Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

(Tiếp theo)

A. Mục tiêu:

I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :

1.Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức đã học.

2. Kỹ năng:.ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng

II/ Mở rộng nâng cao :

B.Phương pháp:đặt câu hỏi, gợi mở, phân tích.

C.Chuẩn bị của GV, HS:

 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập ở sgk.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/08/2012 Ngày dạy: 16/08/2012 STTPPCT: 5 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo) A. Mục tiêu: I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức đã học. 2. Kỹ năng:.ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao : B.Phương pháp:đặt câu hỏi, gợi mở, phân tích. C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập ở sgk. D.tiến trình lên lớp: ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: ở tiết trước chúng ta đã nắm được những kiến thức cơ bảnvề hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vậy, để khắc sâu hơn về kiến thức đó, chúng ta tiến hành thực hành làm bài tập. b. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1? Phân tích các nhân tố giao tiếpthể hiện trong bài ca dao: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng HĐ2 -HS đọc đoạn đối thoại (A cổ- 1em nhỏ với một ông già)và trả lời câu hỏi ?Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cj thể nào. Nhằm mục đích gì? ( chọn trong các từ: chào, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp) ? Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề gì. ? Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ. Bài 1: - Nhân vật giao tiếp: chàng trai- cô gái, lứa tuổi 18-20, họ khao khát tình yêu. - Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng sáng và thanh vắng-> phù hợp với câ chuyện tình của những đôi lứa yêu nhau. - Nội dung và mục đích giao tiếp: “ tre non đủ lá” “đan sàng”-> chàng trai tỏ tình với cô gái-> tính đến chuyện kết duyên. -> cách nói phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Bài 2: - Các hành động giao tiếp cụ thể: + Chào ( cháu chào ông ạ!) + Chào đáp lại ( A cổ hả?) + Khen ( lớn tướng rồi nhỉ!) + Hỏi (bố cháu...) + Trả lời(thưa...) - Cả 3 câu của ông già chỉ có một câu hỏi “bố cháu có ...” các câu còn lại để chào và khen. - Lời nói các nhân vật bộc lộ tình cảm với nhau. Cháu tỏ thái độ kính mến qua các từ: thưa, ạ. Còn ông là tình cảm yêu quí trìu mến đối với cháu. Bài 3: Tìm hiểu bài thơ: “ Bánh trôi nước” -Qua việc miêu tả, giới thiệu bánh trôi nước. Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận chìm nổi của mình. Một người con gái xinh đẹp tài hoa lại gặp nhiều bất hạnh, éo le. Song trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất của mình. - Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: là người có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu đã dành cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “cố đấm ăn xôi...” Điều đáng khâm phục ở bà là dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình. Cũng cố: Nắm vững những kiến thức đó học . Dặn dò: làm bài tập ở nhà. Soạn bài mới: Văn bản. E. Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 5 Hoạt động GT băng ngôn ngữ.doc