A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu được tính chất và ý nghĩa cuộc đấu tranh Thiện – Ác, ước mơ, tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân thể hiện trong truyện.
- Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng, truyện cổ tích thần kì nói chung.
- Giáo dục lòng yêu cái Thiện, ý thức đấu tranh vì công lý chính nghĩa, cách sống nhân hậu.
B/ CHUẨN BỊ:
- HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài.
- GV chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm đọc bài, giáo án Power Point
C/ NỘI DUNG LÊN LỚP:
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẤM CÁM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
Hiểu được tính chất và ý nghĩa cuộc đấu tranh Thiện – Ác, ước mơ, tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân thể hiện trong truyện.
Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng, truyện cổ tích thần kì nói chung.
Giáo dục lòng yêu cái Thiện, ý thức đấu tranh vì công lý chính nghĩa, cách sống nhân hậu.
B/ CHUẨN BỊ:
HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài.
GV chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm đọc bài, giáo án Power Point
C/ NỘI DUNG LÊN LỚP:
Kiểm tra đọc bài:
Phiếu kiểm tra trắc nghiệm.
Em hãy trả lời câu hỏi sau khi đọc truyện cổ tích “Tấm Cám”
Câu 1: Người xưa sáng tạo truyện cổ tích thần kì là để:
Ca ngợi những người anh hùng có công lao lớn với cộng đồng.
Nói lên ước mơ về HP, công bằng XH, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
Giải thích các hiện tượng tự nhiên xã hội, nói lên quan niệm của người xưa về thế giới.
Câu 2: Truyện cổ tích thần kì bắt buộc phải có yếu tố thần kì:
Đúng.
Sai.
Câu 3: Thứ đầu tiên mà mẹ con Cám chiếm đoạt của Tấm là:
Cái yếm đỏ.
Con cá bống.
Đôi giày.
Câu 4: Con cá bống có ý nghĩa như thế nào với Tấm?
.........................................
Câu 5: Từ nào còn thiếu trong câu nói sau của mụ dì ghẻ:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là vứt ngoài bờ tre”
Câu 6: Ông Bụt trong truyện cổ tích là kiểu nhân vật chức năng. Vai trò của ông là giúp những ước mơ, khát vọng trở thành hiện thực. Trong truyện này, đó là:
Khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Khát vọng về một cuộc sống giàu tình yêu thương.
Khát vọng về chính nghĩa và lẽ công bằng.
Câu 7 : Từ lúc về giỗ cha, bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm đã hóa thân mấy lần:
Ba lần.
Bốn lần.
Năm lần.
Câu 8: Vật hóa thân cuối cùng của Tấm là:
Cây xoan đào.
Cái khung cửi.
Quả thị.
Miếng trầu.
Câu 9: Có hai vật bình dị đã giúp Tấm gặp vua, tìm được hạnh phúc, đó là:
Miếng trầu và chiếc giày.
Quả thị và miếng trầu.
Chiếc giày và cây xoan đào.
Câu 10: Yếu tố nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì:
Tuyến nhân vật đối lập.
Thủ pháp phóng đại.
Kết thúc có hậu.
.
Sửa bài trắc nghiệm đọc bài
Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: a Câu 4: người bạn, nguồn an ủi động viên tinh thần
Câu 5: mảnh chĩnh Câu 6: c Câu 7: b Câu 8: c Câu 9: a Câu 10:b
(Câu 4, 6 không sửa, để giải quyết trong bài học)
Bài mới:
I/ Giới thiệu:
1. Truyện cổ tích:
- Phân loại:
+ Cổ tích loài vật.
+ Cổ tích thần kì.
+ Cổ tích sinh hoạt.
- Truyện cổ tích thần kì::
ú Có yếu tố thần kì.
ú Thể hiện ước mơ về HP, công bằng XH, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
ú Kết cấu phổ biến: nhân vật chính (thường là những con người bất hạnh) trải qua những hoạn nạn, cuối cùng hưởng HP, đạt mơ ước.
2. Truyện Tấm Cám:
- Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kỳ, là 1 trong những câu chuyện cổ tích hay của VN. Kiểu truyện phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới: Lọ Lem (Pháp), Xinđêrêla, Nàng Diệp Hạn (TQ) Tua Gia – Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (Thái).
HS kể tóm tắt câu chuyện
Tóm tắt bằng sơ đồ hình ảnh trên Power Point
II/ Tóm tắt:
- Truyện kể về số phậncủa Tấm, một cô gái mồ côi. Sau bao lần bị hãm hại, cuối cùng Tấm trở thành hoàng hậu, được hưởng hạnh phúc.
- Bố cục:
+ Khi Tấm còn ở nhà.
+ Khi Tấm đã trở thành hoàng hậu.
III/ Tìm hiểu truyện:
Mâu thuẩn xung đột chính của truyện là giữa Tấm >< Cám, dì ghẻ.
Tấm
- Mồ côi mẹ, phải làm lụng vất vả.
-> Bất hạnh thiệt thòi (kiểu nhân vật bất hạnh phổ biến trong TCT).
Dì ghẻ và Cám
-Dì ghẻ cay nghiệt với Tấm, Cám được nuông chiều -> Đối lập với Tấm, thế áp bức, bất công.
Mâu thuẫn dì ghẻ– con chồng phổ biến trong XH cũ
(“Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng”)
1.Lúc Tấm còn ở nhà:
* Câu chuyện cái yếm đỏ:
- Chăm chỉ bắt tép, mong nhận được yếm đỏ.
(Yếm đỏ: vật thưởng khẳng định giá trị, phẩm chất con người: siêng năng cần mẫn, đảm đang khéo léo, giỏi giang + cái duyên đáng của người con gái.
- Lừa lấy giỏ tép, đoạt mất yếm đỏ ->Hành động ngang ngược, trắng trợn, bất chấp phải trái.
-> Chiếm đoạt quyền lợi vật chất, chà đạp phũ phàng lên sự công bằng, lên ước mơ nhỏ nhoi
* Câu chuyện con cá bống:
- Con cá bống: người bạn, người chia sẻ, người an ủi, quan tâm (câu hát là niềm vui xốn xang được bầu bạn, chia sẻ, được có người yêu quý)
- Lừa Tấm đi chăn trâu, bắt bống ăn thịt ->vùi dập niềm vui, niềm an ủi nhỏ bé cuối cùng. (h/a cục máu: tích tụ oán hờn, đau đớn, oan ức, tố cáo dã tâm, tội ác của mẹ con Cám).
* Câu chuyện đi xem hội:
- Không được đi xem hội (dự hội: niềm vui tinh thần mà mọi người bình thường đều được hưởng),
-> trở thành một thứ con ở, nô lệ, mất quyền của con người bình thường.
- Bắt Tấm nhặt thóc trộn gạo, không cho đi xem hội -> ngăn chặn không cho hưởng niềm vui tinh thần nào, chút quyền lợi nào, dù là nhỏ bé nhất
-> Chăm chỉ hiền lành, khát khao được vui chơi, hạnh phúc nhưng bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động (chỉ biết khóc khi bị hãm hại) Phản ứng trước bất công yếu ớt, song đó là ý thức đầu tiên về sự công bằng.
-> Hết sức độc ác, nhẫn tâm, nhỏ nhen, xảo trá (miệng lưỡi ngọt nhạt nhưng đầy mưu mô- “miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm”:“Chị Tấm ơi... Hôm nay con đi...
=> Hiện thân của cái Thiện, những phẩm chất tốt đẹp của con người.
=> Hiện thân của cái Ác, cái xấu xa sự bất công trong quan niệm đạo đức của nhân dân.
Tuyến nhân vật đối lập
=> Mâu thuẫn gia đình trở thành xung đột xã hội ngày càng gay gắt
- Được Bụt giúp, Tấm có quần áo đẹp, được đi xem hội, được gặp vua và trở thành hoàng hậu. –> yếu tố thần kỳ.
( Bụt:
+ Nhân vật thần kỳ có quyền lực vô biên, hiền từ, cứu giúp người nghèo khổ bất hạnh.
+ Nhân vật đặc trưng của truyện CT thần kỳ (tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của loại truyện này).
(Chiến thắng trong TCT là chiến thắng của niềm mơ ước chứ không phải chiến thắng của cuộc đời thực, vì thế nhân vật chính luôn nhận được sự phù trợ của các lực lượng siêu tự nhiên)
Chi tiết chiếc giày là một hình ảnh đẹp đẽ thơ mộng trong câu chuyện. Nhờ chiếc giày mà Tấm có được so sánh nổi trội so với Cám, chiếc giày là chi tiết độc đáo để dẫn dắt câu chuyện. TCT nàng Lọ Lem cũng có chi tiết này, nhưng truyện Tấm Cám có cách kể rất VN: giày thêu, rơi giày chỗ lội, voi vua đi qua kêu rống lên...
Câu chuyện có thể kết thúc tại đây, nhưng quá trình trưởng thành của nhân vật, hoàn thiện tư tưởng vươn lên đấu tranh để bảo vệ cần tiếp tục cho trọn vẹn. Vì thế, xung đột trước đây trong gia đình trở thành xung đột gay gắt hơn khi Tấm trở thành hoàng hậu.
2. Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu:
Quá trình hoá thân:
- Bị chết đuối -> chim vàng anh
- Chim bị giết -> cây xoan đào
- Cây bị chặt -> khung cửi
- Khung cửi bị đốt -> quả thị
- Đẵn gốc cau giết Tấm.
- Giết chim, vứt lông ngoài đường.
- Chặt cây xoan đóng khung cửi.
- Đốt khung cửi, đổ tro ra đường.
-> Vật thần kì:
+ những vật bình dị thân thương của cuộc sống dân dã
+ những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.
(VD: miếng trầu têm cánh phượng: “Trầu này trầu tính trầu tình, trầu têm cánh phượng, trầu mình, trầu ta”)
(Yếu tố kì ảo không còn là yếu tố quyết định chiến thắng. Đó chỉ là nơi Tấm hoá thân để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn. Cô Tấm hiền lành vừa bị giết chết, 1 cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. Cái Thiện không chịu chết oan ức trong im lặng đã vùng dậy)
Mỗi lần Tấm sống dậy, mẹ con Cám lại tìm cách tiêu diệt, chặn mọi con đường trở về với cuộc đời.
(Chỉ đến khi sống trong lòng quả thị, trong tấm lòng thơm thảo của bà cụ hàng nước, cái ác mới bất lực. Cái vũ khí yêu thương nhân hậu có sức mạnh hơn ngàn lần cái Ác)
-> Tích cực, chủ động, quyết liệt trong đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.
-> Truy bức ráo riết, vùi dập hãm hại đến cùng. Sự hãm hại càng ngày càng nghiệt ngã tàn khốc
Cái Thiện có sức sống mãnh liệt, không cam chịu thất bại, vượt lên mọi khắc nghiệt để tồn tại
Cái Ác:
+ Không dung tha, không chấp nhận sự tồn tại của cái Thiện.
+ Muốn chiếm hữu, chế ngự, thống lĩnh toàn bộ cuộc sống
Xung đột trở thành cuộc đấu tranh quyết liệt để tồn tại, một mất một còn
- Trở lại thành người, tái hợp với vua, xinh đẹp hơn xưa.
-> Chiến thắng tất yếu theo quan niệm của nhân dân “ở hiền gặp lành”.
-> Kết thúc có hậu -> đặc trưng nghệ thuật của truyện cồ tích thần kỳ
Bị trừng trị đích đáng
-> Đúng lẽ công bằng theo quan niệm nhân dân:gieo gió gặt bão
* Sự trừng phạt của Tấm:
+ Đúng với quan niệm báo ứng nhân quả, và mong ước của ND về lẽ công bằng.
+ Không thể có chọn lựa nào khác khi xung đột T –A đã trở thành xung đột mất còn.
+ Trong thực tế cuộc sống nghiệt ngã, người lao động luôn là người thua thiệt. Cách giải quyết ấy là chiến thắng trong mơ ước để vượt lên thực tế.
(Tuy nhiên cách trừng phạt này cũng quá ghê rợn – So sánh với cách xử sự của Thạch Sanh với mẹ con Lý Thông)
III/ Tổng kết:
Nghệ thuật:
+ Mang những yếu tố nghệ thuật đặc trưng của TCT thần kì: yếu tố thần kì, tuyến nhân vật đối lập, kết thúc có hậu.
+ Tạo xung đột gay gắt, tăng tiến..
+ Chi tiết, hình ảnh bình dị, gần gũi, giàu sức biểu cảm.
+ Lời nói nhân vật có vần điệu, nhịp nhàng.
Nội dung: câu chuyện:
+ Phản ánh xung đột gia đình, xung đột xã hội thời cổ.
+ Sức sống mãnh liệt của sự sống, của cái Thiện.
+ Niềm tin vào công lí chính nghĩa
D/ CỦNG CỐ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
“Truyện cổ tích đi giữa đôi bờ hư và thực” nhưng:
Ta lớn lên với niềm tin rất thật
Dẫu bao nhiệu khó nhọc trên đời
Dẫu bao nhiêu cay đắng dập vùi
Rồi cô Tấm sẽ về làm hoàng hậu
Cây khế ngon có phượng hoàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất – người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến, gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu chân thật đón ta vào
Ta nghẹn ngào- đất nước Việt Nam ơi !
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm).
Tấm Cám không chỉ là câu chuyện thần kỳ của trẻ em. Người lớn có thể đọc ở đó niềm tin yêu, lạc quan vào những gì tốt đẹp của cuộc sống. Tấm Cám còn là câu chuyện của những ước mơ đẹp, những ước mơ giúp ta lớn hơn, vươn đi xa hơn. Truyện mang đậm bản sắc, tâm hồn người Việt, là di sản quý báu về bản sắc của tâm hồn Việt mà thế hệ trẻ cần giữ gìn để hoà nhập mà không hoà tan trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
E/ DẶN DÒ:
File đính kèm:
- Giao an Tam Cam-Loi-Chau Duc.doc