Giáo án lớp 1 - Tuần 20

I. Mục đích, yêu cầu

 TĐ: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .

 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây.

 KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện )

 KNS : Thể hiện sự tự tin ; Kĩ năng giao tiếp

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ 2 ngày 21 tháng 1 năm 2013 Tập đọc - kể chuyện ở lại với chiến khu I. Mục đích, yêu cầu TĐ: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật . - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây. KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện ) KNS : Thể hiện sự tự tin ; Kĩ năng giao tiếp II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học Tập đọc A. Bài cũ: Hai HS đọc lại bài "Báo cáo kết quả tháng thi đua..." Trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài học. 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp Bốn HS đọc 4 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 ? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? - Một HS đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm ? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ "ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại" ? Thái độ của các bạn sau đó thế nào? ? Vì sao Lượm và các bạn nhỏ không muốn về nhà? ? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 ? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào? 4. Luyện đọc lại GV chọn đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Một vài HS đọc lại đoạn văn. Một HS đọc bài văn. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ chuyện HS kể từng đoạn câu chuyện . 2. Hướng dẫn kể truyện theo tranh. - HS quan sát 4 tranh minh hoạ. - Bốn HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh - Một HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___________________________________ Toán T96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng I. Mục tiêu: Giúp HS : - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ Hai HS làm lại bài tập 3, 4 tiết trước. GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu điểm ở giữa. GV vẽ lên bảng hình như SGK. GV nhấn mạnh A,O, B là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A , điểm O rồi điểm B (hướng từ trái sang phải) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Khái niệm "điểm ở giữa" xác định "vị trí" điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O nhưng với điều kiện là 3 điểm phải thẳng hàng.) - Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên. 2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng GV vẽ hình như SGK: GV nhấn mạnh các điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB: + M là điểm ở giữa hai điểm Avà B + AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM, bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm) - Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm ttrên. 3. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: yêu cầu HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng, điểm ở giữa hai điểm,... Bài tập 2:, 3 : Yêu cầu HS giải thích được tại sao là trung điểm, tại sao không là trung điểm? IV. Củng cố, dặn dò GV nhận xét chung tiết học __________________________________ Tự nhiên và xã hội Ôn tập Xã hội I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Kể tên các kiến thức đã học về xã hội. - Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. - Yêu quý gia đình, trường học của mình. - Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống. II.Chuẩn bị: Một số thăm có nội dung các câu hỏi III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. Nội dung câu hỏi 1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai? 2. Kể về họ nội, họ ngoại của em? 3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà? 4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập? 5. Nêu những trò chơi lành mạnh? 6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh? 7. Kể các hoạt động ở bưu điện? 8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh? 9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh? 10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị? 11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người? 13. Nêu cách xử lí rác? HĐ2. GV kết luận, nhận xét tiết học. ____________________________________ Buổi 2 Đạo đức Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) I. Mục tiêu Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bố bạn, do đú cần phải đoàn kết, giỳp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc , màu da , ngôn ngữ … HS tớch cực tham gia vào cỏc hoạt động giao lưu, biểu lộ tỡnh đoàn kết với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức . KNS : Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế ; Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế ; Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em . 1. HS biết được: Trẻ em có quyền được tự do giao kết bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 2, HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3, HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II. Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tinh thần đoàn kết Thiếu nhi Quốc tế - Các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung 2. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình cảm hữu nghị với Thiếu nhi các nước. Các nhóm thảo luận xem viết thư cho những nước nào? Nội dung thư viết những gì? Các nhóm tiến hành viết, mỗi nhóm viết một bức thư. Các nhóm đọc thư trước lớp, cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm viết thư hay. 3.Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. HS hát, múa, đọc thơ, biểu diễn tiểu phẩm... về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. GV tổng kết giờ học. _____________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập Tiết1 I. Mục tiờu: - Luyện đọc bài : Thánh Gióng - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài . II. Cỏc hoạt động dạy học: * HĐ1: Giới thiệu bài * HĐ2: Luyện đọc truyện Thánh Gióng Trang 3 VTH - GV đọc mẫu - HS đọc nối tiếp theo câu - Đọc nối tiếp đoạn - HS luyện đọc truyện theo nhóm - Gọi đại diện một số nhóm thi đọc trước lớp * HĐ3: Hướng dẫn tỡm hiểu bài - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm ( Bài 2 tr 4 VTH ) . - HS thảo luận chon ý đúng trả lời - HD HS làm bài tập 3: Trả lời câu hỏi khi nào? * Luyện đọc lại : GV tổ chức thi đọc theo vai . - Cả lớp theo dõi , bình chọn bạn đọc hay nhất . III. Củng cố - dặn dũ __________________________________ Tự học ( Tự nhiên và Xã hội): ôn tập I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Hệ thống các kiến thức đã học về tự nhiên, xã hội. - Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình. - Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống. II.Chuẩn bị: Một số thăm có nội dung các câu hỏi III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "Hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. Nội dung câu hỏi 1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai? 2. Kể về họ nội, họ ngoại của em? 3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà? 4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập? 5. Nêu những trò chơi lành mạnh? 6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh? 7. Kể các hoạt động ở bưu điện? 8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh? 9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh? 10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị? 11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người? 13. Nêu cách xử lí rác? Hoạt động 2:. GV kết luận, nhận xét tiết học. ___________________________________ Tiếng Anh GV chuyên dạy ___________________________________ Thứ 3 ngày 22 tháng 1 năm 2013 Buổi 1 Âm nhạc GV chuyên dạy ____________________________________ Anh văn GV chuyên dạy ___________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. - Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Một HS lên bảng làm bài tập 3 (SGK) Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. B. Hướng dẫn HS làm bài tập GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm một số bài. Chữa bài tập Bài 1: HS điền vào chỗ trống: AM = MB; BN = NC DP = PD; AQ = QD Bài tập 2, 3 Đổi chéo vở kiểm tra nhau. Bài 4 Hai HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. III. Củng cố, dặn dò ___________________________________ Chính tả ở lại với chiến khu I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn của truyện: ở lại với chiến khu Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải (hoặc làm bài tập điền vần uôt, uôc) II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn... Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả GV đọc đoạn viết trong bài ở lại với chiến khu Hai HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi SGK. Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì? Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào? HS tự viết vào nháp những từ khó. Tìm các tên riêng trong bài viết chính tả, các tên riêng đó được viết như thế nào? HS đọc thầm lại đoạn văn, viết vào vở nháp những từ dễ viết sai để ghi nhớ. - GV đọc cho HS viết bài. - Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập. HS làm các bài tập trong VBT tiếng Việt GV theo dõi, chấm một số bài, chữa bài: Bài tập 2: a. sấm và sét, sông b. Ăn không rau như đau không thuốc Cơm tẻ là ruột Cả gió thì tắt đuốc Thẳng như ruột ngựa III. Củng cố, dặn dò ___________________________________ Buổi 2 Tập viết Ôn chữ hoa : N I. Mục đích, yêu cầu - Củng cố cách viết chữ hoa N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng II. Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa N, Nguyễn Văn Trỗi II. Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài B. Bài mới a. Luyện viết chữ hoa - Tìm những chữ hoa có trong bài? N ( Ng), Nh, V T (Tr)) - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS thực hành luyện viết vào vở nháp. b. Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc Nguyễn Văn Trỗi GV giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964) Là anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ quê ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam... GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp. c. Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng GV giúp HS hiểu : Nhiễu điều là mảnh vải đỏ người xưa thường phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải gắn bó, yêu thương, đoàn kết với nhau. - HS luyện viết: Người, Nhiễu 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ, HS viết vào vở. 4. Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét, tiết học. - Biểu dương những HS viết chữ đẹp, có tiến bộ. ___________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập . Tiết 2 ( Tuần 19) I.Mục tiêu : - Luyện làm một số bài tập chính tả điền âm , vần , tiếng thích hợp vào chỗ trống - Củng cố về biện pháp nhân hoá . II.Hoạt động dạy học HĐ1 : Giói thiệu nội dung , yêu cầu giờ học HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 Tiết 2 trang 5,6 vở Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 Gọi1 HS trả lời miệng . Cả lớp nhận xét . HS tự làm bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 ? Bài tập 2 yêu cầu gì . ( Củng cố về chính tả điền âm , vần ) Gọi 1 HS điền miệng . Cả lớp theo dõi nhận xét . HS làm bài , Gọi đọc bài làm trước lớp , cả lớp nhận xét . GV nhận xét , chốt lại ý đúng . Gọi HS đọc yêu cầu bài. 3 ? Bài tập yêu cầu đọc đoạn thơ và điền thông tin còn thiếu vào bảng. GV hướng dẫn , gợi ý HS làm bài Gọi HS lên bảng chữa bài , cả lớp theo dõi ,nhận xét . III. Củng cố dặn dò : __________________________________ HĐNG Chủ điểm tháng 1: ngày tết quê em Làm bưu thiếp chúc tết, làm hoa giấy I. Mục tiờu - HD HS biết làm bưu thiếp chúc Tết ( hoặc hoa giấy ) để chúc, tặng bạn bè,người thân …nhân dịp năm mới. II. Chuẩn bị: Bìa màu khổ A4 hoặc giấy bìa trắng. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, giây thép, que làm cành hoa. Giấy vẽ, bút màu, bút chì. Các loại bưu thiếp cũ. III. . Hoạt động dạy học: HĐ1. Kiểm tra đồ dùng của HS. Nhận xét. HĐ2. HD HS quan sát, nhận xét các mẫu bưu thiếp cũ và hoa giấy ngày Tết. HĐ3. HD HS cách làm bưu thiếp hoặc hoa giấy. GV HD HS cách làm bưu thiếp hoặc hoa giấy *Cách làm hoa giấy. Bước 1 :Cắt cánh hoa. Làm bông hoa. Làm nhị hoa. Làm đài hoa. Bước 2: Cột hoa vào cành. Tạo lá. Bước 3: Trưng bài sản phẩm. HĐ4. Cho HS trưng bày sản phẩm. Khen ngợi những đôi bàn tay khéo léo. - Nhận xét,đánh giá giờ học. _____________________________________ Thể dục ôn đội hình đội ngũ I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. Trò chơi: "Thỏ nhảy". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. Dậm chân theo một hàng dọc xung quanh sân. Trò chơi: "Có chúng em" 2. Phần cơ bản - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc: 12-15 phút Chia lớp luyện tập theo khu vực đã quy định, các tổ trưởng điều khiển tổ mình tập, GV theo dõi và giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt. - Trò chơi "Thỏ nhảy" Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy chụm hai chân về phía trước, ai nhảy đúng và nhảy nhanh về tới đích trước là thắng (chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân đầu gối hơi khuỵu) . Hàng thứ nhất thực hiện xong về vị trí cuối hàng, hàng thứ hai cứ tiếp tục như vậy cho đến hết hoặc có thể quy định trong mỗi lần chơi, mỗi em chỉ bật nhảy 3 lần, em nào bật xa nhất em đó thắng. Sau một số lần chơi, GV có thể chọn những em nhất của từng đợt và thi với nhau để chọn người vô địch. - GV nêu tên trò chơi - Kẻ vạch xuất phát, đích cách nhau 8 mét. Thi đua chơi giữa các tổ Tuyên dương em vô địch. 3. Phần kết thúc: GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét chung tiết học. Về nhà ôn lại bài thể dục. _____________________________________ Thứ 4 ngày 23 tháng 1 năm 2013 Mĩ thuật GV chuyên dạy ___________________________________ Tập đọc Chú ở bên Bác Hồ I. Mục đích, yêu cầu - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài. Hiểu nội dung của bài: Em bé ngây thơ nhớ người chú bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Bài thơ nói lên tình thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc (các liệt sỹ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng những người dân). KNS : Thể hiện sự cảm thông ; Kiềm chế cảm xúc ; Lắng nghe tích cực . II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện ở lại với chiến khu, trả lời câu hỏi nội dung bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu b. GV hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp mỗi em đọc 2 dòng thơ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ hai lượt. - Giúp HS nắm đựơc nghĩa các từ chú giải cuối bài. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Ba HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ - Một HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Một HS đọc thành tiếng khổ thơ 1, 2 cả lớp đọc thầm lại và trả lời: ? Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? - Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3 ? Khi Nga nhắc đế chú, thái độ của ba và mẹ ra sao? ? Vì sao những chiến sỹ hy sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? 4. Học thuộc lòng bài thơ GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng __________________________________ Toán So sánh các số trong phạm vi 10000 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. - Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm các số. củng cố mối quạn hệ về một số đơn vị đo đại lượng cùng loại. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Một HS làm lại bài tập 3 trang (SGK) Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Hướng dẫn HS nhận biết và so sánh các số trong phạm vi 10000. Chẳng hạn: a. So sánh hai số có các chữ số khác nhau GV viết lên bảng 999 ... 1000 và yêu cầu HS điền dấu thích hợp (, =) vào chỗ trống rồi giả thích tại sao lại điền dấu đó. 999 < 1000 Điền dầu < vì 999 + 1 = 1000 hoặc 999 ứng với vạch đứng trước 1000 trên tia số hoặc 999 có ít chữ số hơn 1000 Hướng dẫn HS so sánh 9999 với số 10000 HS tự làm và khuyến khích HS nhận xét được : Trong hai có số chữ số khác nhau, số nào ít chữ số hơn số đó bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn số đó lớn hơn. Vạy 9999 < 10000 b. So sánh các số có số chữ số khác nhau VD1: So sánh 9000 với 8999 HS làm và nêu cách so sánh. VD2: So sánh số 5679 với số 5580 HS nêu được nhận xét chung như bài học Gọi hai HS nhắc lại. 2. Hướng dẫn HS làm bài tâp trong vở bài tập toán. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. Chấm một số bài, chữa bài. Bài tập 1 : HS nối tiếp đọc kết quả Bài tâp 2: Ba HS đọc kết quả. Bài tập 3: Đổi chéo vở kiểm tra Bài 4: Một HS lên bảng trình bày bài giải Chu vi của hình vuông là : 4 x 4 = 16 (cm) Đáp số : 12 cm IV. Củng cố, dặn dò Khen những HS làm bài tốt. ___________________________________ Chính tả Trên đường mòn Hồ Chí Minh I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả. 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s/x; uôt/ uôc) II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp: sấm sét, xe sợi, chia sẻ. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc một lần đoạn viết chính tả, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả, GV hỏi: Đoạn văn nói lên điều gì? (Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc) Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, tự viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả. - GV đọc - HS viết bài - Chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. GV nêu yêu cầu bài tập 1, bài tập 2. HS làm vào vở. GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: a, sáng suốt, xao xuyến, sónh sánh, xanh xao. b, gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà. Bài tập 2: HS nối tiếp đặt câu III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét. Yêu cầu những HS chưa làm xong bài tập 3 buổi chiều làm tiếp. __________________________________ Buổi 2 Tin học GV chuyên dạy ______________________________ Anh văn GV chuyên dạy ____________________________________ Thủ công Ôn tập chương 2: Cắt dán chữ cái đơn giản I. Mục tiêu - Đánh giá kiến thức, kỷ năng cắt dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS. - Yêu thích môn học II. Phương tiện Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương 2. Giấy, kéo, hồ dán,... III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Củng cố lý thuyết ? Nêu tên các chữ cái đã được cắt, dán ở chương 2. ? Độ cao của mỗi chữ cái là mấy ô. ? Khi dán các chữ cái em lưu ý điều gì. GV cho HS quan sát lại các chữ mẫu. 2. HĐ2. Thực hành HS thực hành kẻ, cắt dán lần lượt các chữ: I, T, H, U, V, E, VUI VE GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. Lu ý các em cẩn thận khi dùng kéo. 3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm GV đánh giá sản phẩm, tuyên dương những em có sản phẩm đúng, đẹp. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. _________________________________ Tự nhiên và xã hội Thực vật I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Cây đều có rễ , thân , lá , hoa và quả - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. - Vẽ và chỉ được thân , rễ , lá , hoa , quả một số cây. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên - Chia nhóm phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS quan sất cây cối ở khu vực các em được quan sát. - Nhóm trưởng điều khiển các nhóm làm việc theo trình tự sau: + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công. + Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây đó. + Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung GV kết luận: xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. GV có thể giớ thiệu một số cây trong SGK trang 76, 77 2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS lấy giầy và bút ra vẽ một hoặc vài cây mà em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp vẽ tiếp. Tô màu và viết tên cây. Cá nhân dán bài của mình trước lớp, yêu cầu một số HS giới thiệu về tranh của mình GV cùng HS nhận xét đánh giá bức tranh vẽ của lớp. III. Tổng kêt, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những HS ý thức học tập tốt. ___________________________________ Thứ 5 ngày 24 tháng 1 năm 2013 Tiếng Anh GV chuyên dạy ___________________________________ Thể dục GV chuyên dạy _______________________________ Luyện từ và câu Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy I. Mục đích, yêu cầu - Mở rộng vốn từ về dấu phẩy. - Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu - điều này GV không cần nói với HS. II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Hai HS nhắc lại: Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài "Anh Đom Đóm" Nhận xét, đánh giá. B. Hướng dẫn làm bài tập - Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi SGK. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Ba HS lên bảng thi làm đúng, làm nhanh. GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập GV hỏi HS đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung để kể được một vị anh hùng như thế nào; GV nhăc HS kể tự do thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước... HS thi kể. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng, kể ngắn gọn, rõ ràng. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn. (Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ trống sâu mỗi câu in nghiêng?). GV nói thêm về anh hùng Lê Lai Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét, sửa sai. GV chốt lại lời giải đúng. III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt. __________________________________ Toán T99: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về so sánh các số trong phạm vị 10000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Hai HS làm lại bài tập 3 Cả lớp nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài 2. Thực hành GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài. Bài tập 1: Hướng dẫn HS làm cá nhân, sau đó lên bảng mỗi em đọc một phép so sánh. Khuyến khích HS nêu vì sao chọn dấu nào đó hoặc tại sao số này lớn hơn (bé hơn) số kia. Ví dụ: 6

File đính kèm:

  • doct20,l3.doc
Giáo án liên quan