TUẦN 25
TIẾT 74- 75
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Gíup HS:
- Nắm được những yêu cầu cề sử dụng Tiếng Viêt ở các phương diện: phát âm, chữ viết,dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
-Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng-sai, sửa chữa đượcnhững lỗi khi dùng tiếng Việt.
- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cáiđúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV
- Phong cách học (Phan Trọng Luận)
18 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tuần 25, 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
TIẾT 74- 75
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Gíup HS:
- Nắm được những yêu cầu cề sử dụng Tiếng Viêt ở các phương diện: phát âm, chữ viết,dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
-Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng-sai, sửa chữa đượcnhững lỗi khi dùng tiếng Việt.
- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cáiđúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV
- Phong cách học (Phan Trọng Luận)
C-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợpcác hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KT bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
* TIẾT 1: SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cho hs lần lượt làm các bài tập, cùng thảo luận và sửa chữa tại lớp rồi tổng kết.
1) Về ngữ âm và chữ viết:
- Em hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết; sửa lại cho đúng.
- Phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
2) Về từ ngữ
- Cho hs lần lượt phân tích và sửa chữa các câu sai về từ ngữ
- Em hãy lựa chọn những câu đúng và sửa chữa câu sai
- Giáo viên chốt lại ý chính cho hs
3) Về ngữ pháp:
- GV cho HS làm bài trong SGK
-Em hãy lựa chọn câu văn đúng
- Sửa lại đoạn văn cho chính xác.
- Từ những ví dụ trên, em hãy nhận xét về việc sử dụng tiếng Việt theo phương diện ngữ pháp?
4) Về phong cách ngôn ngữ
- Từ ví dụ trong SGK, khi nói và viết cần đảm bảo yêu cầu nào?
a,- giặc -> giặt
- dáo -> ráo
- lẽ, dỗi -> lẻ, đổi
b,- dưng mờ ( nhưng mà)
- bẩu ( bảo)
=> Ngôn ngữ địa phương sử dụng hợp lí trong VB nghệ thuật đem lại giá trị cao.
a, - chót lọt -> chót, cuối cùng
- truyền tụng -> truyền đạt, truyền thụ
- “ chết các bệnh truyền nhiễm”
-> số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết đã giảm dần
-“ bệnh nhân được pha chế”
-> những bệnh nhân ko cần phải mở mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế
b, -Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng
* Sửa lỗi:
+ Câu 1: “ yếu điểm”-> “ điểm yếu”
+ Câu 5: “linh động”-> “ sinh động”
=> Về từ ngữ, cần dùng đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
a,
- C1: Không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ.
-> Tác phẩm” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
- C2: Thiếu vị ngữ
-> Lòng tin tưởng mình đã được biểu hiện trong tác phẩm.
b, - Câu 2,3,4 đúng
c, Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Cả hai đều xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là 1 thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thuý Vân dung mạo đoan trang, thuỳ mị. Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng cuộc đời nàng lại truân chuyên, bất hạnh.
à Về ngữ pháp, cần cấu tạo theo đúng quy tắc, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp; các câu cần liên kết chặt chẽ, thống nhất.
à Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách ngôn ngữ.
*TIẾT 2: SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cho hs lần lượt làm các bài tập, cùng thảo luận và sửa chữa tại lớp rồi tổng kết.
- Em hiểu gì về câu: “ Chết đứng còn hơn sống quỳ”?
- Các cụm từ “ chiếc nôi xanh”, “cái máy điều hoà khí hậu” có ý nghĩa gì?
- Em nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn?
¯CỦNG CỐ:
-Cho học sinh làm bài tập trong SGK.
- Đánh giá và cho điểm.
+” chết đứng”: chết hiên ngang, có khí phách.
+ “sống quỳ”: sống luồn cúi, hèn nhát.
à Câu văn hình tượng và biểu cảm.
à Đây là những vật thể mang lại lợi ích cho con người. Dùng chúng để biểu hiện cây cối vừa có tính cụ thể, vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ.
- Phép đối, phép điệp, nhịp điệu dứt khoát, khoẻ khoắn -> âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh mẽ.
=> Cần sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được tính nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp cao. Muốn thế cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo theo các phương thức chuyển hoá, các phép tu từ.
TUẦN 26
TIẾT 76:
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Tóm tắt được 1 văn bản thuyết minh có nội dung đơn gảin về 1 sản vật, 1 danh lam thắng cảnh,1 hiện tượng VH.
- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV
- Sách thiết kế bài học.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) KT bài cũ.
2) GT bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cho hs lần lượt làm các bài tập, cùng thảo luận và sửa chữa tại lớp rồi tổng kết.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Em hãy đọc SGK và nêu mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
CÁCH TÓM TẮT 1 VB THUYẾT MINH
- GV cho HS đọc VB “ Nhà sàn”, trả lời các câu hỏi trong SGK để xác định vấn đề
- Em hãy tóm tắt VB “ Nhà sàn”
-GV tổ chức làm việc theo nhóm, cho điểm.
-Em hãy khái quát cách thức tóm tắt VB
CỦNG CỐ:
- Cho HS tóm tắt phần “Tiểu dẫn” bài “Thơ hai-cư” của Ba Sổ và bài “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội”.
a, Mục đích:
- Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.
b, Yêu cầu:
- VB cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
- VB “ Nhà sàn” thuyết minh về nhà sàn- 1 công cụ xây dựng gần guiõ, quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi.
- Đại ý: bài văn thuyết minh kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của nhà sàn.
-Bố cục:
+ Từ đầu đến “ văn hoá cộng đồng”: Định nghĩa và nêu mục đích sử dụng.
+Từ “toàn bộ” đến “ là nhà sàn”: thuyết minh cấu tạo, nguồn gốc, công dụng.
+ Còn lại: đánh giá, ca ngợi vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn VN xưa và nay.
* Tóm tắt: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào 1 số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn và các khoang nhà. Hai đầu nhà có 2 cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi VN và ĐNA. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh, bảo đảm an toàn. Nhà sàn ở 1 số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
* Cách thức tóm tắt :
- Xđ mục đích, yêu cầu.
- Đọc VB gốc để tìm dữ liệu. Chú ý những ý quan trọng.
-Diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của VB.
- Kiểm tra lại.
TIẾT 77:
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Hiểu biết được tính bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của 3 anh em Lưu-Quan-Trương, một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- Sách thiết kế bài học.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Kt bài cũ.
2) GT bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cho hs lần lượt trả lời các câu hỏi, cùng thảo luận và sửa chữa tại lớp rồi tổng kết.
Tiểu dẫn:
Tác giả:
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả La Quán Trung?
Tác phẩm:
- Kể tên những tác phẩm đặc sắc.
Tam Quốc diễn nghĩa:
- ND của “ Tam Quốc diễn nghĩa” là gì?
Đoạn trích: “Hồi trống cổ thành”:
a, Quan Công:
-Tính cách Quan Công được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?
b, Trương Phi:
- Em hiểu gì về tính cách của Trương Phi qua đoạn trích?
- Tài năng của La Quán Trung được thể hiện thế nào?
c, Ý nghĩa “ Hồi trống Cổ Thành”:
- Nhan đề đoạn trích gợi cho em cảm giác gì?
Củng cố:
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi , nhận xét, đánh giá.
- La Quán Trung( 1330-1400)tên La Bảo. Oâng lớn lên vào cuối thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích 1 mình ngao du đây đó.
+Tam Quốc diễn nghĩa.
+Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện.
+Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa.
+Bình yêu truyện.
- Kể chuyện 1 nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh”. Truyện phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa: chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh. Do vậy nó còn gửi gắm ước mơ 1 triều đình thanh bình có ông vua biết thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối nhân “chính”
+ Trung nghĩa
+ Trong đoạn trích “ khiêm nhường, nhũn nhặn”,. Trong thế “tình ngay lí gian” , Quan Công không thể tự cao tự phụ hay chí ít cũng không thể dõng dạc, đàng hoàng như ở nơi khác được .
+ Tín nghĩa.
- Nóng nảy, bộc trực, đơn giản. Nhưng trước vấn đề xác định Quan Công trung thành hay phản bội lại không đơn giản tí nào. Với Trương Phi, dẫu “trăm nghe” không bằng “mắt thấy”.
- Thô lỗ và tinh tế:biểu hiện của lòng trung thành tuyệt đối của Trương Phi đối với sự nghiệp chung. Với Trương Phi, trong tình huống ở Cổ Thành, hạ thủ Quan Công có lẽ còn dễ hơn, đơn giản hơn là kiểm nghiệm lòng trung thành của Quan Công.
à Tác giả đã khéo tạo ra những tình huống để cả hai nét có vẻ ngược nhau cùng được bộc lộ một cách vừa hợp lí tự nhiên, vừa sinh động hấp dẫn.
- Gợi không khí trận mạc. Ơû đây không chỉ có mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công mà còn có mâu thuẫn sâu sắc giữa Quan Công và Sái Dương.
- Hồi trống là điều kiện, là quan toà có quyền phán xét Quan Công trung thành hay phản bội.
à Biểu tượng của lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm, tinh thần công minh chính nghĩa.
* Tiết 78:
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG.
( Trích hồi 21- Tam Quốc diễn nghĩa)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Thấy được tính cách của gian hùng Tào Tháo. Đồng thời hiểu rõ hơn về sự thông minh, trí tuệ hơn người của hiền tài Lưu Bị.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác giả.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- Sách thiết kế bài học.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Kt bài cũ.
2) GT bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I) Sự đối lập giữa Lưu Bị và Tào Tháo:
1) Nhân vật Lưu Bị:
- Qua đoạn trích em hiểu gì về tính cách của Lưu Bị?
2) Nhân vật Tào Tháo:
- Tại sao nói Tào Tháo lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối, gian hùng thời loạn?
II) Nghệ thuật:
- Qua đoạn trích, em có nhận xét về nghệ thuật viết văn.
- Thông minh
- Nhân nghĩa
- Khéo léo, tinh tế khi đánh lừa Tào Tháo. Cùng với Tào Tháo, kẻ tìm, người trốn trong cuộc bàn luận về anh hùng. La Quán Trung đã rất tài hoa khi khắc hoạ Lưu Bị, cũng “giật mình” đánh rơi cả thìa đũa, rồi lại” ung dung cúi nhặt”
à Lưu Bị cũng là một con người bình thường với những cảm xúc rất thật. Và ông, với bản lĩnh, cá tính, trí tuệ hơn người đã làm nên khí phách một anh hùng.
- Đa nghi, nham hiểm và tàn bạo. Đồng thời cũng rất ngoan cường, thông minh.Y càng thông minh bao nhiêu thì càng đa nghi bấy nhiêu, càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểm bấy nhiêu, càng ngoan cườn g bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu.--> Gian hùng.
-Mời Lưu Bị uống rượu để phát hiện anh hùng để tiêu diệtà gian ác, thâm hiểm, mưu mô.
àThấy được thái độ” khiển trách và đùa cợt của tác giả đối với Tào Tháo.
- Nghệ thuật kể chuyện hết sức hấp dẫn.
- Kết cấu hợp lí, cân xứng, thu hút.
- Xây dựng nhân vật cá tính, độc đáo.
3) Củng cố:
- Em hãy so sánh những nét cơ bản về tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.
4) Dặn dò:
- Soạn “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. TUẦN 27
* Tiết 79-80
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi lứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích.
- Nắm được ngệ thuật miêu tả nội tâm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- Sách thiết kế bài học.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) KT bài cũ.
2) GT bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I)Tiểu dẫn:
1) “Chinh phụ ngâm”
- Em hãy nêu những nét chính về tác phẩm?
- Nội dung của “ Chinh phụ ngâm” là gì?
2) Dịch giả Đoàn Thị Điểm.
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về nữ sĩ?
3) Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”:
- Nội dung của đoạn trích là gì?
II) Đoạn trích:
1)Bố cục :
- Đoạn trích có thể phân chia làm mấy phần? Nội dung từng phần.
2) Phân tích
a)Tình cảnh lẻ loi, cô đơncủa người chinh phụ.
- EM hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng người chinh phụ?
- Sự có mặt của các yếu tố ngoại cảnh càng khơi gợi điều gì?
- Người chinh phụ đã làm gì để thoát khỏi nỗi buồn?
b) Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
- Nhân vật trữ tình bộc bạch nỗi lòng như thế nào?
- Hãy tìm những từ ngữ độc đáo?
- Viết bằng chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác.
- Tác phẩm gây một tiếng vang lớn, được nhiều nho sĩ dịch ra chữ Nôm.
-Gồm 478 câu thơ theo thể trường đoản cú.
- Nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, thể hiện một tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đẹp đẽ và trọn vẹn.
- Được coi là tác giả của bản dịch thành công nhất.
- Cô gái của vùng xứ Kinh Bắc tài hoa, thông minh hiếu học.
- Thể hiện tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ, sống cô đơn buồn khổ trong nỗi chờ đợi mòn mỏi, vô vọng.
- Hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ ngại chùng”: tình cảnh lẻ loi, cô đơncủa người chinh phụ.
+ Phần 2: Phần còn lại: nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
-
+ thầm gieo từng bước
+rủ thác
+ riêng bi thiết
+ buồn rầu nói chẳng nên lời
+ mối sầu dằng dặc
.
à Tâm trạng khắc khoải trong nỗi mong chờ da diết. Sự cô đơn, lẻ loi như bủa vây, giăng phủ.Người chinh phụ quẩn quanh buồn bã trong mọi thời điểm
+đèn
+gà eo óc
+hoè phất phơ
àThời gian chờ đợi dài dằng dặc. Sự xuất hiện của ánh đèn, tiếng gà càng đẩy nỗi buồn sâu trong miên man.
+ hương gượng đốt
+gương gượng soi
+sắt cầm gượng gảy
+ kinh đứtngại chùng
à muốn thoát ra nỗi buồn nhưng không thể . Người chinh phụ trở về với nỗi lòng ngẩn ngơ, tê tái.Sầu buồn càng thêm.
-Gửi gió đông
- Gừi đến non Yên
à Hình ảnh có tính ước lệ. Gió Đông và non Yên gợi một không gian rộng lớn, xa xăm, một nỗi nhớ bao la, vô bờ, một tình cảnh chia li, xa cách
-Dù chẳng tới
- Xa vời khôn thấu
à vô vọng nhưng vẫn không ngăn được da diết, khôn nguôi
+ Điệp từ “ Nhớ”
+ TỪ láy” đằng đẵng, đau đáu, thiết tha”
à Diễn tả sâu sắc tâm trạng người phụ nữ ngóng trông chồng. Qua đó tác giả bày tỏ tấm lòng đồng cảm,chia sẻ
III- Cùng cố
- Tâm trạng người chinh phụ được diễn tả ntn qua đoạn trích?
IV- Dặn dò
Đọc “ Lập dàn ý bài văn nghị luận”
Tiết 81
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
-Nắm được cách lập dàn ý bài văn NL
- Lập được dàn ý bài văn NL
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- Sách thiết kế bài học.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, đặt và giải quyết vấn đề.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) KT bài cũ.
2) GT bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tác dụng của việc lập dàn ý
II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
GV cho học sinh tìm hiểu đề văn nghị luận sau:
“ Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Go-rơ-ki có viết: “ Sách mờ rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
- GV cho học sinh tìm ý theo một hệ thống rồi sau đó cho lập dàn ý.
1. Tìm ý cho bài văn
2. Lập dàn ý:
GV cho HS tìm thêm các luận cứ lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung đã tìm được ở trên, sắp xếp các ý để lập một dàn ý rõ ràng, cụ thể.
- Gíup cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độn nghị luận, tránh việc bỏ sót, triển khai ý không cân xứng, giúp phân phối thời gian làm bài hợp lý.
* Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn:
a. Xác định luận đề:
- Làm sáng tỏ vai trò của sách và thái độ của chúng ta đối với việc đọc sách.
b. Xác định luận điểm:
- Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người.
- Sách mở rộng những chân trời mới
- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
c. Xác định luận cứ để làm sách tỏ từng luận điểm:
- Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người:
+ Sách là sản phẩm tinh thần
+ Sách là kho tàng kiến thức
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian
- Sách mở rộng những chân trời mới:
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội
+ Là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách
- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách:
+ Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại
+ Tạo thói quen lựa chọn sách có nội dung tốt
+ Học những điều hay liên hệ với cuộc sống
3) Củng cố: Giáo viên cho học sinh đọc thuộc phần ghi nhớ và cho làm bài luyện tập.
4) Dặn dò: Soạn “ Truyện Kiều”
TUẦN 28
TIẾT 82:
TRUYỆN KIỀU
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Gíup HS:
-Hiểu được ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tốthuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn ông.
- Nắm được một sốđặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều qua Các đoạn trích.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV
- Sách thiết kế giáo án
C-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KT bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CUỘC ĐỜI
- Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du ?
-Quê hương ND là một làng quê nhỏ xinh đẹp nằm bên bờ sông Lam- mảnh đất nghèo nhưng con người chịu thương, chịu khó. Đây cũng là cái nôi của ca dao, dân caà Tác động, nuôi dữong tâm hồn ND
-Thừa hưởng sự thông minh, uyên bác của cha, sự dịu dàng, tinh tế nhạy cảm của mẹ.
-Bản thân Nguyễn Du có những gì đáng chú ý?
- Em hãy nêu những mốc quan trọng trên con đường hoạn lộ của ND?
II-SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Các sáng tác chính.
Sáng tác bằng chữ Hán
- Em hãy kể tên các sáng tác chính?
- Nội dung chính là gì?
b) Sáng tác bằng chữ Nôm
- Kể tên các sáng tác chính?
- Giá trị tác phẩm thể hiện ra sao?
Một vài đặc điểm về nội dung, nghệ thuật
ND
ND bao trùm sáng tác của ND là gì?
Nghệ thuật
- Sinh năm 1765 tại Thăng Long,tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên
-Quê hương : Làng Tiên Điền, Nghi Xuân ,Hà Tĩnh
- Cha : Nguyễn Nghiễm, quan tể tướng đầu triều. Mẹ: bà Trần Thị Tần, cô gái xứ Kinh Bắc – quê hương những làn điệu quan họ đằm thắm.
- Bản thân Nguyễn Du sống trong thời đại đầy biến cố lịch sử có những cuộc thay đổi sơn hà, từng lang thang”10 năm gió bụi” khó khăn vất vả. Nhưng đó cũng là trường đời để ND trưởng thành trong tư tưởng và tình cảm, gần dân, hiểu dân và thương dân.
-1802: Tri phủ Thường Tín- Hà tây
-1805-1809, thăng chức Đông Các điện học sĩ.
-1813 thăng Cần chánh điện học sĩ- đi sứ TQ
- 1820 ND qua đời khi chuẩn bị bị đi sứ lần
hai
- Thanh Hiên thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
à Thể hiện tâm trạng ưu tư, trăn trở của ND về cuộc đời, con người.
- Đoạn trường tân thanh( Truyên Kiều)
- Văn chiêu hồn
* TK: kiệt tác bất hủ của văn học VN và của cả Tgiới.ND chỉ muợn của TQ đề tài, nhân vật nhưng thổi vào đó tâm hồn, cách nghĩ, nhân cách Việt Nam. Sáng tạo TK không chỉ bằng khối óc mà bằng cả trái tim nồng hậu nên TK có giá trị nd , nghệ thuật lớn lao.
* Văn chiêu hồn
- Bày tỏ tâùm lòng yêu thuơng đồng cảm với muời kiếp người khổ đau trong xã hội. Qua đó ta hiểu được một tâm hồn, một nhân cách lớn ND.
- Giá trị nhân đạo
- Giá trị hiện thực
- Thành công ở cả hai mảng chữ Hán và chữû Nôm, các thể thơ truyền thống.Đặc biệt là khả năng sáng tạo trong các sáng tác bằng chữ Nôm và thể thơ lục bát.
Củng cố
- Em hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến cđ ND?
- Nêu những sáng tác chính.- Đặc điểm nd, nt?
Dặn dò
Đọc “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”
Tiết 83-84 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Gíup hs:
-Nắm vững kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
-Biết vận dụng kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.
B.PHƯƠNG THÚC THỰC HIỆN :
1.Phương tiện:SGK, SGV.
2.Phương pháp:Đặt vấn đề, thảo luận.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ngôn ngữ nghệ thuật :
- NNNT là gì? Được sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, thuộc những thể loại nào?
- Chức năng của NNNT là gì?
- GV cho HS tìm hiểu ví dụ trong SGK.
- Giá trị thẩm mĩ của NNNT?
II) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản làm nên phong cách NNNT?
1) Tính hình tượng:
- Em hiểu gì về tính hình tượng?
- Phương pháp để tạo ra hình tượng ngôn ngữ?
- Cho HS phân tích VD trong SGK.
2) Tính truyền cảm:
- Tính truyền cảm của NNNT là gì?
3) Tính cá thể hoá:
- Tại sao nói NNNT phải mang tính cá thể hoá?
- GV cho HS làm hết bài tập trong SGK. Sửa lỗi và cho điểm.
- NNNT là ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Được dùng trong văn bản nghệ thuật . Nó còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
- Chức năng thông tin, chức năng thẩm mĩ. Nó biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, ngưởi đọc.
- Có được giá trị thẩm mĩ là do người sử dụng đã rất sáng tạo trong quá trình lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện ngôn ngữ tự nhiên.
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hoá
- Là đặc trưng cơ bản của NNNT.
+ VD: bài ca dao về hoa sen thu hút, hấp dẫn nhờ các hình tượng cụ thể : “ lá xanh, bông trắng, nhị vàng”. Hoa sen đẹp, thơm tho. Đó chính là biểu trưng cho phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và trong xã hội loài người.
- Dùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh
- Là ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc của người nói, người viết, gây hiệu quả lan truyền cảm xúc, khơi gợi ở người nghe( đọc) niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận, lòng yêu thương
- VD: Thơ Nguyễn Du là tấm lòng trân trọng đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau, sự bất hạnh của người phụ nữ. Sức hấp dẫn chính ở tấm lòng.
- Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung. Khi được sử dụng thì mỗi người lại có khả năng diễn đạt riêng . Nó mang dấu ấn cá nhân.
- VD: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng độc đáo. Hồ Xuân Hương ngang tàng, cá tính; Tú Xương cay đắng mà thấm thía; Nguyễn Du da diết, sâu sắc trong từng câu chữ Chúng ta cũng từng có một Huy Cận sầu ảo não trước CM, một Chế Lan Viên thâm trầm triết lí, một Xuân Diệu sôi nổi say đắm tình yêu
4.Củng cố
Gv chốt lại những kiến thức cơ bản
5.Dặn dò
HS học bài, chuẩn bị viết bài số 5.
File đính kèm:
- Tuan 25-26-27hop- van 10.doc