TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu rõ và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn. 2.Kỹ năng, tư duy: .
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi chọn chi tiết, hiểu đúng mục đích, yêu cầu cảu việc chọn sự việc chi tiết.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi .
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 61 Làm văn: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 22/1/2008 Giảng ngày 23/1/2008
Tiết: 61 Môn : Làm văn.
Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu rõ và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn. 2.Kỹ năng, tư duy: .
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi chọn chi tiết, hiểu đúng mục đích, yêu cầu cảu việc chọn sự việc chi tiết.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi .
III. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy học theo các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
1. Câu hỏi :
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Tìm hiểu tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Nội dung:
1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh 20’
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
?Thế nào là tính chuẩn xác. ? Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Phân tích, khắc sâu kt.
Đọc SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chuẩn xác: là rất trúng, rất đúng. Nó là chuẩn được chọn làm mốc để nói, làm cho đúng.
- Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày về vấn đề gì phải đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận thì văn bản thuyết minh mới có giá trị. Chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh.
- Chuẩn xác: là rất trúng, rất đúng.
- Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày về vấn đề gì phải đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận
?Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Phân tích, khắc sâu kt.
Đọc SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Tìm hiểu thấu đáo, phải quan sát tỉ mỉ, kĩ càng, nếu là một cuốn sách phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
- Thu thập tài liệu tham khảo. Chú ý tài liệu tham khảo phải có tên tuổi nghĩa là của các nhà khoa học đầu ngành hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định về vấn đề thuyết minh.
- Luôn luôn nhật thông tin mới, những thay đổi thường xuyên để vấn đề thuyết minh có tính thời sự như thuyết minh về dân số, về sản lượng hàng năm.
- Tìm hiểu thấu đáo.
- Thu thập tài liệu tham khảo.
- Luôn luôn nhật thông tin mới
Luyện tập
Chia nhóm: 4 tổ 4 nhóm thảo luận làm bài tập. Tổ 1,2 phần a, tổ 3 phần b, tổ 4 phần c.
Bài tập a (SGK)
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Nhận xét đánh giá , mở rộng kt.
Tổ 1 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ theo dõi nhận xét bổ sung.
- Đối chiếu với SGK Ngữ văn lớp 10, ta thấy người nào đó viết như vậy là không chuẩn xác. Vì:
+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có học văn học dân gian
+ Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ mà còn có truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười.
+ Chương trình văn học dân gian lớp 10 không có câu đố.
- Bài viết không chuẩn xác.
Bài tập b (SGK)
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Nhận xét đánh giá , mở rộng kt.
Tổ 1 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ theo dõi nhận xét bổ sung.
- “Thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời. Vì vậy nếu một người nào đó viết “Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước” là không chuẩn xác. Nghìn đời khác với nghìn năm.
- Bài viết không chuẩn xác. Nghìn đời khác với nghìn năm.
Bài tập c (SGK)
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Nhận xét đánh giá , mở rộng kt.
Tổ 1 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ theo dõi nhận xét bổ sung.
Cả văn bản không hề thuyết minh, làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, ta không thể dùng để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.
- Bài viết không chuẩn xác. Không lôgíc.
2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh 20’
?Em hiểu thế nào là hấp dẫn? Thế nào là tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh?
Đọc SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút.
- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Người viết hoặc trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn người nghe người đọc về một vấn nào đó.
Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ không hấp dẫn thì người ta không đọc, không nghe. Khi người ta không đọc, không nghe thì văn bản thuyết minh sẽ không có tác dụng gì.
- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút.
- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Người viết hoặc trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn người nghe người đọc về một vấn nào đó.
?Biện pháp gì làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn?
Đọc SGK, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Một số biện pháp sau làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn.
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt để tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.
+ Kết hợp, sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh không đơn điệu.
+ Phối hợp nhiều hiểu biết về tự nhiên, xã hội, các ngành, nghề... để bài viết hoặc nói phong phú về nhiều mặt.
- Biện pháp tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
Luyện tập
Chia nhóm: 4 tổ 4 nhóm thảo luận cùng làm bài tập.
?Đọc đoạn trích và phân tích sự hấp dẫn của nó?
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi. Nhận xét đánh giá , mở rộng kt.
Các tổ cử đại diện trình bày trước lớp.
Đoạn văn của Vũ Bằng là văn bản thuyết minh về phở ở Việt Nam. Cách viết của nhà văn rất hấp dẫn. Bởi người viết sử dụng linh hoạt các câu. Đó là câu đơn.
+ Người bán hàng... vào bát
Đó là câu ghép:
+ “Một bó hành hoa ... cũng có”
Câu nghi vấn:
+ “Qua lần cửa kính ta thấy gì?”
Câu cảm thán:
+ “Trông mà thèm quá”
Ngoài ra, đoạn văn của Vũ Bằng còn sử dụng từ ngữ giàu hình tượng.
+ “Xanh như lá mạ”
“Dăm quả ớt đỏ”
“Thịt bò tươi, chắm cỏ, tai có, mỡ gầu có ...”
Đặc biệt huy động nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát: Mắt nhìn, mũi phát hiện mùi phở, vị giác cảm nhận sự ngon lành. Tác giả so sánh những người ăn phở trong quán “như những ông tiên đánh cờ trong rừng mùa thu”. Đoạn văn của Vũ Bằng rất hấp dẫn.
- Câu đơn.
- Từ ngữ giàu hình tượng.
- Huy động nhiều giác quan.
3. Củng cố : 1’ GV khái quát kiến thức cơ bản.
C. Hướng dẫn học bài :
1.Bài cũ.
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Hoàn thiện các bài tập.
2.Bài mới.
- Đọc soạn bài Tựa trích diễm thi tập . soạn bài theo câu hỏi Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến sáng tác văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả. Vì sao Hoàng Đức Lương phải sưu tầm tuyển chọn thơ ca dân tộc. Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa. “Trích diễm thi tập” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc?
File đính kèm:
- tiet 61.doc