Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39: Đọc tiểu thanh kí ( Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du)

ĐỌC TIỂU THANH KÍ

 ( Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

I.MỤC TIÊU .

 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Giúp học sinh nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII quan tâm : Số phận của những người phụ nữ tài sắc.

 - Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân bản trong văn học trung đại: quan tâm đến thân phận của những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tồi tệ, gián tiếp nên vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần.

- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về thiên nhiên, kết cấu.

- Tích hợp với TK, Cung oán ngân khúc, CPN với PC NNSH.

2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc - hiểu một bài thơ chữ Hán.

3. Thái độ:- Giáo dục các em lòng thương người, trân trọng những con người tài năng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39: Đọc tiểu thanh kí ( Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2012 STTPPCT: 39 Ngày dạy: Lớp: .........ngày..........thỏng.............năm. Lớp: .........ngày..........thỏng.............năm........... Đọc văn đọc tiểu thanh kí ( Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du) I.Mục tiêu . 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Giúp học sinh nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII quan tâm : Số phận của những người phụ nữ tài sắc. - Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân bản trong văn học trung đại: quan tâm đến thân phận của những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tồi tệ, gián tiếp nên vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần. - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về thiên nhiên, kết cấu. - Tích hợp với TK, Cung oán ngân khúc, CPN với PC NNSH. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc - hiểu một bài thơ chữ Hán. 3. Thái độ :- Giáo dục các em lòng thương người, trân trọng những con người tài năng. II. chuẩn bị của GV và HS. 1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA. 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. III. tiến trình dạy học. Hoạt động 1( 5ph) 1. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: * Đáp án: 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1ph). Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du nói lên mối đồng cảm sâu xa với những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh. Chủ đề này còn trở đi trở lại trong thơ chữ Hán của ông. Một trong những bài thơ nổi tiếng là bài “ Đọc tiểu thanh ký”. * Bài mới: HĐ của GV của HS Nội dung GHI BẢNG Hoạt động 2 (15 ph) GV: Cho HS đọc phần tiểu dẫn. ? Tiểu Thanh là ai? ? Vì sao ND lại xót thương nàng TT? ? Căn cứ vào văn bản thơ, em hãy dự đoán hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? GV: Cho HS đọc. - HS đọc văn bản - GV nhận xét và đọc lại ? Bài thơ có thể chia bố cục ntn? Hoạt động 3 (30 ph) GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu theo 2/2/2/2 - HS đọc 2 câu đầu : cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ? Câu thơ đầu cho người đọc biết điều gì? ? Cảnh vật được mô tả ntn giữa xưa và nay? ? ý nghĩa triết lí sâu xa và tình cảm gì đã hé mở ở đây? ? Câu thơ thứ 2 gợi cho ta tư thế và xúc cảm gì của ND? ? So sánh nguyên tác với các bản dịch nghĩa, dịch thơ để thấy được cái khó của việc chuyển nghĩa. ? Câu thơ gợi cho ta xúc cảm gì của Nguyễn Du? ? Nhắc đến “ Son phấn” và “Văn chương” em liên tưởng đến điều gì? ? ở hai câu 3, 4 sử dụng nghệ thuật gì để XD tài năng và sắc đẹp của nàng TT? ? Từ những phân tích cụ thể nêu trên ta thấy Tiểu Thanh hiện lên trong thơ Nguyễn Du thế nào? ? Em hiểu như thế nào về nỗi hờn kim cổ? Nỗi hận từ xưa đến nay là nỗi hận gì? ? Em có nhận xét gì về cấu trúc câu? ? Từ quy luật nghiệt ngã này, nhà thơ đã nghĩ gì? ? Qua đó ta thấy được tình cảm và thái độ gì của ND? ? Con số 300 năm lẻ ở đây có ý nghĩa như thế nào? ? Vậy điều mà nhà thơ trăn trở sau ba trăm năm lẻ là gì? ? Cần phải hiểu “ khóc” ở đây như thế nào? Nguyện vọng của Nguyễn Du từ hai dòng thơ này? ? Em có nhận xét gì về con người cá nhân của nhà thơ? ? Nếu được trả lời câu hỏi của Nguyễn Du, em sẽ nói gì với Nguyễn Du? GV: Đọc cho HS nghe bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu. Họat động 4 (3 ph) ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Bài tập: Mạch vận động của tứ thơ trong bài thơ như thế nào? I.Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn: - “ Đọc Tiểu thanh ký” là một trong những bài thơ chữ Hán rất nổi tiếng của Nguyễn Du. - Nàng Tiểu Thanh: ( 1594 – 1612). + Là một cô gái TQ có tài và có sắc, sống vào đầu thời Minh, am hiểu nhiều nôm nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. + Làm vợ lẽ một gia đình quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô sống riêng một mình. Đau buồn, cô sinh bệnh rồi mất ở tuổi 18. + Nỗi niềm của cô được gủi vào trong thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đốt. Chỉ còn một số bài sót lại ( phần dư ). GV: Tiểu Thanh là người con gái tài sắc. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ của Phùng Sinh. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi Cô Sơn. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ. Nàng lâm bệnh và mất năm 18 tuổi. Tập thơ nàng để lại đã bị người vợ cả đốt. Trước khi chết nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Đó là bản thảo thơ còn lại của nàng. Đây là phần dư. - ND đồng cảm với nàng TT vì: + Vì xót thương cho những số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc. + Vì cuộc đời của ND cũng ba chìm bảy nổi, long đong như TT. + Vì ý nghĩ không biết có ai hiểu, đồng cảm với mình như sự thật thấu hiểu của mình đối với nàng TT. 2. Văn bản. a. Hoàn cảnh sáng tác. - Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng TT mà viết ra. ( ND đi sứ TQ, đến Tây Hồ, Cô Sơn thăm mộ TT hay ở VN). - Rút từ tập “Thanh hiên thi tập”. -> Tiểu Thanh - Tâm hồn thơ gặp Nguyễn Du - tâm hồn thơ, có sự cảm thông đồng điệu tri âm. b.Đọc. - Đọc diễn cảm cả phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và ba bản dịch thơ với giọng buồn thương, cảm thông da diết. Hai câu cuối đọc đau đớn, lo âu, thảnh thốt. c. Bố cục : Có 2 cách chia: - Có thể chia làm 2 phần: 6/2. + 6 câu thơ đầu: Nguyễn Du thương xót Tiểu Thanh. + 2 câu cuối : Tố Như băn khoăn sau này có ai thương khóc mình không. - Có thể chia bố cục bài thơ : Đề - thực - luận - kết.( 2/2/2/2). II. Đọc hiểu. 1. Hai câu đề. “Hồ Tây hoang” - Là một cảm nhận trực tiếp về cảnh vật ở Tây Hồ. - Có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. + Quá khứ : Đẹp, phát triển, tươi tốt.( hoa uyển) vườn hoa. + Hiện tại : Thành gò hoang, bãI hoang, lụi tàn, buồn vắng, thê lương. -> Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái; sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian. GV: Câu thơ nhuốm vị triết lí kinh lịch kiểu Trạng Trình. “Thế gian biết cải vũng nên đồi Mặn nhạt, chua cay, lân ngọt bùi”. Hoặc của chính ND đã trải nghiệm: “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trong thấy mà đau đớn lòng”. Giống như cảnh đẹp Tây Hồ, cuộc đời của Tiểu Thanh cũng bị huỷ hoại, chỉ còn một vài bài thơ may mắn sót lại. Nhà thơ nuối tiếc, xót xa cho cảnh đẹp của Tây Hồ nay đã thành “bãi hoang”nhưng thực chất là sự xót xa, tiếc nuối cho Tiểu Thanh- người con gái tài sắc mà bạc mệnh. - So sánh: + Bản dịch thơ đánh mắt hai từ “ Độc điếu” ở phần phiên âm. + Độc điếu : * Mộ TT cũng nằm một mình nơi gò hoang. * ND cung một mình cô đơn đọc phần còn xót lại về thơ của nàng TT ( Viếng nàng qua song tiền ). -> Từ hệ thống ngôn từ này mà giữa nhà thơ và người đã khuất xuất hiện sự đồng điệu tri âm. - Câu thơ thể hiện sự xót thương của Nguyễn Du trước con người tài hoa mà bị vùi dập chỉ còn lại “ Mảnh giấy tàn”. GV: Từ sự xót xa trước cảnh đời TT, ND hướng suy tưởng của mình về sự kháI quát hóa số mệnh của người tài sắc và giỏi văn chương. 2. Hai câu thực : - “Son phấn” là hình ảnh ẩn dụ trương trưng cho sắc đẹp phụ nữ - tức chỉ Tiểu Thanh. - “Thần” là nói tới sự linh thiêng phần linh hồn của người đã chết. - “ Văn chương” - chỉ tài năng của Tiểu Thanh, văn chương không có số mệnh, không có tội tình gì mà cũng bị đốt dở. - XD theo thế đối. + Son phấn có thần >< VC không mệnh. + Chôn vẫn hận >< đốt còn vương. -> Son phấn và văn chương. Đó là quốc sắc và thiên tài, là hai vẻ đẹp của con người. Từ đó Nguyễn Du trách móc người đã hành hạ Tiểu Thanh và chế độ phong kiến đã không biết trân trọng người có sắc và có tài. -> Tiểu Thanh là người con gái có số phận bất hạnh. Nàng có tài năng và nhan sắc nhưng không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Thậm chí những gì nàng để lại cũng bị huỷ diệt đến cùng. 3. Hai câu luận: “Nỗi hờn..khôn hơn” - “Nỗi hờn kim cổ” + Là nỗi hận từ xưa đến nay, mối hận của người xưa và người nay. + Là hận về một sự vô lý, hễ người đẹp, người tài hoa đều không gặp may, bị vùi dập “tài hoa bạc mệnh”; “Tài mệnh tương đế”. - Câu thơ có cấu trúc mở, bao trùm lên tất cả những ai được ưu đãi về nhan sắc, tài năng đều giống nhau ở sự kết thúc đáng buồn, oan nghiệt. GV: Từ suy ngẫm về số phận nàng Tiểu Thanh tác giả mở rộng liên tưởng đến số phận chung, ông xem đó là câu thơ lớn chưa có lời đáp ->Sự bế tắc - Từ quy luật nghiệt ngã này, nhà thơ nghĩ về cái án phong lưu của cuộc đời mình về sự tài hoa nghệ sĩ và sự thăng trầm của VC: + Nghệ sĩ có tài mà không được hưởng hạnh phúc sung sướng. + VC trác tuyệt thì chưa hẳn được người đời ca ngợi. -> Vì thế, nghệ sĩ và VC siêu việt thì thường cô độc, ít người thấu hiểu. GV: Câu thơ 6 xuất hiện chủ thể bài thơ: ta ( ngã ) , con người này cũng mang cái án phong lưu. Ta như kẻ cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ vì hết phong nhã. Nguyễn Du đã có sự đồng cảm với Tiểu Thanh đến mức tri âm. Sự cảm thông đến mức nhà thơ coi chuyện oan khuất của Tiểu Thanh cũng như là chính chuyện của bản thân mình. Và là chuyện mình đã trót sinh ra, trót mang lấy nghiệp vào thân, trót có tài tình, tài sắc thì đành phải chịu để trời đất ganh ghen, làm cho khốn khổ. - Nhà thơ đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh. Thái độ ấy cũng chính là cách nhà thơ bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông và trân trọng của mình đối với những tài tử, những quốc sắc thiên hương trong xã hội. 4. Hai câu kết. - Ba trăm năm lẻ là tính từ khi Tiểu Thanh chết đến lúc Nguyễn Du biết và khóc cho Tiểu Thanh. -> Đó là khát vọng được lưu danh hậu thế, được người đời sau thấu hiểu. - Không biết người đời sau có ai khóc cho mình không. - “Khóc” ở đây là đồng cảm, chia sẻ, tri âm Nguyễn Du cũng mong muốn mình được may mắn như Tiểu Thanh, cũng hơn 300 năm sau có được người đồng cảm, biết đến Nguyễn Du và khóc cho Nguyễn Du. - ND là người đầu tiên trong VHTĐ viết về con người cá nhân, đặc biệt là về thân phận người nghệ sĩ. -> Tấm lòng của ND được tôn cao hơn khi ông viết về nỗi bất hạnh của một nữ nghệ sĩ. GV: Cuối bài thơ mới có tiếng khóc của Nguyễn Du trong ước muốn mai sau của nhà thơ. Nhưng chính từ tiếng khóc này ta có thể nghe thấy cả bài thơ là tiếng khóc của Nguyễn Du. Tiếng khóc thương cho một số phận oan nghiệt, một tài năng bị vùi dập, tiếng oán trách với xã hội luôn đố kỵ với tài năng và sắc đẹp của con người. Câu thơ thể hiện cảm nhận của nhà thơ trước cuộc đời vì chưa tìm thấy người đồng cảm. Nguyễn Du chỉ còn biết gửi hy vọng ấy vào hậu thế. - Không chờ đến 300 năm sau mà đến những năm 60 của thế kỷ XX đã có những tiếng nói tri âm với Nguyễn Du là Tố Hữu và Chế Lan Viên. Và đối với chúng ta trân trọng tấm lòng của Nguyễn Du. Nguyễn Du sẽ sống mãi trong lòng người Việt ta. III. Tổng kết: 1. Giá trị nội dung: - Đây là một trong những bài thơ hay bậc nhất của VHTĐVN. - BT nằm trong mạch cảm hứng nhân đạo của ND : xót thương cho thân phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh vì những quy phạm của XHPK. - BT đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ : nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời. - Là tiếng nói đồng cảm của ND về các mối hờn kim cổ trong XHPK và trong cả cuộc sống nhân sinh. 2. Nghệ thuật. - Ngôn ngữ cô đọng đa nghĩa giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm cao. - Kết cấu bài thơ chặt chẽ, thể hiện dòng vận động nội tâm của tác giả 3. Củng cố, luyện tập. * Củng cố: - Bài thơ không chỉ là niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh nói riêng và thân phận những con người tài sắc mà bất hạnh nói chung mà còn là tâm sự sâu kín của bản thân Nguyễn Du. - Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo. Tâm hồn nhà thơ đặc biệt nhạy cảm với cuộc đời, số phận oan nghiệt của những người tài sắc. - Nhà thơ là người giàu tình cảm yêu thương trân trọng tài năng , phẩm giá của con người. - Thương người và thương mình. Ta thấy bên cạnh một Nguyên Du nhân ái bao la, còn có một Nguyễn Du cô đơn, nhiều tâm sự trước thời thế. - Thơ văn Nguyễn Du giàu chất nhân văn. - Ngôn ngữ cô đọng đa nghĩa giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm cao - Kết cấu bài thơ chặt chẽ - Niềm cảm thông xót thương với con người tài năng trong xã hội cũ bị xã hội vùi dập - Giá trị nhân đạo của tác phẩm * Luyện tập : - Hoàn thành bài tập trong SGK/134. - Gợi ý: + Trong tiết thanh minh, đứng trước nấm mồ Đạm Tiên lạnh lùng hương khói, Thúy kiều ngậm ngùi, băn khoăn: “Rằng: Hồng nhan........biết sau thế nào?”. + Đó là nỗi niềm chính của ND với nàng TT khi ông đọc tập truyện kí viết về cuộc đời bất hạnh của nàng, thêm một lần cất lên thành bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: * Bài cũ: - Học bài thoe hướng dẫn của GV. * Bài mới:

File đính kèm:

  • doctiet 39 Doc tieu thanh ki.doc