A. Nội dung kiến thức cần đạt
- Nắm được các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói (viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Giáo dục thái độ và hành vi phù hợp trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Nội dung kiến thức cần đạt
Nắm được các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp; hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói (viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
Giáo dục thái độ và hành vi phù hợp trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Chuẩn bị của thầy và trò
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 ban Cơ bản.
Sách thiết kế bài giảng, hướng dẫn soạn bài, sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 1 ban Cơ bản.
Một vài đoạn clip trao đổi, giao tiếp hàng ngày; một vài tranh ảnh thuộc các lĩnh vực hội họa, điêu khắc...
Dẫn vào bài mới
Nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí có một phát hiện thú vị về loài kiến. Theo ông, loài kiến cũng biết giao tiếp, chúng trao đổi thông tin khi chạm đầu vào nhau trên đường di chuyển. Với loài người, hoạt động giao tiếp cũng chính là điều kiện quan trọng để tồn tại và phát triển. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, diễn ra thường xuyên của con người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi là ngôn ngữ (nói và viết). Để thấy được điều đó, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu 1 – SGK/14
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
1. Ngữ liệu 1
GV yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu trong SGK theo hình thức phân vai. Các học sinh khác theo dõi và trả lời các câu hỏi hướng dẫn:
- Hoạt động giao tiếp (HĐGT) được văn bản (VB) trên ghi lại giữa các nhân vật giao tiếp (NVGT) nào? Hai bên có quan hệ và cương vị với nhau như thế nào?
I – Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Ngữ liệu 1
Văn bản đã cho ghi lại hoạt động giao tiếp giữa các nhân vật giao tiếp sau:
Vua Trần à người đứng đầu đất nước à bề trên.
Các bô lão à người đại diện cho nhân dân à bề dưới
à GV nhận xét: chính cương vị trên – dưới ấy đã quy định việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp: từ xưng hô (bệ hạ ), từ thể hiện thái độ ( xin, thưa ), sử dụng câu nói tỉnh lược chủ ngữ ( giao tiếp trực diện )
à GV chốt: nhân tố thứ nhất của HĐGT: NHÂN VẬT GIAO TIẾP.
Trong HĐGT trên, các NVGT lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào? Người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
à GV nhận xét: như vậy ở đây có sự luân phiên thay đổi vai người nói – người nghe, cũng là sự luân phiên 2 quá trình của HĐGT: TẠO LẬP VĂN BẢN – LĨNH HỘI VĂN VẢN
Có 4 lượt lời diễn ra trong HĐGT đã cho trong VB:
Lượt 1:
+ Vua Trần: “trịnh trọng hỏi” à người nói à tạo lập VB.
+ Các bô lão lắng nghe à người nghe à lĩnh hội VB.
Lượt 2:
+ Các bô lão: “xôn xao tranh nhau nói” à người nói à tạo lập VB.
+Vua Trần: lắng nghe à người nghe à lĩnh hội VB.
Lượt 3:
+ Vua Trần: “hỏi lại một lần nữa” à người nói à tạo lập VB.
+ Các bô lão: lắng nghe à người nghe à lĩnh hội VB.
Lượt 4:
+ Các bô lão: “muôn miệng một lời” hô “Đánh!” à người nói à tạo lập VB.
+ Vua Trần: lắng nghe à người nghe à lĩnh hội VB.
- HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh sau:
Địa điểm: điện Diên Hồng.
Thời điểm: quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 (1285).
à GV chốt: nhân tố thứ hai của HĐGT: HOÀN CẢNH GIAO TIẾP.
- HĐGT trên hướng vào nội dung gì?
HĐGT trong VB hướng vào 2 nội dung chính:
Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp.
Bàn về kế sách đối phó với tình trạng trên (nên “hòa” hay nên “đánh”).
à GV chốt: nhân tố thứ ba của HĐGT: NỘI DUNG GIAO TIẾP
- Mục đích của cuộc giao tiếp (hội nghị) là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?
- Cuộc giao tiếp trên hướng tới mục đích: thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích khi toàn hội nghị đồng lòng quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông xâm lược.
à GV chốt: nhân tố thứ tư của HĐGT: MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
- Phương tiện tiến hành giao tiếp trong HĐGT này là gì? Cách thức giao tiếp của vua Trần và các bô lão là gì?
- Phương tiện giao tiếp trong HĐGT này chủ yếu bằng ngôn ngữ, ngoài ra còn có cử chỉ, động tác, thái độ...
- Cách thức giao tiếp: trực tiếp
à GV chốt: nhân tố thứ năm của HĐGT: PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP VÀ CÁCH THỨC GIAO TIẾP.
Hoạt động 2: Tổng kết những vấn đề chính
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Sau khi hoàn thành việc tìm hiểu Ngữ liệu 1, GV yêu cầu học sinh sử dụng thao tác tổng hợp kiến thức để trả lời các câu hỏi mang tính tổng kết vấn đề như:
- Em hiểu thế nào hoạt động giao tiếp? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) , nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động “liên cá nhân” nhằm:
+ Trao đổi thông tin
+ Trao đổi tư tưởng tình cảm
+ Tạo lập quan hệ xã hội
- HĐGT bằng ngôn ngữ bao gồm mấy quá trình? Đó là những quá trình nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Mỗi HDDGT bằng ngôn ngữ bao gồm 2 quá trình:
Tạo lập VB (do người nói, người viết thực hiện).
Lĩnh hội VB (do người nghe, người viết thực hiện).
à Hai quá trình này quan hệ tương tác với nhau.
- HĐGT bằng ngôn ngữ chịu sự chi phối của mấy nhân tố? Đó là những nhân tố nào?
HĐGT bằng ngôn ngữ chịu sự chi phối của 5 nhân tố:
Nhân vật giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp.
Nội dung giao tiếp.
Mục đích giao tiếp.
Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hoạt động 3: Dựa trên kết quả của hoạt động 1 và hoạt động 2
để giải quyết ngữ liệu 2
GV yêu cầu HS nhớ lại những nội dung chính của bài Tổng quan văn học Việt Nam, sau đó chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi trong SGK. Kết quả làm việc của nhóm được trình bày trên bảng. GV theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Nhóm 1: Thông qua VB đó, HĐGT diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp...?)
Các nhân vật giao tiếp:
Người viết: tập thể tác giả à ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, trình độ hiểu biết (về văn học) cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Người đọc: tập thể học sinh lớp 10 à trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
- Nhóm 2: HĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào?
HĐGT này được tiến hành trong hoàn cảnh “quy phạm”, tức là có tổ chức, có mục đích, có nội dung và được thực hiện theo chương trình mang tính pháp lý của nhà trường.
- Nhóm 3: Nội dung giao tiếp (thông qua VB đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
- Nội dung giao tiếp của VB thuộc lĩnh vực Lịch sử văn học, với đề tài Tổng quan vă học Việt Nam, bao gồm những vấn đề cơ bản như:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
+ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
- Nhóm 4: HĐGT thông qua VB đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phía người đọc)?
Mục đích giao tiếp của VB đã cho:
Người viết: cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát về văn học Việt Nam.
Người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát về các bộ phận và tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam.
- Nhóm 5: Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật?
Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức của VB đã cho có đặc điểm sau:
Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học xã hội, chuyên ngành Ngữ văn, như: văn học, văn học dân gian, văn học viết, thể loại, văn xuôi, thơ...
Văn bản có kết cấu rõ ràng với đề mục lớn nhỏ lớp lang, thể hiện:
+ Tính mạch lạc: các đề mục lớn nhỏ cho biết các phần được tách bạch, thể hiện tính độc lập tương đối về nội dung.
+ Tính chặt chẽ: nội dung được trình bày ở mỗi đề mục lớn nhỏ lần lượt tập trung làm sáng tỏ cho tiêu đề của VB là Tổng quan văn học Việt Nam.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK/15. Học thuộc và ghi nhớ những vấn đề trọng tâm của bài học.
Các vấn đề trọng tâm cần ghi nhớ:
Khái niệm Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Năm nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Củng cố và dặn dò
- Học thuộc lòng phần lý thuyết của bài học.
- Làm các bài tập trang 20, 21, 22.
- Soạn bài mới : Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
File đính kèm:
- Hoat dong giao tiep bang ngon ngu (tiet 1) - chi tiet den tung chi tiet.doc