Giáo án Ngữ văn 10 tiết 32 Đọc văn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Tiết 32

Đọc văn

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Củng cố và hệ thống các tri thức về vhdg đã học, kiến thức chung, kiến thức cụ thể về thể loại và tác phẩm.

- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của vhdg để phân tích các tác phẩm cụ thể.

B. Phương tiện thực hiện:

Sgk, sgv, thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 32 Đọc văn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Đọc văn ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Củng cố và hệ thống các tri thức về vhdg đã học, kiến thức chung, kiến thức cụ thể về thể loại và tác phẩm. - Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của vhdg để phân tích các tác phẩm cụ thể. B. Phương tiện thực hiện: Sgk, sgv, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt PV: Nhắc lại định nghĩa và các đặc trưng cơ bản của vhdg? DG: Những đặc trưng đó làm nên tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành của vhdg và phân biệt nó với văn học viết. I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: - Định nghĩa: vhdg là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể và gắn bó, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng. - Đặc trưng: + Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. + Được sáng tạo tập thể. + Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. Các thể loại truyện dân gian đã học: Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật 1. Sử thi (anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa. Hát Kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị tộc. Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ. (Đăm Săn) Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp, tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng. 2. Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Kể Diễn xướng Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật nhưng được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu. Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá. ( ADV, Mị Châu, Trọng Thủy) Sử dụng cái lõi lịch sử và hư cấu thêm những yếu tố hoang đường, kì ảo. 3. Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp chính nghĩa thắng gian tà. Kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Người con riêng (Tấm) người con út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người tài giỏi, Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật, kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua 3 chặng đường trong cuộc đời. 4. Truyện cười Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội, giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án, tố cáo giai cấp thống trị. Kể Những điều trái tự nhiên, những thói hư, tật xấu đáng cười trong xã hội. Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu. (anh học trò giấu dốt, thầy Lí tham tiền) Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười. III. Nội dung và nghệ thuật của ca dao: PV: Ca dao được chia thành mấy tiểu loại? Nội dung của từng loại là gì? DG: Thân phận của những người phụ nữ ấy thường được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, chổi đầu hè, DG: Cái khăn, cái cầu là biểu tượng của tình yêu Khăn là vật gần gũi đối với người phụ nữ; cầu là nơi tiếp giáp giữa 2 bờ -> dùng hình ảnh cái cầu để mời mọc, tỏ tình trong bước đi ban đầu của tình yêu Các biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn là những biểu tượng gần gũi với người lao động, họ thường dùng những biểu tượng này để nói lên tình nghĩa thủy chung của mình. PV: So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong cd hài hước? PV: Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu thường được sử dụng trong cd? VD: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, chơi chữ, phóng đại, 1. Nội dung: - Ca dao gồm: cd than thân cd yêu thương, tình nghĩa cd hài hước + Cd than thân: thường là lời của người phụ nữ trong xã hội PK: thân phận của họ bị phụ thuộc, giá trị của họ không được ai biết đến. + Cd yêu thương tình nghĩa: đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động: tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết mặn nồng với nỗi nhớ thương da diết và ước muốn mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống, + Cd hài hước: nói lên tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ. * Tiếng cười phê phán: đả kích, châm biếm những đối tượng xấu xa, độc ác, bản chất bóc lột của giai cấp thống trị -> ý nghĩa xã hội. * Tiếng cười tự trào: tự cười mình, phê phán, cảnh tỉnh trong nội bộ mong sữa chữa kịp thời -> ý nghĩa nhân văn. 2. Nghệ thuật: Cd thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống của các sáng tác dân gian rất phong phú và sáng tạo. 4. Củng cố: GV hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng. 5. Dặn dò: Học bài và soạn bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”. HẾT

File đính kèm:

  • docTiet 32-ON TAP VAN HOC DAN GIAN VIET NAM.doc