Vào bài
?Em đã được thấy có những lọai quạt nào ?
GV củng cố trên phần trả lời của HS (ghi tựa).
HĐ 1 : HD quan sát nhận xét
@Xem hình 1 SGK tr79.
?Quạt được dùng làm gì trong cuộc sống ?
?Em hãy nhận xét trên quạt thường được trang trí những gì? Màu sắc trang trí trên quạt?
?Đối với quạt giấy, chúng được trang trí thế nào ?
?Quạt giấy có cấu trúc thế nào?
?Chất liệu của quạt được làm thế nào ?
GV củng cố.
-Quạt được dùng làm mát trong sinh họat hàng ngày, ngòai ra còn được dùng trong biểu diễn nghệ thuật và trang trí
-Quạt thường được trang trí theo ý thích : Phong cảnh, chữ, tĩnh vật Màu sắc phong phú, thường trang trí theo nội dung họa tiết.
-Quạt giấy được trang trí thường là những kiểu đường diềm, cũng được vẽ tranh, hoặc tùy theo chất liệu hình dạng mà có thể không trang trí.
61 trang |
Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(TUAN 1)
Tiết 1
Bài 1 : Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
I. Mục tiêu bài học :
1KT: -HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt
2KN: -HS biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi lọai quạt giấy
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một số hình quạt mẫu minh họa.
-Học sinh : Sưu tầm hình các lọai quạt, dụng cụ vẽ.
-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập
III. Tiến trình :
- Ổn định.
-HD chuẩn bị theo yêu cầu môn học.
-Bài dạy.
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài
?Em đã được thấy có những lọai quạt nào ?
GV củng cố trên phần trả lời của HS (ghi tựa).
HĐ 1 : HD quan sát nhận xét
@Xem hình 1 SGK tr79.
?Quạt được dùng làm gì trong cuộc sống ?
?Em hãy nhận xét trên quạt thường được trang trí những gì? Màu sắc trang trí trên quạt?
?Đối với quạt giấy, chúng được trang trí thế nào ?
?Quạt giấy có cấu trúc thế nào?
?Chất liệu của quạt được làm thế nào ?
GV củng cố.
-Quạt được dùng làm mát trong sinh họat hàng ngày, ngòai ra còn được dùng trong biểu diễn nghệ thuật và trang trí
-Quạt thường được trang trí theo ý thích : Phong cảnh, chữ, tĩnh vật Màu sắc phong phú, thường trang trí theo nội dung họa tiết.
-Quạt giấy được trang trí thường là những kiểu đường diềm, cũng được vẽ tranh, hoặc tùy theo chất liệu hình dạng mà có thể không trang trí.
-Quạt giấy có cấu trúc ½ hoặc 1/3 hình tròn, khung xương bằng tre, gỗ, sắt hoặc nhựa có thể phủ giấy hoặc vải lụa hai mặt bởi hai nửa đường tròn đồng tâm có kích thước khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều hình dạng phong phú khác tuỳ theo sở thích và phù hợp như chiếc lá, tròn, vuông, nửa ô van
@Cho HS xem trực quan, hình SGK.
HĐ2:HD tạo dáng và trang trí quạt
@Mời 1HS/nhóm lên bảng vẽ thử
@Các nhóm nhận xét, GV củng cố.
*Tạo dáng
?Để có được quạt theo ý thích ta làm gì trước ?
-Xác định hình dạng quạt theo ý riêng.
-Vẽ hình xác định lên giấy, điều chỉnh hình dáng chung của quạt.
*Trang trí :
?Để trang trí quạt cho đẹp ta dựa vào đâu ?
-Dựa vào hình dáng chung của quạt.
-Tìm bố cục theo thể thức đối xứng , bằng đường diềm hoặc vẽ tranh
-Qua bố cục ta tìm họa tiết cho phù hợp.
-Dựa vào họa tiết để vẽ màu, tuy nhiên quạt có nhiều công dụng khác nhau, do đó cần trang trí sao cho phù hợp với hình thức sử dụng.
@Minh họa cho HS xem, HD xem trực quan.
HĐ 3 : HD thực hành
-Trang trí 1 hình quạt giấy theo ý thích trên giấy A 3.
HĐ 4 : Đánh giá kết quả
-Chọn 1 vài bài vẽ được hoặc chưa được cho lớp nhận xét, GV củng cố.
HĐ 5 : HD về nhà
-Hoàn thành bài vẽ
-Đọc và trả lời câu hỏi bài 2. Mỗi nhóm sưu tầm hình ảnh về MT thời Lê.
Trả lời
Thảo luận
Trình bày
Trả lời
Trả lời
Thực hành
Ghi
Ghi tựa bài 1
I.Quan sát nhận xét
-Quạt được dùng trong sinh họat hàng ngày, trong biểu diễn nghệ thuật và trang trí.
-Quạt giấy có cấu trúc ½ hoặc 1/3 hình tròn, khung xương bằng tre, gỗ, sắt hoặc nhựa có thể phủ giấy hoặc vải lụa hai mặt, hoặc hình dáng khác.
-Quạt giấy được trang trí thường là những kiểu đường diềm, cũng được vẽ tranh, hoặc tùy theo chất liệu hình dạng mà trang trí.
II.Tạo dáng & trang trí
-Xác định hình quạt 2 đường tròn đồng tâm, kích thước khác nhau.
-Bố cục đối xứng, không đối xứng, trang trí đường diềm
-Tìm họa tiết phù hợp.
-Vẽ màu theo mục đích sử dụng.
Thực hành:
-Trang trí 1 hình quạt giấy theo ý thích trên giấy A 4.
Về nhà :
-Hoàn thành bài vẽ
-Đọc và trả lời câu hỏi bài 2. Mỗi nhóm sưu tầm hình ảnh về MT thời Lê.
(TUAN 2)
Tiết 2
BÀI 2 : TTMT
SƠ LƯỢC VỀ MT THỜI LÊ
(TỪ TK XV ĐẾN ĐẦU TK XVIII)
I. Mục tiêu bài học :
1KT: -HS hiểu khái quát về MT thời Lê – thời kì hưng thịnh của MT thuật VN.
2KN: -HS biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Lịch sử MTVN, kênh hình SGK mĩ thuật 8.
-Học sinh : Tìm hiểu kiến thức SGK theo câu hỏi.
-Phương pháp : Diễn giảng , trực quan, vấn đáp
III. Tiến trình ;
-Oån định lớp.(1’)
-Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ học tập. (2’)
-Bài dạy (42’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài (1’): So với thời Lí Trần, thời Lê cũng được biết đến cùng với nhiều thành tựu MT đóng góp cho nền MTVN, chúng ta cùng tìm hiểu sơ nét về MT thời Lê. (ghi tựa).
HĐ 1 : Tìm hiểu vài nét về bối cảnh XH (5’)
@Mời đọc SGK.
?Nhà lê lên ngôi trong hòan cảnh nào ?
?MT nhà Lê phát triển lọai hình gì mạnh nhất ?
GV củng cố.
-Phải mất 10 năm kháng chiến Lê lợi mới chiến thắng quân Minh, xây dựng nhà nước chặt chẽ, hòan thiện về nhiều lĩnh vực.
-Lọai hình kiến trúc vẫn được chú trọng củng cố, phát triển mạnh, tuy ảnh hưởng nền MT Trung Quốc, nhưng MT thời kì này vẫn thể hiện rõ bản sắc dân tộc.
HĐ 2 : Tìm hiểu vài nét về MT thời Lê (30’ )
@Mời HS đọc SGK P.II tr.82.
Câu hỏi thảo luận :
? Kiến trúc thời Lê có gì thay đổi ?
?Nghệ thuật điêu khắc gắn với lọai hình gì? Phát triển như thế nào ?
?Gốm thời Lê có những nét tiến bộ nào so với gốm thời Lí Trần.
GV củng cố trên phần trả lời của các nhóm.
*Về kiến trúc :
Kiến trúc kinh thành :
-Cơ bản vẫn giữ nguyên lối kiến trúc thành Thăng Long, hòang thành được sửa chữa nhiều.
-Lam kinh được xây dựng như kinh đô thứ hai (ở Lam Sơn-1433), xung quanh là khu lăng tẩm của vua và hòang hậu, với thế tựa núi nhìn sông, hiện nay vẫn còn bia Vĩnh Lăng ghi công Lí Thái Tổ.
@HD xem trực quan.
Kiến trúc tôn giáo :
-Thời Lê sơ đề cao Nho giáo nên xây dựng nhiều miếu thờ Khổng Tử, nhà Thái học, trường dạy Nho học.
-Một số chùa cũ cũng được tu sửa : Thiên Phúc (Hà Tây), Kim Liên (Hà Nội).
-Xây nhiều đền miếu thờ anh hùng có công : Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Nguyễn Xí
-Từ năm 1593 – Thời Lê trung hưng và Lê mạt lại cho tu sửa xây dựng mới nhiều ngôi chùa : Chùa Keo (1630), chùa Mía (Hà Tây-1632), Bút Tháp (Bắc Ninh-1642).
-Xây dựng mới một số ngôi đình làng : Chu Quyến (Hà Tây) Đình Bảng (Bắc Ninh)
@HD xem trực quan.
*Điêu khắc, chạm khắc trang trí :
Điêu khắc :
-Điêu khắc thường gắn với lọai hình kiến trúc.
-Nhiều tác phẩm được làm từ chất liệu đá và gỗ, nhiều tượng người, lân, ngựa, tê giác đặt ở các cung điện, lăng tẩm.
-Tượng rồng ở thời kì này phổ biến với kích thước lớn, khối tròn, đầu có bờm, tai sừng nhỏ.
-Ngày nay còn một số công trình nổi tiếng như : Phật bà nghìn mắt, nghìn tay (Bắc Ninh) Phật nhập Niết Bàn (Phổ Minh – Nam Định).
@HD xem trực quan.
Chạm khắc :
-Chạm khắc đá ở những bậc cửa, trên các bia ở các lăng mộ, đền miếu với đường nét tinh xảo, chỗ nổi, chỗ chìm uyển chuyển.
*Hiện còn 58 bức chạm khắc ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) ở hệ thống lan can, thành cầu. Một số bức chạm khắc ở đình làng miêu tả cảnh vui chơi sinh họat trong nhân dân : Chọi trâu, chèo thuyền
@HD xem trực quan.
Gốm :
-Kế thừa tinh hoa gốm thời Lí Trần, tuy nhiên họa tiết thể hiện theo phong cách hiện thực, với màu men ngọc tinh tế, men trắng, men xanh đậm chất dân gian, bố cục cân đối và chính xác.
@HD xem trực quan.
Liên hệ thực tế : Ngày nay qua một số tác phẩm, thế hệ họa sĩ , nghệ nhân ngành MT vẫn học hỏi một số cách thức, đề tài vào các tác phẩm hiện đại.
*Về đặc điểm
?Đặc điểm MT thời Lê phản ánh điều gì ?
-Nhìn chung các lọai hình nghệ thuật đã đạt đến mức điêu luyện, đậm nét bản sắc dân tộc.
HĐ 3 : Đánh giá kết quả (5’)
?Điêu khắc thời Lê có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
?Chạm khắc và nghệ thuật gốm thể hiện phong cách nào ?
?Kiến trúc Phật giáo phát triển mạnh vào thời kì nào của thời Lê ?
GV củng cố trên phần trả lời của HS.
HĐ 4 : HD về nhà (1’)
-Xem trước bài 3
Trả lời
N 1,2
N 3,4
N 5,6
Thảo luận
Trả lời
Ghi
Ghi tựa bài 2
I.Vài nét về bối cảnh xã hội:
-Nhà Lê xây dựng nhà nước chặt chẽ, hòan thiện về nhiều lĩnh vực.
-MT thời kì này vẫn thể hiện rõ bản sắc dân tộc.
II.Vài nét về MT :
Kiến trúc kinh thành :
--Cơ bản vẫn giữ nguyên lối kiến trúc thành Thăng Long, hòang thành được sửa chữa nhiều.
-Lam kinh được xây dựng như kinh đô thứ hai (ở Lam Sơn-1433),
Kiến trúc tôn giáo :
-Thời Lê sơ đề cao Nho giáo nên xây dựng nhiều miếu thờ Khổng Tử, nhà Thái học, trường dạy Nho học.
-Từ năm 1593 – Thời Lê trung hưng và Lê mạt lại cho tu sửa xây dựng mới nhiều ngôi chùa.
-Xây dựng mới một số ngôi đình làng : Chu Quyến (Hà Tây) Đình Bảng (Bắc Ninh)
Điêu khắc :
-Nhiều tác phẩm được làm từ chất liệu đá và gỗ, nhiều tượng người, lân, ngựa, tê giác đặt ở các cung điện, lăng tẩm.
-Tượng rồng ở thời kì này phổ biến với kích thước lớn, khối tròn, đầu có bờm, tai sừng nhỏ.
Chạm khắc :
-Chạm khắc đá ở những bậc cửa, trên các bia ở các lăng mộ, đền miếu với đường nét tinh xảo, chỗ nổi, chỗ chìm uyển chuyển.
Gốm :
-Kế thừa tinh hoa gốm thời Lí Trần, tuy nhiên họa tiết thể hiện theo phong cách hiện thực.
Đặc điểm MT nhà Lê
-Nhìn chung các lọai hình nghệ thuật đã đạt đến mức điêu luyện, đậm nét bản sắc dân tộc.
Về nhà:
-Xem trước bài 3
(TUAN 3)
Tiết 3
BÀI 3 : TTMT
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MT THỜI LÊ
(TỪ TK XV ĐẾN ĐẦU TK XVIII)
I. Mục tiêu :
1KT: -HS biết thêm một số công trình MT thời Lê.
2KN: -HS biết yêu quý và có ý thức bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Lịch sử MTVN, kênh hình SGK, mĩ thuật 8.
-Học sinh : Tìm hiểu kiến thức SGK theo câu hỏi.
-Phương pháp : Diễn giảng , trực quan, vấn đáp
III. Tiến trình ;
-Oån định lớp.(1’)
-Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ học tập. (2’)
-Bài dạy (42’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài (1’): Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về MT thời Lê và một số công trình MT. Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số công trình MT tiêu biểu của nhà Lê còn lại cho tới nay. (ghi tựa).
HĐ 1 : Tìm hiểu 1 số công trình kiến trúc (8’)
Kiến trúc chùa Keo :
Câu hỏi thảo luận :
?Chùa Keo ở đâu ? Em biết gì về chùa Keo ? Hãy mô tả khái quát kiến trúc chùa Keo.
GV củng cố
-Chùa Keo hiện ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, một công trình có quy mô lớn.
-Chùa được xây dựng từ thời Lí (1061) bên cạnh biển, năm 1611 bị lụt lớn nên dời về vị trí ngày nay. Năm 1630 được xây dựng lại, được trùng tu lại vào các năm 1689, 1707, 1957.
-Theo văn bia và địa bạ, chùa có tổng diện tích là 28 mẫu, 21 công trình gồm 154 gian (DT khoảng 58.000m2) hiện chùa còn 17 công trình với 128 gian
+Về kiến trúc : Bắt đầu từ Tam Quan đến một ao rộng, qua sân cỏ vào khu vực chính, rồi thứ tự các công trình nối tiếp nhau trên đường trục; Tam quan nội gồm : Khu tam bảo thờ Phật, nhà giá Roi và khu điện thờ thánh, cuối cùng là gác chuông, xung quanh chùa có tường rào và hành lang bao bọc
+Về nghệ thuật : Từ Tam quan tới tháp chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái trong không gian.
?Em hãy mô tả gác chuông chùa Keo.
GV củng cố.
-Gác chuông chùa Keo điển hình cho kiến trúc gỗ cao tầng (4 tầng, cao gần 12m) 3 tầng mái trên theo lối chồng diêm, dưới tầng mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớn dàn thành cánh tay, các tầng mái uốn cong thanh thoát vừa đẹp, vừa trang nghiêm.
@HD xem hình minh họa.
HĐ 2 : Tìm hiểu các tác phẩm diêu khắc (25’)
Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay
?Em hãy miêu tả Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay.
GV củng cố
-Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay còn gọi là quan âm thiên thủ, thiên nhãn.
-Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay được tạc vào năm 1656, đặt ở chùa Bút Tháp-Bắc Ninh, đây là pho tượng đẹp nhất trong các pho tượng Phật cổ Việt Nam.
-Tượng do một tiên sinh họ Trương tạc (bức tượng duy nhất có tên người sáng tạo).
+Về nghệ thuật :
-Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen, toàn bộ tượng có chiều cao 3,7m, với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ (cách nói ước lệ nghìn mắt, nghìn tay).
-nghệ thuật thể hiện sự hoàn hảo với những hình pgức tạp nhiều đầu, nhiều tay nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên, cân đối, thuận mắt :
+Các cánh tay lớn, một đôi đặt trước bụng, một đôi chắp trước ngực, 38 cánh tay còn lại đưa lên như đoá sen nở.
+Phía trên đầu tượng lắp ghép 11 mặt người chia thành 4 tầng, trên cùng là tượng Adiđà nhỏ.
+Vòng ngoài là những cánh tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành vòng hào quang tỏa sáng xung quanh tượng.
-Tượng có tính tượpng trưng cao, lồng ghép hàng ngàn chi tiết nhưng vẫn mạch lạc về bố cục, hài hoà trong hình khối và đường nét. Tạo sự thống nhất trọn vẹn, không đơn điệu, lặng lẽ.
@HD xem hìnyh minh hoạ.
HĐ 3 : HD tìm hiểu hình chạm khắc (5’)
Hình rồng :
?Em hãy nhận xét hình rồng các thời Lí, Trần, Lê, có những điểm gì khác nhau ?
GV củng cố
-Rồng thời Lí : Thắt túi hình chữ S, uốn khúc uyển chuyển, đầu rồng không có sừng-giống đầu rắn nên được gọi là rồng rắn hoặc rồng giun. Thể hiện quốc gia thanh bình, thịnh vượng.
-Rồng thời Trần : Thắt túi hình chữ S nhưng doãng hơn, uốn khúc mạnh mẽ, đầu có sừng, vẻ dữ dắn thể hiện tinh thần tự cường, tự chủ.
-Rồng thời Lê : Là sự kết hợp hài hoà giữa rồng thới Lí và thời Trần, xuất hiện hình thức bố cục mới : Rồng chầu mặt trời, rồng chầu châu
@HD xem hình minh hoạ.
HĐ 4 : Đánh giá kết quả (2’)
?Em hãy miêu tả Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay.
?Rồng thời Lê có gì khác so với rồng thời Lí–Trần.
GV củng cố
HĐ 5 : HD về nhà (1’)
-Xem trước bài 4
Thảo luận, trình bày
Trả lời
Thảo luận
Thảo luận
Trả lời
Ghi
Ghi tựa bài 3
I. Kiến trúc chùa Keo:
+Về kiến trúc : Bắt đầu từ Tam Quan đến một ao rộng, qua sân cỏ vào khu vực chính, rồi thứ tự các công trình nối tiếp nhau trên đường trục; Tam quan nội gồm : Khu tam bảo thờ Phật, nhà giá Roi và khu điện thờ thánh, cuối cùng là gác chuông, xung quanh chùa có tường rào và hành lang bao bọc
+Về nghệ thuật : Từ Tam quan tới tháp chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái trong không gian.
II.Điêu khắc, chạm khắc :
1.Điêu khắc tượng :
-Tượng Phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen, toàn bộ tượng có chiều cao 3,7m, với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ (cách nói ước lệ nghìn mắt, nghìn tay).
-Nghệ thuật thể hiện sự hoàn hảo với những hình pgức tạp nhiều đầu, nhiều tay nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên, cân đối, thuận mắt :
2.Chạm khắc
-Rồng thời Lê : Là sự kết hợp hài hoà giữa rồng thới Lí và thời Trần, xuất hiện hình thức bố cục mới : Rồng chầu mặt trời, rồng chầu châu
Về nhà:
-Xem trước bài 4
(TUAN 4)
Tiết 4
Bài 4 : Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ
CHẬU CẢNH
I. Mục tiêu bài học :
1KT: -HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
2KN: -HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một số hình mẫu, hình in trong SGK.
-Học sinh : CB 1 chậu cảnh nhỏ/ nhóm, dụng cụ vẽ.
-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
-Oån định.(1’)
-Nhận xét bài vẽ trước, dụng cụ vẽ.(2’)
-Bài dạy (42’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài : (1’)
?Chậu cảnh được dùng làm gì ?
GV củng cố.(ghi tựa)
HĐ 1 : HD quan sát nhận xét (8’)
@Xem hình 1SGK Tr 90.
?Hãy nhận xét những đặc điểm của chậu cảnh ? Em hãy cho biết một số nơi SX chậu cảnh nổi tiếng.
GV củng cố trên cơ sở trả lời của các nhóm HS.
-Có hình nón cụt ngửa, hình thang cân ngửa, hình bán nguyệt, hình thúng, hình trụ..
-Trang trí theo đường diềm là chủ yếu, có thể trang trí : Chữ, họa tiết theo các cách sắp xếp, theo kiểu dáng hoặc một số loại cây
-Màu sắc dựa theo hình dáng chậu, dựa theo họa tiết
@HD HS xem hình.
Hđ 2 : HD cách tạo dáng và trang trí (10’)
*Tạo dáng
?Em thấy cách tạo dáng giống với cách tạo dáng nào đã học ?
?Em hãy nêu lại các bước tạo dáng.
GV củng cố.
-Giống cách tạo dáng lọ hoa.
-Các bước tạo dáng :
+Phác khung hình, đường trục tuỳ ý cao, thấp
+Ước lượng tỉ lệ tuỳ theo cấu trúc : Miệng, cổ, thân.
@Minh hoạ các bước tạo dáng.
*Trang trí
?Dựa vào đâu để trang trí cho chậu cảnh?
?Để vẽ màu sắc ta dựa trên cơ sở nào ?
GV củng cố trên cơ sở HS trả lời.
-Dựa theo cấu trúc để trang trí cho chậu cảnh : Đường diềm, các cách sắp xếp hoạ tiết, chữ
-Dựa theo cấu trúc, hoạ tiết mà trang trí màu sắc cho phù hợp.
-Nhấn mạnh : Như vậy ta thấy chậu cảnh đẹp ở vào hình dạng kết hợp khéo léo với việc xếp đặt hoạ tiết và màu sắc, cho thấy tài sáng tạo của nghệ nhân gốm
@HD xem hình minh hoạ.
HĐ 3 : HD thực hành (18’)
-Tạo dáng và trang trí 1 chậu cảnh tuỳ ý trên giấy A 4.(chất liệu tuỳ ý)
HĐ 4 : Đánh giá kết quả (4’)
-Chọn 1 vài bài được hoặc chưa được cho lớp nhận xét, GV củng cố.
HĐ 5 : HD về nhà (1’)
-Đọc và trả lời câu hỏi bài 5
Trả lời
Ghi tựa
Các nhóm thảo luận,
Trình bày
-Trả lời
Trả lời
Thực hành
Ghi
Ghi tựa bài 4
I.Quan sát nhận xét
-Xem SGK.
II.Cách tạo dáng và trang trí :
*Tạo dáng :
-Các bước tạo dáng
+Phác khung hình, đường trục tuỳ ý cao, thấp
+Ước lượng tỉ lệ tuỳ theo cấu trúc : Miệng, cổ, thân.
*Trang trí :
-Dựa theo cấu trúc để trang trí cho chậu cảnh : Đường diềm, các cách sắp xếp hoạ tiết, chữ
-Dựa theo cấu trúc, hoạ tiết mà trang trí màu sắc cho phù hợp,
Thực hành :
-Tạo dáng và trang trí 1 chậu cảnh tuỳ ý trên giấy A 4.(chất liệu tuỳ ý).
Về nhà :
-Đọc và trả lời câu hỏi bài 5
(TUAN 5)
Tiết 5
BÀI 5 : Vẽ trang trí
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
I. Mục tiêu :
1KT: -HS biết cách bố cục dòng chữ.
2KN: -Trình bày một khẩu hiệu có bố cục đẹp và màu sắc hợp lí.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một vài câu khẩu hiệu minh họa.
-Học sinh : Dụng cụ vẽ, giấy màu, kéo, hồ..
-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
-Oån định lớp.(1’)
-Kiểm tra bài học trước.(4’)
?Mô tả vài nét về kiến trúc chùa Keo.
?Mô tả cấu trúc, đặc điểm tượng phật quan âm nghìn mắt, nghìn tay.
-Kiểm tra dụng cụ vẽ (1’)
-Bài dạy (39’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài (1’)
?Em hãy nêu khái niệm về chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm.
GV củng cố (ghi tựa).
HĐ 1 : Quan sát nhận xét (7’)
@Xem hình 1 SGK tr 96
Câu hỏi thảo luận :
?Em hiểu thế nào là khẩu hiệu?
?Dùng khẩu hiệu nhằm mục đích gì?
?Khẩu hiệu được trưng bày ở đâu ?
?Có mấy cách trình bày khẩu hiệu? Kể tên một số chất liệu.
?Vẽ màu sắc thường dựa vào yếu tố nào ?
?Kiểu chữ để vẽ khẩu hiệu thường dùng những kiểu chữ nào ?
GV củng cố trên cơ sở HS trả lời.
-Khẩu hiệu là một câu ngắn gọn mang nội dung tuyên truyền, cổ động.
-Dùng khẩu hiệu để kêu gọi hoặc khuyến cáo mọi người làm hay không làm việc gì đó.
-Khẩu hiệu được trưng bày nơi công cộng, dễ nhìn.
-Có thể trình bày khẩu hiệu trên băng dài, hoặc trên các dạng mảng chữ nhật, vuông hoặc hình tròn với chất liệu như giấy, vải, tường, tôn
-Vẽ màu thường dựa vào nội dung câu, tuy nhiên người ta hay sử dụng màu tương phản hoặc bổ túc, màu rõ ràng, dễ đọc.
-Kiểu chữ dùng trong trang trí khẩu hiệu thường nhất quán, tuỳ theo ý nghĩa, nội dung tuyên truyền.
@HD xem hình 1,2,3 SGK tr.90.
?Trong các khẩu hiệu, cách trình bày nào chúng ta nên tránh ?
HĐ 2 : HD cách trình bày khẩu hiệu (8’)
Câu hỏi thảo luận :
?Hãy nêu 4 khẩu hiệu mẫu với chủ đề tự chọn.
?Khi đã có nội dung chúng ta làm gì ?
GV củng cố
-Nội dung :
-CỔNG TRƯỜNG EM SẠCH ĐẸP, AN TOÀN.
-KHÔNG GIỮ, KHÔNG THỬ, KHÔNG HÚT MA TUÝ DÙ CHỈ MỘT LẦN.
-GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH.
-GIỮ GÌN VỆ SINH CHUNG.
-KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI.
-DÙ KHÓ KHĂN ĐẾN ĐÂU CŨNG PHẢI THI ĐUA DẠY TỐT, HỌC TỐT.
@Nhấn mạnh : Chú ý cách ngắt dòng, câu, từ cho hợp lí, tránh cho người khác hiểu sai ý tuyên truyền.
-Khi đã có nội dung chúng ta thực hiện tiếp :
+Sắp xếp chữ thành dòng (1 hoặc 2), chọn kiểu chữ.
+Ước lượng khuôn khổ dòng chữ (cao, ngang) sắp xếp trên giấy cho phù hợp (vẽ phác mảng chữ trước).
+Vẽ phác khoảng cách giữa các chữ.
+Phác nét chữ bề rộng, nhất quán một kiểu chữ trong dòng chữ. Kẻ chữ (có thể vẽ thêm hình minh họa).
+Vẽ màu: Dựa vào nội dung chọn màu, màu tương phản, màu vổ túc.
@HD xem hình SGK tr.96,97.
@Cho HS xem trực quan.
HĐ 3 : HD thực hành (18’)
Kẻ câu 1 khẩu hiệu vẽ màu hoặc cắt dán giấy màu.(trên băng giấy dài hoặc chữ nhật, vuông).A 4
HĐ 4 : Đánh giá kết quả (4’)
GV chọn một số bài cho HS xem, nhận xét, GV củng cố
HĐ 5 : HD về nhà (1’)
-Xem trước bài 6. Chuẩn bị dụng cụ vẽ.
-Mang theo 1lọ, 1 quả hoặc 1 chén / nhóm.
Ghi tựa
Thảo luận
N 1
N 2
N 3
N 4
N 5
N 6
Thảo luận
Thực hành
Ghi
Ghi tựa bài 5
I. Quan sát nhận xét :
-Khẩu hiệu là một câu ngắn gọn mang nội dung tuyên truyền, cổ động.
-Có thể trình bày khẩu hiệu trên băng dài, hoặc trên các dạng mảng chữ nhật, vuông hoặc hình tròn với chất liệu như giấy, vải, tường, tôn
-Kiểu chữ dùng trong trang trí khẩu hiệu thường nhất quán, tuỳ theo ý nghĩa, nội dung tuyên truyền.
-Vẽ màu thường dựa vào nội dung câu, sử dụng màu tương phản hoặc bổ túc.
II. Cách trình bày :
-Tìm nội dung.
-Sắp xếp dòng chữ.
-Phác mảng giữa các khoảng chữ.
-Khoảng giữa cón chữ, kẻ chữ (nhất quán 1 kiểu).
-Vẽ màu : Màu sắc rõ ràng, dễ đọc.
Thực hành : Kẻ câu 1 khẩu hiệu vẽ màu hoặc cắt dán giấy màu.(trên băng giấy dài hoặc chữ nhật, vuông).A 4
Về nhà:
-Xem trước bài 6. Chuẩn bị dụng cụ vẽ.
-Mang theo 1lọ, 1 quả hoặc 1 chén / nhóm.
(TUAN 6)
Tiết 6
Bài 6 : Vẽ theo mẫu
VẼ TĨNH VẬT
(LỌ VÀ QUẢ – VẼ HÌNH)
I. Mục tiêu bài học :
1KT: -HS biết quan sát, nhận xét tương quan tỉ lệ ở mẫu vẽ.
2KN: -HS biết cách bố cục và dựng hình, vẽ được hình có tỉ lệ cân đối và giống mẫu.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một số hình minh họa về bố cục, các bước minh hoạ bảng
-Học sinh : Dụng cụ vẽ, giấy A 4.
-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
-Oån định lớp.(1’)
-Kiểm tra bài học trước, dụng cụ vẽ.(3’)
-Bài dạy (41’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Vào bài :(1’)
?Em hiểu gì về tranh tĩnh vật là gì ?
GV củng cố (ghi tựa),(bày mẫu).
HĐ 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét (7’)
@Mời HS bày mẫu.
?Mẫu được bày đẹp chưa? Đẹp ở điểm nào ?
?Em cho biết mẫu được đặt trên hay dưới tầm mắt ?
?Em hãy nhận xét vị trí của lọ, quả
File đính kèm:
- GAMT 8 2011 2012 New.doc