I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám.
2. Kĩ năng
- Trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
Giáo dục niềm tự hào về lãnh tụ HCM
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Các tư liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung bài đã học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 27+28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 11/5/2020
TIẾT 27: BÀI 23:
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám.
2. Kĩ năng
- Trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
Giáo dục niềm tự hào về lãnh tụ HCM
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Các tư liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung bài đã học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Được sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh nhân
dân ta đã nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước, lập ra
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cuộc tổng khởi nghĩa có ý
nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi được thể hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu
nội dung bài học hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Nội dung Hoạt động của GV – HS
II. Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám
SGK
(Hướng dẫn Hs thống kê những sự kiện
tiêu biểu)
2
III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân
thành công của cách mạng tháng Tám.
+ Ý nghĩa:
- Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám là
sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan
hai xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai
vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một
nước độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho
dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Cổ vũ nhân dân các nước
thuộc địa và phụ thuộc; góp phần củng cố
hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng,
trên toàn thế giới nói chung.
+ Nguyên nhân thành công:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu
sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và
Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu
nước thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công - nông vững chắc,
tập hợp được mọi lực lượng yêu nước yêu
nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng
rãi.
- Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các
nước Đồng minh đã đánh bại phát xít Nhật.
H: Cách mạng Tháng Tám có nghĩa
như thế nào đối với dân tộc và thế
giới?
H: Nguyên nhân thành công của Cách
mạng Tháng Tám?
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên
nhân dân đến thắng lợi của cách
mạng tháng Tám.
H: Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của
Đảng và Hồ Chí Minh trong cách
mạng tháng Tám thể hiện ở những
điểm nào?
HS: Trả lời:
GV: Nhận xét, khái quát.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
- Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Đánh giá vai trò Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lãnh đạo cuộc tổng khởi
nghĩa Tháng 8 đi đến thắng lợi?
- Ngày nay, khối liên minh giữa các tầng lớp trong XH có làm cho kinh tế đất nước phát
triển ko?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vẽ chân dung HCM (treo góc lớp)
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Học bài cũ theo nội dung trong đề cương:
+ Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
3
- Đọc và tìm hiểu bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân.
+ Tình hình nước ta sau CM tháng Tám?
+ Bước đầu xây dựng chế độ mới?
+ Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính?
Ngày giảng: 14/5/2020
CHƯƠNG IV
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
TIẾT 28: BÀI 24:
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được những khó khăn của nước ta sau CM tháng Tám như trong tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”
- Trình bày được những biện pháp của Đảng và chính phủ để củng cố và kiện toàn
chính quyền CM.
- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn
bị lâu dài: diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết những khó khăn về tài chính.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự
hào dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.
- Khai thác kênh hình.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài
1. Giáo viên:
Các tư liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung bài đã học
III. Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so
sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật:
4
- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Trước muôn vàn những khó khăn thử thách, chính phủ HCM đã đề ra những chủ trư-
ơng biện pháp trong cuộc đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt và những khó khăn về tài
chính.
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Nội dung Hoạt động của GV- HS
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám.
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn
quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản
động ồ ạt kéo quân vào nước ta, âm mưu lật
đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính
quyền tay sai.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh
cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược nước ta.
- Trong nước, các lực lượng phản cách
mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn,
lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng
nề. Hậu quả của nạn đói năm Ất Dậu (cuối
1944 - đầu 1945) chưa được khắc phục, lụt
lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn,
nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân.
H: Khi quân Anh Tưởng kéo vào nước
ta chúng gây cho ta những khó khăn
gì?
GV: Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn
quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào
kéo theo bọ tay sai nằm trong các tổ
chức phản động: Việt Nam Quốc dân
đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách
mạng đồng minh hội (Việt Cách) với
âm mưu là tiêu diệt Đảng ta, phá tan
mặt trân Việt Minh và lật đổ chính phủ.
Còn từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân
Anh cũng kéo vào không chỉ giải pháp
khí giới quân Nhật mà còn dọn đường
cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nư-
ớc ta.
H: Hãy cho biết tình hình kinh tế nước
ta sau cách mạng tháng Tám? Nhận
xét?
GV: Hậu quả của chính sách thống trị
của Nhật - Pháp là đã gây ra nạn đói
cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm hơn
2 triệu người chết vẫn chưa được khắc
phục. Sản xuất đình đốn, đời sống nhân
dân cực khổ.
5
- Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng
Đông Dương.
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã
hội vẫn còn phổ biến.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- Ngày 6/1/1946 nhân dân cả nước đi
bầu cử Quốc hội khóa I với hơn 90% cử
tri tham gia.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải
quyết khó khăn về tài chính.
+ Diệt giặc đói: Biện pháp trước mắt là tổ
chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ
chức “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào
nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là
đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất
cho nông dân. Kết quả là nạn đói được đẩy
lùi.
GV: Cung cấp:
GV: Giới thiệu cho HS hậu quả là hơn
90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội
hoành hành.
GVchốt vấn đề: Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà vừa ra đời đã lâm vào
tình thế cực kì khó khăn “ngàn cân
treo sợi tóc”.
H: Thảo luận cặp đôi: Nhận xét về tình
hình nước ta sau CM tháng Tám?(KG)
HS: Trả lời.
H: Tại sao nói nước ta sau CM tháng
Tám ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, khái quát.
HS: Đọc thông tin.
H: Bên cạnh những khó khăn ở trên,
sau cách mạng tháng Tám chúng ta có
những thuận lợi gì?
HS: Quan sát H41, mô tả và nhận xét?
GV: Giới thiệu hình 41 trong SGK “Cử
tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khoá
I”
H: Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Chứng tỏ quyền công dân
GV: Khái quát: Lần đầu tiên trong lịch
sử nhân dân được thể hiện quyền làm
chủ đất nước
HS: Đọc thông tin.
H: Để giải quyết nạn đói Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
biện pháp gì? Kết quả?
GV: Ngoài việc đẩy mạnh tăng gia sản
xuất, chính quyền cách mạng còn tịch
6
+ Diệt giặc dốt: Ngày 9 - 8 - 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập
Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người
tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các
trường học sớm được khai giảng, nội dung
và phương pháp dạy học bước đầu đổi
mới.
+ Giải quyết khó khăn tài chính: kêu gọi
nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ Độc
lập”, phát động phong trào “Tuần lễ
vàng”. Quốc hội quyết định phát hành tiền
Việt Nam (11 - 1946).
thu ruộng đất của đế quốc và việt gian
chia cho nông dân nghèo theo nguyên
tắc công bằng và dân chủ, giảm tô, ra
các sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các
thứ thuế vô lý khác.
GV: Giới thiệu hình 42 SGK “nhân
dân góp gạo chống giặc đói”
H: Những biện pháp nhằm diệt giặc
dốt? Tác dụng?
GV: Giới thiệu cho HS hình 43 SGK
H: Qua bức ảnh em hiểu điều gì?
HS: Tinh thần học tập của mọi người
dân Việt Nam sau thắng lợi của cách
mạng tháng Tám mặc dù ta có nhiều
khó khăn về kinh tế.
GV: Cung cấp:
GV: Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân
đã đóng góp 370gk vàng và 20 triệu
đồng vào quỹ độc lập, 40 triệu đồng
vào quỹ quốc phòng.
H: Nhận xét về những biện pháp giải
quyết khó khăn của Đảng ta?
HS: Phù hợp, đúng đắn, kịp thời, đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
- Thống kê những kho khăn của nước ta sau CM Tháng 8-1945
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Vĩ tuyến 16 thuộc địa phận nào nước ta, thuộc khu vực miền nào?
- Đánh những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng ta
- Ngày nay, khi đứng trước những khó khăn do dịch bệnh COV2 ko thể xuất khẩu cũng
như mở kinh doanh buôn bán, Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp gì khắc
phục?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh nói về khó khăn của nhân dân ta thời kì này
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Học bài cũ theo nội dung:
7
+ Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
- Đọc và tìm hiểu bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân.
- Xem mục IV, V, VI
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_2728_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf