Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 60 Đọc hiểu: Đại Cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Trãi

Phần 2: Tác phẩm. Tiết 2.

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: .

- Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.

- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 60 Đọc hiểu: Đại Cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 20/1/2008 Giảng ngày 21/1/2008 Tiết: 60 Môn : Đọc hiểu đại cáo bình ngô (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi Phần 2 : Tác phẩm. Tiết 2. A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: . - Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. - Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”. 2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn hoc, trân trọng những giá trị văn học truyền thống. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành:Tổ chức giờ dạy học theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Tìm hiểu quá trình cuộc khởi nghĩa và những biện pháp nghệ thuật cuẩ tác phẩm. 2. Nội dung: 3. Quá trình khởi nghĩa.27’ a.Giai đoạn đầu. ? Những ngày đầu cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đẫ gặp những khó khăn như thế nào? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. Song sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, mục đích của cuộc chiến đấu cộng với tài trí, mưu lược của Lê Lợi đã đưa cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn. Tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa đã có ý chí quyết tâm HS đọc đoạn 3 – SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện bằng những chi tiết cụ thể. + Địa bàn khởi nghĩa hẻo lánh: “Núi Lam Sơn ... nương mình” + Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi quân thù đang mạnh: “Vừa khi... mạnh” + Lực lượng nghĩa quân hết sức mỏng: “Tuấn kiệt ...mùa thu” + Lương thảo, quân sĩ thiếu thốn: Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội Nghĩa quân còn gặp nhiều khó khăn; - Địa bàn khởi nghĩa hẻo lánh. - Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi quân thù đang mạnh. - Lực lượng nghĩa quân hết sức mỏng. - Lương thảo, quân sĩ thiếu thốn b. Những chiến thắng. ?Có những trận đánh nào? Mỗi trận có những đặc điểm gì nổi bật? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. - Rõ ràng càng đánh, ta càng mạnh. Địch càng đánh càng thua. Đoạn 4a miêu tả chiến thắng bước đầu của nghĩa quân Lam Sơn ở hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Đoạn 4b miêu tả chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn ở các tỉnh phía Bắc Ngoài ra điều khác cơ bản là: Ta càng đánh càng thắng lớn, giặc càng ngoan cố bảo thủ, thất bại càng nặng nề, nhục nhã. Biểu hiện cụ thể: 4a. “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt, tâm công. Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan” Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, tính ác liệt cứ tăng dần 4b. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong Ta lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn + Quân ta thể hiện: “Sĩ tốt kén người hùng hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan tác chim muông Nổi gió to trút sạch lá khô Thông tổ kiến phá toang đê vỡ” + Quân địch thất bại thảm hại: - Liễu Thăng thất thế - Liễu Thăng cụt đầu - Bá tước Lương Minh bại trận tử vong - Thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn - Quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật - Quân Mộc Thạch xéo lên nhau chạy để thoát thân - Bước đầu: + ở hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. + Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, tính ác liệt cứ tăng dần - Ta càng đánh càng thắng lớn, giặc càng ngoan cố bảo thủ, thất bại càng nặng nề, nhục nhã. ? Nhận xét cách xưng hô của tác giả? Nguyên nhân thắng lợi của ta và thái độ của NT? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. * Cách xưng hô: Khẳng khái: “Ta đây” đầy tự tin * Lòng căm thù giặc: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống” * Đặt vận mệnh dân tộc lên vai của mình, thể hiện quyết tâm chiến đấu: “Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối” “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng sức khắc phục gian nan” Thái độ cầu hiền: “Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đắm muốn tiến về Đông Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn giành phía tả” Tạo nên sức mạnh đoàn kết. “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới Tướng sĩ một lòng phụ tử hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” Lê Lợi là người có tài mưu lược “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” Lê Lợi thực sự là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh, giải phóng đất nước của nhân dân ta. - Nguyên nhân thắng lợi: + Tự tin. + Lòng căm thù giặc + quyết tâm chiến đấu + Thái độ cầu hiền, tạo nên sức mạnh đoàn kết. + Lê Lợi là người có tài mưu lược, thực sự là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh, giải phóng đất nước của nhân dân ta. ?Những biện pháp nghệ thuật thể hiện chiến thắng của ta và thất bại của địch? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. Chia nhóm : 4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung. - Để làm rõ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và thất bại nhục nhã của địch, Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Theo dõi bảng thống kê. Những biện pháp nghệ thuật và dẫn chứng cụ thể Thủ pháp nghệ thuật Dẫn chứng Liệt kê - Điều binh thủ hiểm, sai tướng chẹn đường, ngày mười tám Liễu Thăng thất thế, ngày hai mươi Liễu Thăng cụt đầu, ngày hăm lăm Lương Minh bại trận tử vong, ngày hăm tám Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông. Đối lập, so sánh tương phản - Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay Sĩ khí đã hăng Quân thanh càng mạnh - Thừa thắng ruổi dài. Tây Kinh ta chiếm lại. Tuyển binh tiến đánh. Đông Đô đất cũ thu về - Sĩ tốt kén người hùng hổ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh - Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. - Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông. - Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía. Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân. - Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm. Tốt Động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm. - Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu. Mọt gian kẻ thù. Lí Lượng cũng đành bỏ mạng. - Vương Thông gỡ thế nguy mà đám lửa cháy lại càng cháy. Mã Anh cứu trận đánh, mà quân ta hăng lại càng hăng. Tác giả miêu tả khí thế áp đảo của quân ta và sự thất bại thảm hại của giặc Minh. Tất cả thể hiện ở hình ảnh, từ ngữ so sánh trên. Câu văn dài ngắn tạo ra nhịp điệu khác nhau - Những câu ngắn gọn tạo ra nhịp điệu mạnh mẽ, đanh chắc thể hiện khí thế mãnh liệt của quân ta (gươm mài đá... đê vỡ) - Những câu dài dùng để miêu tả thất bại của giặc.Câu dài thể hiện thất bại của địch nhiều không sao kể xiết (Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật. Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân).Câu văn biến hoá thật linh hoạt vừa hào hùng mạnh mẽ vừa gợi cảm tha thiết, vừa khắc hoạ khí thế rung trời chuyển đất của nghĩa quân, vừa khắc hoạ sự tan tác tơi bời của quân giặc. - Biện pháp nghẹ thuật; + Liệt kê + Đối lập, so sánh tương phản + Câu văn dài ngắn tạo ra nhịp điệu khác nhau. ? Nhận xét giọng văn ở đoạn kết? Những bài học lịch sử được rút ra như thế nào? ý nghĩa? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. HS đọc đoạn 4 – SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Tác giả sử dụng giọng văn vừa trịnh trọng, vừa vui mừng truyền đi lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc. Các từ ngữ mang tính khẳng định. - Từ đây vững bền - Từ đây đổi mới Gắn liền với những từ Hán Việt xã tắc, giang sơn càng làm cho lời tuyên bố thiêng liêng và trang trọng. Đất nước trải qua hai mươi năm chiến tranh loạn lạc, một lời tuyên bố hoà bình đã trở thành khát vọng và mong mỏi của bao người. Tác giả đã hé mở ra một kỉ nguyên mới “Bốn phương biển cả ... khắp chốn”. Một triều đại mới được mở ra. Tác giả cũng rút ra những bài học lịch sử + Đó là bài học có tính truyền thống. Sở dĩ có chiến thắng là do “trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”. Tổ tiên cha ông nhờ có con cháu mà trở nên anh hùng. Hoá ra sức mạnh truyền thống hun đúc từ mấy nghìn năm luôn là ngọn lửa cháy rừng rực trong lòng mỗi người dân Đại Việt. + Làm nên chiến thắng là do con người “Một cỗ nhung y chiến thắng nên công oanh liệt ngàn năm” ý này rút ta từ việc Vũ Vương đánh trụ “Nhất nhung y thiên hạ đại định” (chỉ một cỗ nhung y mà thiên hạ thu về được), câu này là ca ngợi Lê Lợi, ca ngợi chiến công của nhân dân Đại Việt. Nói khác đi nên chiến thắng này là do con người. - Giọng văn:vừa trịnh trọng, vừa vui,các từ ngữ mang tính khẳng định. =>Một lời tuyên bố hoà bình đã trở thành khát vọng và mong mỏi của bao người. Tác giả cũng rút ra những bài học lịch sử. + Tổ tiên. + Con người. III. Tổng kết. 5’ ? Rút ra những giá trị chung về nội dung và nghệ thuật? Phân tích? Đánh giá nhận xét, phân tích sự kết hợp giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương của bài cáo? Hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bổ sung, điều chỉnh, chốt kt và bình mở rộng. - Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân bản, quyền sống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minh xâm lược. Những lời lẽ tố cáo đanh thép góp phần làm cho “Đại cáo bình Ngô” thực sự là một tuyên ngôn nhân quyền. Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - “Đại cáo bình Ngô” là một tuyên ngôn về quyền sống con người: + Lên án tội ác dã man của kẻ thù thời trung cổ: “Nướng dân đen ... vạ” + Vẽ ra bộ mặt tàn bạo, khát máu của kẻ thù xâm lược “Thằng há miệng ... chưa chán”. - Về mặt nghệ thuật + Xây dựng được những biểu tượng tác động tới người đọc. “Nướng dân đen”, “vùi con đỏ” “Còng lưng mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng” “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội” “Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” + Trình bày các sự kiện theo trình tự nhất quán “Đinh Mùi tháng chín Liễu Thăng ... tiến lại Năm ấy tháng mười Mộc Thạnh... tiến sang” - Ngày mười tám ... - Ngày hai mươi ... - Ngày hăm lăm ... - Ngày hăm tám... + Sử dụng thủ pháp đối lập so sánh “Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm.” “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” + Sử dụng câu ngắn, câu dài tạo ra nhịp điệu trong mục đích nhất định. “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng sức khắc phục gian nan”. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới, tướng sĩ một lòng phụ tử hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”. + Kết hợp giữa chính luận (lí lẽ) với văn chương - Nội dung: “Đại cáo bình Ngô” là một tuyên ngôn về quyền sống con người. - Nghệ thuật: Kết hợp giữa chính luận (lí lẽ) với văn chương. 3. Củng cố, luyện tập:10’ gv khái quát kt cơ bản, hs tham khảo phần Ghi nhớ (SGK). ?Lập sơ đồ kết cấu của “Đại cáo bình Ngô”? Luận đề chính nghĩa Tư tưởng nhân nghĩa Quyền độc lập của dân tộc Vua Kẻ đi ngược với nhân nghĩa Lãnh thổ Văn hoá Hào kiệt anh hùng Đối chiếu với hiện thực cuộc sống Giặc Minh phi nghĩa Nhân dân Đại việt chính nghĩa ý nghĩa Nhìn vào sơ đồ ta thấy kết cấu của bài cáo rất chặt chẽ. Lí lẽ: Đưa ra luận đề chính nghĩa. Luận đề ấy bao gồm 2 vấn đề lớn. Một là tư tưởng nhân nghĩa, hai là chủ quyền của dân tộc, quốc gia. Tư tưởng nhân nghĩa đặt ra với người cầm đầu đất nước → vua. Đối nghịch là kẻ đi ngược với nhân nghĩa đã bị thất bại như thế nào. Hai là quyền độc lập của dân tộc thể hiện ở ba vấn đề lãnh thổ, văn hoá, người tài giỏi. Đối chiếu giữa luận đề chính nghĩa với hiện thực cuộc sống, người đọc càng nhận ra giặc Minh không biết rút ra bài học của các đời vua Trung Quốc trước đó đã từng xâm lược nước Đại Việt. Tội ác của chúng đã đi ngược với nhân nghĩa. Vì thế chúng thất bại là điều tất yếu. ở mỗi nội dung, tác giả sử dụng cách viết sử dụng từ ngữ tạo ra hình ảnh, lời so sánh, cặp câu song đôi đã làm nên sắc thái văn chương. e. tham khảo Đặc trưng thể cáo và xuất xứ bài văn Cũng như hịch, thể văn cáo là một thể văn chính trị, mang mệnh lệnh của vua, thay mặt triều đình ban xuống, do đó cũng có tên gọi là mệnh hoặc lệnh, hoặc là chiếu sách nói chung. Trong sách Thượng thư của Trung Quốc có chép việc vua Thang nhà Thương, khi xuất quân đánh vua Kiệt nhà Hạ, thì có ban xuống quân đội lời thề, gọi là Thang thệ, và khi đánh thắng Kiệt, thì ban lời cáo lúc trở về đất Bằng, gọi là Trang cáo. Trong bài cáo của vua Thang đó, đại ý là : "Ta vốn là kẻ bình thường. Vì vua Kiệt nhà Hạ có tội với trăm họ, nên trời sai ta đánh dẹp, nay đã dẹp xong, v.v..". Như vậy, cáo theo nghĩa cũ đó, là lời của vua, hoặc một vị lãnh tụ khởi nghĩa có chức năng như vua, tuyên bố để mọi người biết rằng việc chinh phạt trên cơ sở chính nghĩa đã thành công và trật tự đã được lập lại, hoà bình đã được củng cố, v.v... Thể cáo vốn ban đầu viết theo thể văn xuôi cổ, nặng về luận thuyết hơn là tự sự, dần dần về sau, mới theo thể biền ngẫu, tiến một bước nữa mới theo thể tứ lục. Thể tứ lục là thể văn biền ngẫu, gồm hai câu đối nhau, mỗi câu mười từ (chữ), chia làm hai vế, vế trên bốn từ, vế dưới sáu từ. Thí dụ hai câu dịch trong bài cáo của Nguyễn Trãi : Đau lòng nhức óc / chốc đã mười mấy năm trời/ Nếm mật nằm gai / há phải một hai sớm tối/ Thể tứ lục này không buộc phải có vần, và ở đời Đường cũng không buộc phải có niêm, nhưng đến đời Tống thì buộc phải có niêm và đưa vào làm thể văn trường thi Xem: Thơ ca Việt Nam, sđd, tr..243, 248. . Cần phân biệt loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền thống về một vấn đề gì đó, với loại văn đại cáo nói trên kia, mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại như một bản tuyên ngôn. Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, nội dung phải chắc nịch, bố cục phải rõ ràng. Bố cục đó phải nêu rõ : luận đề chính nghĩa ở phần mở đầu và lời tuyên bố ở phần kết. Phần chính của bài cáo là phần nhận định về tương quan giữa phía chính nghĩa và phía phản chính nghĩa, từ đó, xác định tội trạng của giặc và đặc tả quá trình chinh phạt thắng lợi Xem: Thơ ca Việt Nam, sđd, tr.350, 351. . Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, viết thay cho Lê Lợi, có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng ở trận Chi Lăng, diệt 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải mở cửa thành Đông Quan, chấp nhận phải rút quân về nước, tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt ta. Cần lưu ý rằng : nếu tính từ ngày 12 tháng chạp năm Bính Tuất (đầu năm 1407), lúc quân Minh chiếm thành Đa Bang, rồi vượt sông Hồng, tiến vào Đông Quan, cho đến ngày 12 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428), lúc Lê Lợi chính thức làm lễ tống tiễn Vương Thông ở dinh Bồ Đề (phía Gia Lâm, Hà Nội hiện nay) thì đúng là mất 21 năm như bài cáo đã nói : "gây binh kết oán trải 20 năm", 21 năm trường kì kháng chiến của nhân dân ta từ khi Hồ Quý Ly để mất nước, cho đến khi Lê Lợi khởi nghĩa thành công. Chính Lê Lợi chọn ngày 12 tháng chạp để làm lễ tống tiễn Vương Thông, trước khi công bố bài Bình Ngô đại cáo là đã có dụng ý chọn một ngày lịch sử có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị đối với toàn thể nhân dân ta : cái ngày vẻ vang rửa vết nhục đời đời! (Bùi Văn Nguyên – Giảng văn, tập 1) C. Hướng dẫn học bài : 1. Bài cũ: - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. 2. Bài mới: - Đọc bài Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh. Chú ý những đặc điểm về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Đọc và tìm hiểu các ví dụ sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 60.doc