Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

A. Kiến thức trọng tâm

- Củng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận đã học.

- Vận dụng vào làm văn viết được một văn bản nghị luận về đời sống cũng như văn học biết sử dụng và kết hợp ít nhất là ba thao tác lập luận.

 Bảng thống kê các thao tác lập luận

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7- Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận A. Kiến thức trọng tâm - Củng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận đã học. - Vận dụng vào làm văn viết được một văn bản nghị luận về đời sống cũng như văn học biết sử dụng và kết hợp ít nhất là ba thao tác lập luận. Bảng thống kê các thao tác lập luận Các thao tác lập luận Đặc trưng cơ bản Giải thích Giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học. Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, tại sao, vì sao... Chứng minh Kết hợp với lí lẽ, chứng minh là dẫn chứng cơ bản, đúng đắn, toàn diện đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. Trả lời câu hỏi như thế nào. Phân tích Quá trình chia tách, tháo gỡ một vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học để thấy được giá trị nhiều mặt của nó. Quá trình phân tích đòi hỏi vừa chia tách, vừa tổng hợp. Bình luận Đòi hỏi người viết phải xác định được vấn đề bình luận. Từ đó khẳng định, mở rộng bàn bạc, nêu ý nghĩa vấn đề. Thao tác đòi hỏi có hiểu biết, có lập trường, chủ kiến rõ ràng. So sánh Thao tác nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Người ta có thể so sánh đối tượng có nét tương đồng hoặc đối lập. Muốn so sánh phải đặt cùng một bình diện. Quá trình so sánh là quá trình biết tổng hợp và nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, sâu hơn. Bác bỏ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến, một vấn đề nào đó thuộc về đời sống hoặc văn học. Lí lẽ, dẫn chứng phải cụ thể đủ sức thuyết phục làm cho đối phương phải tâm phục, khẩu phục. Suy lí Thao tác dựa trên một vấn đề đã được khẳng định, đúc kết để suy ra vấn đề có tư tưởng, tình cảm, hành động lớn lao, sâu sắc hơn. Diễn dịch Từ một vấn đề có tính chất khái quát, bao trùm được triển khai thành những vấn đề cụ thể. Quy nạp Quá trình lập luận ngược với diễn dịch. Nó đi từ những chi tiết cụ thể để cuối cùng rút ra kết luận có tính khái quát, bao trùm Tổng - phân - hợp Lập luận theo quá trình: Từ vấn đề lớn, phân tích ra thành những vấn đề nhỏ, cụ thể (diễn dịch). Sau đó nhìn ở góc độ cao hơn, sâu hơn mà nâng vấn đề lên. Quá trình tổng phân hợp là quá trình diễn ra liên tục. B- Câu hỏi và bài tập Câu hỏi: a _Thế nào là vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận b _Nêu yêu cầu vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận c_Nêu khái quát các bước kết hợp thao tác lập luận Bài tập : a _“Triết lí nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu là lấy nhân nghĩa làm gốc” . Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kết hơp các thao tác lập luận trong bài viết : “ Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ”như thế nào b_Kết hợp các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề sau “yêu là tên gọi khác của sự hiểu biết” c_“Người ta sống không để thiếu tình bạn” kết hợp các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề trên C- Đề kiểm tra Kết hợp những thao tác lập luận đẻ thực hiện những đề sau : a _Nét đặc sắc mà anh ( chị ) đã phát hiện được từ một bài thơ. b_Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận. c _Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành nhất, thiêng liêng nhất. Nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung của loài người . D- Gợi ý trả lời Câu hỏi: (a, b, c, dựa vào phần kiến thức trọng tâm để trả lời) . Bài tập: a-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Đây là một trong những luận điểm của bài viết: “ Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc”.Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận? + Chứng minh (qua các đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu). + Phản bác (đưa ra giả định rồi phủ định). + Phân tích + chứng minh tác phẩm “Lục Vân Tiên”. + Cuối cùng khẳng định ( Bình luận). Đây là bài nghị luận áp dụng nhiều thao tác lập luận. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. “yêu là tên gọi khác nhau của sự hiểu nhau”. - Vì yêu phải xuất phat từ sự hiểu nhau giữa hai người. (giải thích). + Không có hiểu biết về nhau thì không thể gọi là yêu nhau đuợc. + Có hiểu biết mới thông cảm và thương nhau. Có hiểu biết mới nhận ra được phẩm chất, năng lực của người mình yêu. + Rất nhiều người yêu nhau vì không hiểu nhau dẫn đến hậu quả đáng tiếc (phân tích, chứng minh). + Thường bất đồng ý kiến. + Có việc làm không phù hợp nhau, nghi kị nhau, dối lừa nhau. +Đưa nhau ra tòa li dị. - Làm thế nào để hiểu nhau ( bình luận). - ý nghĩa câu nói (bình luận). c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. “Nếu lấy đi tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”. - Hiểu câu nói ấy như thế nào? + Tình yêu trong văn cảnh này lên hiểu như thế nào? +Nấm mồ là hình ảnh chỉ cái gì? + “Tại sao nếu lấy đi tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”. - Chứng minh. - Suy nghĩ. + Vấn đề cần bình luận: khẳng định vai trò, giá trị của tình yêu giữa con người với con người. + Khẳng định: Đúng. + Mở rộng bàn bạc (phê phán những người coi nhẹ tình yêu. Vậy để làm thế nào để xây dựng được tình cảm?). + Nêu ý nghĩa câu nói. Đề kiểm tra: a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Thiên nhiên thôn Vĩ được gợi ra bằng hình ảnh vườn cây ngập tràn ánh nắng ban mai. Những từ ngữ và hình ảnh: + Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vĩ Dạ nổi bật là những vườn tươi cành xanh lá. Với những hàng cau thẳng tắp vươn cao. “Nắng mới lên” là nắng buổi mai còn tinh kôi, thanh khiết. Ta từng bắt gặp nắng trong thơ Hàn Mặc Tử: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan” hay “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” (Mùa xuân chín”. Hai trường hợp nắng được miêu tả trực tiếp “nắng ửng”, “nắng chang chang”. Câu thơ “Nắng hàng cau nắngmới lên” chỉ gợi chứ không tả. Tác giả để cho nguời đọc tự ngẫm nghĩ. Cách bố trí sắp xếp từ ngữ cũng rất đặc biệt trong câu thơ này: “nắng – hàng cau – nắng”. Nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong nắng, nhuộm trong nắng buổi mai. Nó tinh khôi, thanh khiết là chỗ ấy. Hòa với nắng với cau là mà sắc: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Mướt gợi ra sự mềm mại mượt mà, mơn mởn, mỡ màng của lá non. Hàn Mặc Tử nhìn màu xanh ấy đã liên tưởng tới màu xanh quý phái. Mảnh đất này cũng là nơi tĩnh dưỡng của các quan chức thời ấy sau khi nghỉ hưu. Con người thôn Vĩ cũng có ấn tượng riêng: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Thấp thoáng sau những rặng tre là những khuôn mặt phúc hậu hiền lành ( mặt chữ điền). Cảnh và tình người Vĩ Dạ như có sức hút để nhà thơ hướng tới. - Những câu thơ viết về thiên nhiên gây ấn tượng riêng là biểu hiệncủa nỗi lòng khao khát được trở về thôn Vĩ. Một nỗi nhớ, một tình yêu ấp ủ trong lòng. - nỗi lòng ấy được thể hiện qua 2 câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” Ddây là lời người con gái hỏi, cũng có thể là lời tự hỏi mình. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi ấy mang nhiều sắc thái của cảm xúc. Nó là lời mời mọc, cũng là sự trách móc nhẹ nhàng. Dù ở trạng thái cảm xúc nào nó cũng bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng. - Hẳn là Hàn Mặc Tử đã thức dậy trong lòng mỗi người miền quê riêng. Thiên nhiên và tình người càng đẹp bao nhiêu thì cảm xúc của người làm thơ càng sao xuyến bâng khuâng bấy nhiêu. Chúng ta bắt gặp sự sáng tạo trong cảm nhận (nhân vật trữ tình tự phân thân), điệu cảm xúc nghiêng về nỗi nhớ nỗi . thương. Câu hỏi đa chiều vừa như mời mọc vừa như trách móc, vừa chứa đựng những uẩn khúc trong lòng để hỏi chính mình. Bao trùm lên nỗi lòng, cảm xúc ấy là tình yêu cuộc sống con ngừời. Câu thơ được viết trong lúc tác giả đang từng ngày từng giờ đấu trang với thần chết. Điều ấy khẳng định sự mãnh liệt của tâm hồn thi nhân. Thiên nhiên được miêu tả như sự chia lìa li tán: “Gió theo lối gió, mây đường mây” Gió có thể bay theo chiều gió thổi, mây không thể bay theo đường mây được. Gió và mây không thể tách dời nhau. Tính chất phi lí của câu thơ là ở chỗ ấy. Dường như có sự chuyển đổi cảm giác trong cách miêu tả. Nhà thơ không nhìn bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm. Đó là sự mặc cảm của sự chia lìa. Cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con nguời: “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người làm cho cuộc chia li mang cảm xúc đau thương. Người đau buồn nhất là thi sĩ. Cái chết đã kề cận. Cuộc chia li đã định sẵn rồi. Gió một đường, mây một nẻo. Dòng nước cũng lặng lẽ trôi đi. Con người còn biết trông cậy vào đâu? Nó bật lên thành câu hỏi: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay” Hỏi mà lên thơ lên họa. Cả một vùng sông nước đầy trăng. Một khung cảnh thơ mộng huyền ảo. Nhà thơ như giãi bày, chia sẻ với trăng. Có đứng về cuộc đời hiện tại của nhà thơ mới hiểu hết nghĩa của câu thơ này. Sự sống đối với Hàn Mặc Tử lúc này chỉ tính bằng giờ bằng ngày. Câu hỏi mang lại nỗi niềm xót thương cho người đọc người nghe. Chỉ còn lại trăng mới hiểu hết tấm lòng của Hàn Mặc Tử. Đoạn kết là một ước mơ nhưng chứa đầy hoài nghi không hi vọng: “Mơ khách đường xa khách dường xa. Aó em trắng quá nhìn không ra. ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết tình ai có đậm đà” Khách đường xa với em là một. Đây là kiểu của nhân vật trữ tình. Đây cũng là người mà thi sĩ hướng tới. Hiểu theo ngữ cảnh rộng “Khách đường xa” là tình người trong cuộc đời này. Câu thơ viết ra từ một tình yêu: yêu đời, yêu sống mãnh liệt. Nó bất chấp cả cái chết đang đe dọa, vượt lên cả tử thần, nó khát khao ước mơ và hi vọng. Hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh” là cảnh thật của xứ Huế trong những đêm trăng. Thi sĩ mượn cảnh của thiên nhiên để diễn tả những suy nghĩ đầy uẩn khúc và cả những hoài nghi của mình để bật lên câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà”. Có hai tiếng “ai”. Tiếng thứ nhất chỉ chủ thể trữ tình. Tiếng thứ hai chỉ khách đường xa tức nhân vật em. Nhà thơ như muốn nói với khách đường xa mình không dám tin vào sự đậm đà ấy. Không dám tin vào tình cảm của khách đường xa cũng c ó nghĩa là vẫn còn hi vọng. Có điều thi sĩ biết mình có thể tin, có quyền được tin hay không. Tâm trạng của Hàn MĂcj Tử lại rơi vào sự hoài nghi. Những uẩn khúc trong lòng của nhà thơ chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm. - Niềm thiết tha với cuộc sống không phải thể hiện theo lối xuôi chiều mà trái lại đầy uẩn khúc của Hàn Mặc Tử. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. “Chiếc thuyền ngoài xa, của Nguyễn Minh châu là một truyện ngắn nhiều người quan tâm bàn luận. (Luận điểm trung tâm). - Có ý kiến phủ nhận nhân vật người đàn ông trong truyện (luận điểm bộ phận) + Họ cho người đàn ông là nhân vật không thể có trong cuộc đời. Vì chẳng ai đánh vợ lại để vợ mặc cả “lên bờ hãy đánh, đừng đánh trước mặt con cái”. Người đàn ông ấy sẽ không còn xung lực mà đánh vợ nữa. + Cảnh kết thúc truyện làm người đọc hoang mang, thiếu niềm tin vào cuộc sống. + Bạo lực trong gia đình đều có nguyên nhân của nó. Nhưng đó có phải là nét điển hình trong xã hội ta ngày nay. (Kết hợp giữa luân điểm và luận cứ). - Quan điểm của chúng ta như thế nào (Luận điểm bộ phận) + Người đàn ông trong truyện chỉ là kiểu nhân vật chức năng. Đây là kiểu nhân vật thường thấy không chỉ ở văn học nước ta mà cả thế giới. Đó là nhân vật Bê-Li-Cốp trong truyện “Người trong bao” của An-Tôn-Páp-Lo-Vích Sê-Khốp. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Lối sống tầm thường hủ lậu, hèn nhát, máy máo, giáo điều đến đê tiện. Lối sống ấy đầu độc tâm hồn con người, ảnh hưởng trong xã hội Nga trong những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Nguyễn Khải xây dựng nhân vật người đàn ông để đặt ra vấn đề làm thế nào để con người vươn lên thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. + Bạo lực trong gia đình không phải là nét điển hình nhưng chưa hẳn đã là hết trong xã hội ta. Những xung đột diễn ra hàng ngày trong các gia đìnhchưa phải đã là hết. Đặc biệt là những xung đột ngầm, nó báo hiệu sự đổ vỡ. + Gia đình là tổ ấm cần được quan tam. Nó là tổ chức nhỏ của xã hội. + Cảnh kết thúc truyện như vậy để cho người đọc suy nghĩ và chiêm nghiệm. Lối kết thúc bỏ ngỏ này là nghệ thuật của người viết truyện, không phải ai cũng có được. Đó là lời kết thể hiện ý thức, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người. c-Bài tập này thể hiện bằng sự sắp xếp giữa luận điểm, luận cứ. Hiểu lời nhận định này như thế nào? - Tại sao tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, thiêng lliêng nhất? + Đó là tình mẫu tử + Đó là sự sinh thành, dưỡng dục con cái nên người. + Con cái là niềm vui, hạnh phúc của mẹ. - Tại sao nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung của cả loài người? + Bản chất con người là một. + ở đâu thì người mẹ cũng gần gũi với con cái nhất. + Mẹ là tiếng gọi chung của cả nhân loại để chỉ người sinh ra con cái. Suy nghĩ. + Vấn đề cần bình luận. Khẳng định lời nhận định. Mở rộng bàn bạc có biểu dương phê phán. Nêu ý nghĩa vấn đề.

File đính kèm:

  • docVAN DUNG CAC THAO TAC LAP LUAN.doc