Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41: Đọc tiểu thanh kí (Độc “Tiểu Thanh kí”) -Nguyễn Du

Tiết 41 BCB

ĐỌC TIỂU THANH KÍ

(Độc “Tiểu Thanh kí”)

-Nguyễn Du-

I.Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

 -Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu những người phụ nữ tài, sắc bất hạnh mà Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình.

 -Hiểu sự đồng cảm của ND với số phận nàng TT có tài văn chương mà bất hạnh.

II.Phương tiện

 SGK, SGV, bài soạn.

III.Phương pháp

 Kết hợp hệ thống pp: đọc hiểu, đặt vấn đề, trao đổi thảo luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41: Đọc tiểu thanh kí (Độc “Tiểu Thanh kí”) -Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 BCB ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc “Tiểu Thanh kí”) -Nguyễn Du- I.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: -Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu những người phụ nữ tài, sắc bất hạnh mà Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình. -Hiểu sự đồng cảm của ND với số phận nàng TT có tài văn chương mà bất hạnh. II.Phương tiện SGK, SGV, bài soạn. III.Phương pháp Kết hợp hệ thống pp: đọc hiểu, đặt vấn đề, trao đổi thảo luận. IV.Tiến trình lên lớp 1.Oån định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động của GV &HS Nội dung cần đạt HS đọc tiểu dẫn SGK Cho biết những nét chính về TT?cơ duyên cũng như nguồn cảm hứng để ND viết nên bài thơ này? -TT là người con gái có tài văn chương , có sắc đẹp. -Cuộc đời nàng bất hạnh:lấy lẽ, sống cô độc trên núi Cô Sơn, chết yểu. -ND cảm thương cho những kiếp người tài hoa bạc phận như nàng . -Bài thơ nằm trong cảm hhứng nhân đạo của ND khi viết về những kiếp người đau khổ, bất hạnh đặc biệt là người phụ nữ. -Có nhiều ý kiến xung quanh hòan cảnh ra đời bài thơ:Thời gian ND đi sứ TQ, khi ND chưa hề đi sứ TQ. Gv nói rõ hơn về TT và cách hiểu về tựa bài thơ. Tìm hiểu bài thơ theo bố cục: đề ,thực ,luận,kết. GV hướng dẫn HS đọc bài thơ bằng giọng biểu cảm sâu sắc. Đối chiếu bản dịch với nguyên tác.Tìm hiểu trên cơ sở ng tác, dịch nghĩa;bản dịch chỉ để HS dễ cảm nhận . HS giải thích nghĩa các từ:”tẫn”,”độc”,” điếu”? Chỉ ra hình ảnh đối lập trong câu đầu?Từ đó thảo luận cách hiểu về hai câu thơ đầu? GV định hướng lại. Hai câu đầu nói lên sự biến đổi, quy luật nghiệt ngã của tạo hóa, của cuộc đời, vườn hoa đã thành bãi hoang.Tất cả vẻ đẹp đã biến mất k một chút dấu vết.Câu thơ gợi nỗi ngậm ngùi, luyến tiếc.Với hình ảnh”độc điếu” đã cho thấy mối tương lân, tri âm của những con người xa cách cả về không gian và thời gian. “Chi phấn”,”văn chương’ nói về vấn đề gì? Gv tổ định hướng cho HS thảo luận, sau đó kết lại vấn đề. Hai câu thực làm rõ, chỉ rõ đối tượng được nói đến: -cái đẹp có thần sắc có tinh anh, hay người đẹp có linh thiêng nên chết rồi vẫn để người ta thương tiếc mãi. -văn chương phận hẩm làm người ta bận lòng tới phần sót lại sau khi đốt. TT lúc sống đã bị hành hạ , đến khi chết mà vẫn không được buông tha->nỗi oan, hẩm hiu , bạc bẽo của TT. Cái tài, cái đẹp không có số mệnh, là bất tử vậy mà vẫn “liên tử hậu” “lụy phần dư”->quy luật nghiệt ngã ở đời. Vậy hai câu thực thể hiện điều gì? HS thảo luận , trình bày cách hiểu về hai câu luận? Gv định hướng, chốt ý: Chính vì nỗi “ hận sư”ï ấy hỏi trời cũng không được nên nó trở thành “ phong vận kì oan” -> nỗi oan kì lạ của người phong lưu, tài hoa, nhan sắc.Và ND đành cam chịu quay về với TT, với chính mình:”ngã tự cư” Từ cuộc đời nàng TT, bằng những chiêm nghiệm của mình ND đưa ra triết lí:Ta cũng rơi vào cái oan lạ lùng vì nết phong nhã như nàng. ND tự thấy mình cũng là người cùng hội cùng thuyền với TT, ông cũng mắc vào quy luật lạ lùng ấy. Ở đây có sự oán trách , có mối hận đối với sự bất công của c/đ. à Mối tri âm giữa hai con người tưởng chừng xa cách ngàn trùng mà lại có chung mối sầu vạn cổ->nỗi lòng , tâm sự thầm kín của ND và tình thương yêu bao la của ông đối với con người. Yù thức được quy luật nghiệt ngã , oái oăm đó của tảo hóa, ND đi tìm sự chia sẻ , đồng cảm ở c/đ. Trìng bày cách hiểu của em về hai câu cuối?Trước câu hỏi của ND em sẽ trả lời ntn? -ND rất cô đơn :ông tìm người chia sẻ ở quá khứ xa xăm và hướng vọng về tương lai thăm thẳm. Cuối bài thơ là tiếng khóc trong ước muốn mai sau của ND.Chính từ tiếng khóc này ta có thể nghe thấy cả bài thơ là tiếng khóc dài của ND:Tiếng khóc thương xót vì một số phận oan nghiệt, tiếng khóc tiếc thương cho một tài năng bị vùi dập, tiếng khóc oán trách, giận hờn chế độ XH và quy luật tạo hóa luôn d0o61 kị với cái đẹp , cái tài của con người;tiếng khóc cho những người cô đơn, lạc lõng giữa dòng chảy xô bồ của cuộc đời; và tiếng khóc cho chính mình, cho chính sự cô đơn lẻ loi của mình Nêu những nét chính về nghệ thuật , nội dung của bài thơ ? I.Giới thiệu chung 1.Tiểu Thanh -Là một cô gái TQ có tài, sắc. -Cuộc đời ngắn ngủi đầy ngang trái. 2.Bài thơ -Hòan cảnh ra đời -Tựa bài -Bố cục II.Đọc hiểu 1.Hai câu đề “Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” -Hình ảnh đối lập: hoa uyển-thành khư -“Tẫn”:hết,triệt để,không còn dấu vết. ->sự biến thiên dâu bể của cuộc đời. -“độc điếu”: một mình viếng. ->người chết cô đơn, người viếng cũng cô đơn-> mối tri âm. à Sự biến thiên của tạo hóa, đổi thay của cuộc đời và số phận bi thảm của Tiểu Thanh. 2. Hai câu thực “ Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư” -“Chi phấn” :+nhan sắc của TT +cái đẹp ở đời -“Văn chương”: +thơ của TT +người tài hoa nói chung àSố phận oan trái của sắc , tài. èMối thương cảm của ND trước cuộc đời của TT , của những con người tài hoa nhan sắc. 3. Hai câu luận “ Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư” -Cái “hận” của TT, của người đời, của tài tử văn nhân không gì lí giải được. -> Sự oán trách, bất bình với cuộc đời. -ND tự thấy bản thân cũng đồng cảnh ngộ với con người mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã đó. àKhóc cho người cũng là khóc cho mình. 4. Hai câu kết “Bất chi tam bách dư niên hậu Thiên hạ kì oan ngã tự cư” -“tam bách”:con số ước lệ, chỉ thời gian dài. -“khấp” :nhỏ nước mắt, khóc thầm. ->ND tìm sự chia sẻ đồng cảm ở cuộc đời. àOâng rất cô đơn. III.Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bài thơ hàm súc , ý tại ngôn ngoại , có nhiều dư ba. - Cảm xúc nhân đạo chứa chan trên từng nét bút. 2. Nội dung - Bài thơ một lần nữa cho chúng ta thấy tâm hồn thương yêu rộng lớn của ND với người, với đời. - Bài thơ gửi gắm tâm sự của ND. 4. Cũng cố: -Tấm lòng của ND? - Tâm sự của ND? 5. Dặn dò: - Xem phần ghi nhớ. - Học bài. - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • doctiet41.doc