ, như rắc bụi li ti)
+ Dòng sông, bến nước, con đò
+ Quán tranh nhỏ
+ Hoa xoan tím rụng tơi bời
+ Cánh đồng lúa, con đê, cỏ non xanh biếc
+ Con cò, con trâu, sáo, bướm
+ Hình ảnh con người xuất hiện
+ Sắc xuân: hoa xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ
+ Khí xuân: “mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng”
+ Nhịp sống lặng lẽ: đò biềng lười nằm mặc nước sông trôi, quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.
->Tất cả gợi nỗi buồn man mác của buổi chiều quê, nỗi buồn ấy từ lòng người nhuốm sang cảnh vật. Một chút động: lũ cò con vô tình bay lên làm giật mình cô nàng yếm thắm, cũng làm lòng người bâng khuâng bừng tỉnh dậy! Lấy động để tả tĩnh.
- Cái tôi của tác giả rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị. Tình quê bao trùm lên bức tranh quê
buổi chiều xuân bình dị này!
2/ Không khí và nhịp sống thôn quê
- Êm đềm, tĩnh lặng.
- Nhịp sống bình yên, chậm rãi như vốn có tự nghìn đời.
- Những từ ngữ, hình ảnh: êm êm, bến vắng, trôi, nghèo, thong thả, ướt lặng...
- Thủ pháp: lấy động tả tĩnh, miêu tả...
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Sử dụng các hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, từ láy có giá trị gợi hình, gợi âm thanh miêu tả cái động để nói cái tĩnh., biểu cảm, gợi tả, sử dụng trí tưởng tượng. Lấy động đẻ tả tĩnh gợi lên bức tranh chiều xuân êm ả bình dị nhưng đượm buồn.
2/ Nội dung
Bức tranh quê vào chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ đẹp nhưng đượm nỗi buồn.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Em hãy lựa chọn một bài thơ mà mình thích nhất và bình giảng bài thơ đó. (Có thể chỉ bình giảng một khổ thơ)
4/ Củng cố
- Thử đọc và bình giảng một vài bài thơ, câu thơ khác của nhà thơ Nguyễn Bính mà em thích.
- Trong bài thơ, những câu thơ nào là hay nhất, theo em? Vì sao?
- Cái gì làm nên vẻ đẹp lâu bền của bài thơ, dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi?
5/ Dặn dò
- Đọc thuộc lòng bài thơ các bài thơ đã học.
- Tìm đọc một số bài phân tích, bình giảng để hiểu thêm về những bài thơ đó.
- Chuẩn bị tiết: Trả bài số 5.
+ Nhớ lại đề văn bài viết số 5 đã làm.
+ Tự lập lại đề cương cho bài viết đó.
-------------------------------{-----------------------------
Ngày soạn: 06/02/2012
Tiết 90
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5. BÀI VIẾT SỐ 6
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh củng cố kiến thức về nghị luận xã hội và chuẩn bị cho bài viết số 6. (Nghị luận văn học)
1/ Kiến thức
Kiểm tra đánh giá kết quả, năng lực của học sinh, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, phát hiện và sửa chữa những sai sót trong bài làm văn của các em để làm tốt hơn ở các bài tiếp theo.
2/ Kĩ năng
- Viết được bài văn thể hiện quan niệm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục.
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ.
3/ Thái độ
Nâng cao ý thức học hỏi và lòng ham thích viết nghị luận xã hội. Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận phát vấn. Gv yêu cầu Hs xây dựng đáp án, nhận xét bài làm của HS, chữa một số lỗi cơ bản.
- Phương tiện: bài kiểm tra, giáo án, bài làm mẫu...
2/ Học sinh
Vở ghi chép, đề bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra phần chuẩn bị dàn ý của Hs.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Để giúp các em hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận, phân tích, vận dụng, rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành trả bài viết số 5 mà các em đã làm.
Hoạt động cuả Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích đề, lập dàn ý
- Gv yêu cầu Hs đọc lại đề bài.
- Ở phần mở bài em phải nêu được nội dung gì?
- Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? Có ba nhân vật chính đó là ai?
- Cảm nghĩ của em về từng nhân vật?
- Gv đưa ra những ý kiến đánh giá chưa chính xác của các bài làm. Vd: Bà già đã bị leo cây. Cô gái làm như vậy là đúng, ai lại đi bán rau muống xấu xí thế.
- Thông qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?
*Hoạt động 2: Gv nhận xét bài làm của Hs
- Gv nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. (Ví dụ cụ thể bằng bài văn, câu văn hay từ ngữ)
- Gv đánh giá kết quả cụ thể
* Hoạt động 3 : Chữa lỗi
- Gv đưa ra một số lỗi Hs mắc phải, yêu cầu Hs chữa lại cho đúng.
* Hoạt động 4: Đọc bài văn mẫu, trả bài
- Gv đọc bài làm khá nhất (Hội 9, Hương 8.8, Thu Hà 8.5, Nguyễn Hà 7.5..._
- Gv trả bài cho Hs. Yêu cầu Hs đọc lại bài của mình.
- Gv gọi tên, ghi điểm vào sổ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs ôn tập chuẩn bị bài viết số 6
- Gv dặn dò học sinh những nội dung chính cần ôn tập.
1/ Tiếng Việt: học kĩ bài nghĩa của câu.
2/ Văn: Tất cả những tác phẩm đã học, chú trọng những bài Thơ mới.
3/ Làm văn: Ôn tập, nắm vững kiến thức cơ bản của tất cả những bài đã học.
A. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I. PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN BÀI
* Đề bài
1/ Phân tích đề
Kiểu bài nghị luận xã hội.
2/ Lập dàn bài
* Mở bài
Giới thiệu câu chuyện, nội dung cơ bản của câu chuyện.
* Thân bài
- Bà lão bán rau tuy nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng: bán rau chứ không ăn xin, đã bán rau là phải chờ để giao rau cho người mua dù bị mưa gió đến nỗi ngả bệnh rồi qua đời. -> thương cảm cho những kiếp sống khổ cực, khâm phục trước một nhân cách đẹp.
- Anh thanh niên giàu lòng thương người, lúc đầu anh cũng có những suy nghĩ ích kỉ, nhỏ nhen nhưng sau đó anh cảm thông cho bà lão và có hành động đẹp, nhất là anh day dứt không nguôi vì chính hành động của anh đã dẫn đến cái chết của bà cụ -> tình yêu thương người, sự ăn năn trước một hành động tuy không cố tình nhưng đã gây hại cho người khác.
- Cô gái có bề ngoài sang trọng, xinh đẹp nhưng tâm hồn vô cảm đến tàn nhẫn -> phê phán lối sống hờ hững, không quan tâm đến người khác của không ít thanh niên hiện nay.
* Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Nêu bài học cho bản thân.
File đính kèm:
- tuan 25.doc