TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A) Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung nghệ thuật.
B) Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo.
C) Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D) Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Giới thiệu bài mới:
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức về những nét lớn của văn học nước nhà chúng ta tìm hiểu về tổng quan văn học Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2
Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A) Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
Nắm được nét lớn về nội dung nghệ thuật.
B) Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo.
C) Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D) Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Giới thiệu bài mới:
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức về những nét lớn của văn học nước nhà chúng ta tìm hiểu về tổng quan văn học Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Em hiểu như thế nào là tổng quan VHVN?
( Yêu cầu HS đọc mấy dòng đầu của SGK từ “Trải qua tinh thần ấy” )
Đó là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học VN.
Theo em nội dung của phần vừa đọc là gì? Đó gọi là phần gì của bài tổng quan văn học?
ND: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo những giá trị tinh thần. VHVN là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy.
Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan văn học.
Văn học VN gồm mấy bộ phận lớn?
Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
Từ “VHDG đến cộng đồng”
Hãy trình bày những nét lớn của VHDG?
- Khái niệm: là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của VHGD và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
- Thể loại: Truyện cổ DG (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn). Thơ ca DG (tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ). Sân khấu DG (chèo tuồng, cải lương)
-Đặc trưng của VHDG ( những đặc trưng này sẽ giảng nói kĩ trong bài “Khái quát về VHDG” )
HS đọc phần 2 SGK
SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bày khái quát về những nội dung đó?
- Khái niệm: Là sáng tác của các trí thức được ghi lại bằng chữ viết, đó là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
a/ Hình thức văn tư ï:Chữ Hán là văn tự của người Hán, chữ Nôm dự vào chữ Hán mà đặt ra, Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, một số ít là chữ Pháp
b/ Hệ thống thể loại:
Nhìn tổng quát VHVN có mấy thời kì phát triển?
+ VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (trung đại)
+ VH từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 ( hiện đại)
+ VH từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XIX (hiện đại)
Nét lớn của truyền thông thể hiện trong VHVN là gì?
HS đọc SGK
Từ thế kỉ đến hết thế kỉ XIX nền VHVN dùng loại văn tự nào ?
VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng bởi nền văn học của quốc gia nào? Vì sao có sự ảnh hưởng như vậy?
Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để VCH viết bằng chữ Hán.
Hãy chỉ ra những TP Và TG tiêu biểu của VH trung đại?
Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của thơ Nôm trong Văn học trung đại?
Gắn liền vời những nét truyền thống của VH trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện ý thức dân tộc đã phát triển cao
VHVN từ thế kỉ XX cho đến hết thế kỉ XIX được gọi là nền VH hiện đại, tại sao lại có tên gọi ấy?
Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào quan hệ hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như luồng gió mới thổi vào VN làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người VN. Nó chịu ảnh hưởng bởi VH phương Tây.
VH thời kì này chia làm mấy giai đoạn và có những đặc điểm gì về mặt nội dung?
Văn học hiện đại có những đặc điểm gì khác với VH trung đại?
HS trả lời phần này theo tóm tắt của SGK Gạch chân để về nhà học thuộc.
Hãy kể tên một vài tác giả tiêu biểu của nền văn học hiện đại?
Do lực lượng sáng tác đông đảo GV chỉ cần lấy VD một vài tác giả .
- Đầu XX đến 1930: Tản Đà, Hoàng Ngọc, Phách, Phạm Duy Tốn
-1930 đến 1945: HTPP có Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. LM có Khái Hưng, Nhất Linh , Hoàng Đạo(TLVĐ), thơ mới có Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên
- Từ 1945 đến 1975: Nam Cao, Trần Đăng, Thân Tâm, Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quí
- 1975 đến đầu XX: Phạm Tiến Duật, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Lựu, Tố Hữu, Nguyễn Khải, Hồ Chí Minh
Gọi HS đọc phần 1 SGK
Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào ?
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên
+ VHDG với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thế thế giới tự nhiên hoang dã, tích luỹ vốn hiểu biết vế thiên nhiên .
- Tình yêu thiên nhiên:
+ Với con người, thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, hình ảnh núi sông bãi lúa , nương dâu đồng lúa, cánh cò, vầng trăng dòng suối tất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành một nội dung quan trọng của VHVN
+Thiên nhiên mang dáng vẻ riêng của từng vùng từng miền. Vào văn học thiên nhiên vẫn mang dáng vẻ riêng ấy. Nó góp phần tạo nên tính da dạng trong văn chương.
+ Trong sáng tác văn học trung đại thiên nhiên Thường gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ. Hình ảnh cây tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà nho. Các đề tài ngư, tiều canh mục thể hiện lí tưởng thanh cao của người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi.
+ Thiên nhiên gắn với những kỉ niệm tình yêu (hương thơm bông sen bông bưởi, sóng biển, mưa xuân)
Gọi HS đọc phần 2 SGK
Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?
Con người VN sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học VN. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (văn hoá, truyền thống dựng nước vàgiữ nước). Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩûm lớn kết tinh lòng yêu nước như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập. Nhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh.
Đặc biệt, nền VHVN ở thế kỉ XX là nền VH tiên phong chống đế quốc. CN yêu nước là nội dung quan trọng của VHVN.
Gọi HS đọc phần 3 SGK
VHVN đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội là ước muốn ngàn đời của dân tộc. Ước mơ công bằng xã hội, văn học dân gian có hình ảnh ông Tiên, ông Bụt, toàn năng hay cứu giúp người khốn khổ (Tấm Cám). Trong văn học trung đại ước mơ về một xã hội Nghiêu Thuấn (bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi).
- Tố cáo phê phán thế lực chuyên quyền bạo ngược và bày tỏ lòng cảm thông đối với những con người bị áp bức (truyện cười DG, ca dao, tục ngữ đã tố cáo đả kích, chế giễu giai cấp thống trị tham bạo ức hiếp nhân dân. Nhiều TP thơ, truyện thơ, tiểu thuyết ,kí đã miêu tả hiện thức xã hội đen tối, phơi bày những cảnh đời đau khổ của người dân, đòi giai cấp thống trị phải quan tâm đến quyền sống con người).
- Nhận thức, phê phán cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của VHVN. Nhân vật không chỉ là nạn nhân mà còn là những người biết đấu tranh cho tự do hạnh phúc, nhân phẩm quyền sống con người (Từ Hải, chị Uùt Tịch)
HS đọc mục 4 SGK
Văn học Việt Nam phản ánh mối quan hệ về ý thức bản thân?
Các học thuyết như nho, phật, Lão Trangcó ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm, lực chọn các giá trị để định hình thành đạo lí làm người.
Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên xã hội con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng hơn cá nhân (xem thường cám dỗ vật chất sẵn sàng hi sinh bảo vệ đạo nghĩa lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Chủ nghĩa khắc kỉ tư tưởmg diệt dục là một nguyên nhân khiến cho đề tài tình yêu nam nữ trong sáng tác văn học ở một số giai đoạn vắng bóng)
Trong những hoàn cảnh khác con người cá nhân lại được đề cao (XVIII đầu XX) con người có ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc, tình yêu (HXH, truyện Kiều, tự lực văn đoàn, thơ mới)
Xu hướng chung của VHVN là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng?
* Củng cố:
Trình bày quá trình phát triển của VHVN?
Con người VN trong văn học như thế nào?
* Dặn dò:
Học bài Tổng quan VHVN, soạn bài “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
I/ Các bộ phận hợp thành của VHVN:
VHVN gồm hai bộ phận lớn : VHDG và VH viết
1/ Văn học dân gian:
- Khái niệm: là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động - được truyền miệng . Những trí thức có thể tham gia sáng tác - phải tuân thủ đặc trưng của VHGD .
- Các thể loại:12 thể loại (gạch chân SGK).
-Đặc trưng của VHDG:Tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành.
2/ Văn học viết:
Khái niệm: Sáng tác của các trí
thức ghi lại bằng chữ viết - mang dấu ấn tác giả.
a/ Hình thức văn tư ï: Chữ Hán, chữ Nôm chữ Quốc ngữ
b/ Hệ thống thể loại:
-Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX :
+ Chữ Hán:
Văn xuôi ( truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi)
Thơ (cổ phong, đường luật, từ khúc)
Văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế)
+ Chữ Nôm:
Thơ ( thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói)
Văn biền ngẫu (phú, cáo, hịch)
-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay:
+ Tự sự ( tiểu thuyết, truyện ngắn)
+ Kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự)
+ Trữ tình ( trữ tình và trường ca)
+ Kịch (kịch nói, kịch thơ)
II/ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
- Thời kì :
+ X đến hết XIX (trung đại)
+ Đầu XX đến CM tháng Tám 1945 (hiện đại)
+ Sau CM tháng Tám 1945 đến hết XIX (hiện đại)
- Truyền thống : Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
1/ Văn học trung đại (VH từ thế kỉ X đến hết TK XIX)
- Văn tự : Chữ Hán, chữ Nôm
- Aûnh hưởng : VH trung đại Trung Quốc.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
Văn xuôi chữ Hán:
+“Thánh Tông di thảo”- của Lê Thánh Tông
+“Truyền kì mạn lục “ - của Nguyễn Dữ
+”Việt điện u linh tập” - Lí Tế Xuyên”
+”Thương kinh kí sự”- Hải Thượng Lãn Ông
+”Vũ trung tuỳ bút”- Phạm Đình Hổ
+”Nam triều công nghiệp -Nguyễn Khoa Chiêm”
+”Hoàng lê nhất thống chí”-Ngô Gia Văn Phái
Thơ chữ Hán:
+Nguyễn Trãi -“Ức Trai thi tập”
+Nguyễn Bỉnh Khiêm - “Bạch Vân thi tập”
+Nguyễn Du -“Bắc hành tạp lục” và “Nam trung tạp ngâm”
+ Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát
Thơ chữ Nôm:
+ “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”- Nguyễn Bỉnh Khiêm
+”Hồng Đức quốc âm thi tập”-Lê Thánh Tông
+ Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan.
+”Truyện Kiều” của Nguyễn Du
+”Sơ kính tân trang”-Phạm Thái
+Truyện Nôm khuyết danh : “Phạm tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”
Sự phát triển của thơ Nôm thể hiện ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2/ Thời kì VH hiện đại ( từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XIX)
- Aûnh hưởng: VH phương Tây
- Chia làm 4 giai đoạn
+ Từ đầu XX đến 1945: Ghi lại không khí ngột ngạt của XHTDPK
+Từ 1930 đến 1945: Tiếp tục nội dung trên, dự báo cuộc cách mạng sắp diễn ra. VH chia làm 3 trào lưu hiện thực, lãng mạn, cách mạng.
+Từ 1945 đến 1975: Chịu sự lãnh đạo của Đảng gắn với sự nghiệp lao động , chiến đấu của dân tộc ta.
+ Từ 1975 cho đến hết thế kỉ XX: Phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Điểm khác biệt so với VVH trung đại:(Gạch chân SGK)
III/ Con người Việt Nam qua văn học:
1/ Con người Việt Nam trong quan hệ với giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên (Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sử thi Đam San, Người lái đó sông Đà)
- Tình yêu thiên nhiên:(Núi sông, đồng lúa, cánh cò, thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ, gắn với kỉ niệm tình yêu )
2/ Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc:
- Lòng yêu nước:
+ Tình yêu quê hương xứ sơ,û niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (văn hoá, truyền thống dựng nước vàgiữ nước).
+ Lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn.
3/ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hôïi:
- Ước mơ công bằng xã hội
- Tố cáo phê phán thế lực chuyên quyền bạo ngược và bày tỏ lòng cảm thông đối với những con người bị áp bức
- Đấu tranh cho tự do hạnh phúc, nhân phẩm quyền sống con người
4) Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Mối quan hệ về ý thức bản thân:
+ Đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên xã hội con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng hơn cá nhân
+ Trong những hoàn cảnh khác con người cá nhân lại được đề cao
- Xu hướng chung:Xây dựng đạo lí làm người như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa chống CN khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
File đính kèm:
- Tiet 1.doc