Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 3: Liên kết câu : Phép liên kết và thực hành về phép liên kết






* Ví dụ 1 : Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái . Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai.

 ( Anh Đức)

* Khái niệm: Phép lặp từ vựng là dùng trong hai câu khác nhau, những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa với nhau làm cho 2 câu này liên kết với nhau.

* Ví dụ 2: Trâu đã già (bỏ hai câu). Trông xa, con vật thật đẹp dáng.

 (Chu Văn)

 

ppt12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 3: Liên kết câu : Phép liên kết và thực hành về phép liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thpt chu văn an Bài giảng Tiếng Việt - Lớp 10Giáo viên thực hiện : Trương Thị Tố Hoa Ban : Văn - Sử - GdcdTiết 3 liên kết câu : phép liên kết và thực hành về phép liên kết Những nội dung chủ yếu của bài I- Các phép liên kết : 4- Phép lặp từ vựng 5 - Phép liên tưởng 6 - Phép so sánh II - Thực hành về phép liên kết. 4 . Phép lặp từ vựng : * Ví dụ 1 : Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái . Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai. ( Anh Đức) * Khái niệm: Phép lặp từ vựng là dùng trong hai câu khác nhau, những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa với nhau làm cho 2 câu này liên kết với nhau.I - Các phép liên kết* Ví dụ 2: Trâu đã già (bỏ hai câu). Trông xa, con vật thật đẹp dáng. (Chu Văn)- Trong phép lặp từ vựng, có thể lặp bằng cách nhắc lại: VD1: Từ “Chị” “Nếu” “Con”* Lưu ý: - Lặp bằng từ đồng nghĩa: VD1: Từ “Sinh - Đẻ”- Lặp bằng từ gần nghĩa: VD2: Từ “Trâu - Con vật”* Một số cách sử dụng phép lặp+ VD: “ Bốn cửa anh chạm bốn đèn. Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Một đèn đọc sách, ngâm thơ. Một đèn anh để đợi chờ nàng đây.” (Ca dao)+ Nhận xét:- Lặp từ vựng: “Một”; “Anh”; “Đèn”- Lặp cấu trúc cú pháp: (Câu 2; 3; 4)- Lặp ngữ âm: (Tơ - Thơ - Chờ)* Phân biệt phép lặp - lỗi lặp:+Lỗi lặpVD: “Phu nhân quyến luyến không muốn rời tay, nhưng phu nhân không sa nước mắt”.- Thừa từ, lặp từ.- Không có giá trị tu từ.+ Phép lặp:- Liên kết câu-Tạo ra sắc thái tu từ: Nhấn ý, tạo lên nhạc điệu, nhịp điệu..5. Phép liên tưởng:* Ví dụ: Cóc chết bỏ nhái mồ côi Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng !ễnh ương đánh lệnh đã vang!Tiền đâu mà trả, nợ làng nghoé ơi ! (Ca dao) * Khái niệm: Phép liên kết liên tưởng là cách liên kết được thực hiện bằng các yếu tố từ vựng thường cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng, trong một văn bản. Các yếu tố từ vựng này thường nằm trong quan hệ liên tưởng với nhau, tức là từ yếu tố này có thể nghĩ đến yếu tố kia.*Nhận xét: Liên tưởng từ hình ảnh: “ Cóc; nhái; chẫu; ễnh ương; nghoé”.- Liên tưởng quan hệ vật - chức năng của vật. VD: “Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm, y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng...” (Nam Cao)* Một số phép liên tưởng:- Liên tưởng nghịch đối: ( nghĩ đến cái ngược lại )VD: “ Cười người chớ có cười lâuCười người hôm trước, hôm sau người cười”- Liên tưởng đồng loại: VD1- Liên tưởng quan hệ vật - đặc trưng của vật:VD: “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi. (Nguyễn Trung Thành)6. Phép so sánh:*Khái niệm: Là trường hợp dùng yếu tố chưa rõ nghĩa ở câu này theo kiểu có đối chiếu với yếu tố rõ nghĩa ở câu kia nhờ tính đồng nhất hoặc tính tương tự (giống nhau). Qua đó những câu chứa chúng liên kết với nhau. Hai yếu tố này chỉ hai vật cụ thể khác nhau, có cùng một tên gọi.*Ví dụ: Giáp giải bài toán này theo cách đã cho trong sách giáo khoa. ất dùng cách khác mà cũng có đáp số đúng. II. Thực hành:Bài tập 4, Sgk trang 95.* Trong chuỗi hai câu sau đây, có thể tìm thấy những phép liên kết nào? Cho biết từ ngữ nào có quan hệ với từ ngữ nào trong từng phép liên kết đó.(a) Tôi biết trong vụ này, anh không phải là thủ phạm. (b) Thủ phạm là người khác cơ. * Trả lời: - Phép lặp từ vựng: “ Thủ phạm”.Bài tập vận dụng:* Vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết, em hãy xác định trong hai câu sau người viết đã sử dụng phép lặp từ vựng hay đã mắc lỗi lặp?“Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu.”* Trả lời: - Tác giả sử dụng phép liên kết lặp từ vựng “Tiếng gõ vách”.- Hiệu quả tu từ: + Liên kết câu.+ Nhấn mạnh (tạo ấn tượng).+ Gợi không khí náo nức ngày tết mang đậm màu sắc Tây BắcPhép liên kếtSơ đồPhép lặp từ vựngPhép liên tưởng, nghịch đốiPhép so sánhTạo nên tính bền vững của câu trong văn bản

File đính kèm:

  • pptplienket.ppt
Giáo án liên quan