Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29+30 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại

xâm lược Nam Bộ.

- Trình bày được những biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai.

- Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, nội dung,

ý nghĩa Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).

2. Tư tưởng:

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự

hào dân tộc.

3. Kĩ năng:

- Kĩ năng trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.

- Khai thác kênh hình.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,

năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng

hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,

II. Chuẩn bị bài

1. Giáo viên:

+ Tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh:

- Xem nội dung bài học

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29+30 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 20/5/2020 TIẾT 29: BÀI 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ. - Trình bày được những biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai. - Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, nội dung, ý nghĩa Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: - Kĩ năng trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử. - Khai thác kênh hình. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên: + Tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: - Xem nội dung bài học III. Phương pháp, kĩ thuật 1.Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động Việc giải quyết được nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính đã giúp nước ta tăng cường được sức mạnh của chính quyền nhà nước, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. Trên cơ sở đó nhân dân ta, Đảng và chính phủ ta đã có những hoạt động đấu tranh chống giặc ngoại xâm HĐ 2: Hình thành kiến thức 2 Nội dung Hoạt động của GV - HS 3-IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống TDP trở lại xâm lược. + Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. 4-V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng. + Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, ta đồng ý chia cho cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp. + Ta còn nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lượng thực, nhận tiêu tiền “quan kim”, + Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng. GV: Đất nước ta sau cách mạng tháng Tám ở cả 2 miền đều bị nạn ngoại xâm đe doạ. HS: Đọc thông tin. H: Cho biết hành động xâm lược của thực dân Pháp? Nhận xét hành động đó?(KG) GV: Được sự che chở và giúp sức của đội quân Anh. => TDP là kẻ cố gắng đeo bám mục đích của mình là cướp VN bằng mọi cách. HS: Đọc thông tin. H: Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai. H: Vì sao Đảng ta lại hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng, sự hoà hoãn, nhân nhượng đó có đúng không? HS: Đảng và chính phủ thực hiện chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng, đã đẩy lùi được từng bước âm mưu về chiến tranh, . GV: Đảng ta nhận định Pháp chưa đưa quân ra MB, nhưng điều đó sẽ xảy ra. .. H: Bên cạnh chính sách hoà hoãn, nhân nhượng Đảng, chính phủ còn có chủ trương gì? Tác dụng? H: Em có nhận xét gì về đối sách của ta đối với quân tưởng và bọn tay sai? (KG) 3 5-VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt Pháp (14/9/1946) + Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. + Nội dung Hiệp định Sơ bộ: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do, có chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm. + Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten- nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam. + Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt - Pháp đã giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. => Đây là biện pháp đối phó vừa mềm dẻo, (nhượng cho Tưởng 1 số quyền lợi) vừa kiên quyết (bác bỏ những yêu sách vi phạm chủ quyền dân tộc) H: Tưởng và Pháp đã có âm mưu gì để chống phá cách mạng nước ta? + Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. GV: Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ VNDCCH kí với đại diện chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ni - bản hiệp định sơ bộ (6/3/1946) H: Trình bày nội dung hiệp định sơ bộ 6/3/1946? H: Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946, thái độ của Pháp ra sao? HS: Pháp vẫn gây xung đột ở Nam Bộ... GV: Cung cấp: H: Cho biết nội dung của bản tạm ước 14/9/1946? H: Hiệp định sơ bộ và tạm ước kí với Pháp có ý nghĩa gì? HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Phân tích việc kí 2 hiệp ước Sơ bộ và Tạm ước. HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Việc kí bản hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Ct HCM có vai trò gì? - Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt - Pháp có được coi là chiến lược trong công cuộc chống ngoại xâm ko? 4 HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tư liệu về sự kiện chống quân Tưởng GT và Pháp. IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau - Chuẩn bị: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) - Trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày giảng: 21/5/2020 CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 TIẾT 30: BÀI 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày được những nét chính của cuộc chiến đấu anh dũng cua quân dân ta ở thu đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó. - Biết được âm mưu và trình bày trên lược đồ cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp. - Trình bày được trên lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc. - Biết được sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: - Kĩ năng trình bày, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử. - Sử sụng bản đồ tường thuật diễn biến các trận đánh. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên: + Tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học. + Bản đồ hành chính Việt Nam. 2. Học sinh: - Xem nội dung bài học 5 III. Phương pháp, kĩ thuật 1.Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng TDP càng lấn tới...”. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải đứng lên kháng chiến chống TDP để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8. Chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn trong những năm đầu kháng chiến chống TDP HĐ 2: Hình thành kiến thức Nội dung Hoạt động của GV - HS I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946). 1. Kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược bùng nổ. + Sau khi kí Hiệp định sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công quân ta ở Nam Bộ và Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 - 1946). Ngày 18 - 12 - 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu... nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20 - 12 - 1946. 2. Đường lối kháng chiến chống TDP của ta. * Nội dung: + Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh HS: Đọc thông tin. H: Em hãy cho biết những bằng chứng chứng tỏ TDP bội ước sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước( 14/9/1946) với ta? H: Em có nhận xét gì về những việc làm trên của TDP? HS: Những việc làm trên của TDP là những chứng cứ có đủ để quy trách nhiệm cho việc gây ra chiến tranh thuộc về phía TDP. HS: Đọc thông tin SGK. H: Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp là gì? 6 thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tập trung vào hai nội dung: - Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người tham gia kháng chiến. - Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao,... II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Phía Bắc vĩ tuyến 16. * Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. III. ( HS tự học) IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947. 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. + Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt - Trung,... + Ngày 7 - 10 - 1947, Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc với việc cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn,...; một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên H: Em hiểu gì về đường lối kháng chiến đó? GV: Kháng chiến toàn dân, biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). .. GV: Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam chân lực lượng chúng ở thủ đô Hà Nội, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài. H: Theo em, cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố có ý nghĩa gì? GV: Khi cuộc kháng chiến chống TDP bùng nổ (19/12/1946) HCM cùng Trung ương Đảng đã quyết định: Các cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ, mặt trận rời thủ đô HN lần lượt lên tới căn cứ địa Việt Bắc. H: Thực dân Pháp có âm mưu gì trước khi tấn công Việt Bắc? GV: Giữa 1947, sau khi chiếm được HN, các thành phố, thị xã lớn và đường giao thông quan trọng, TDP đã vạch ra kế hoạch với quy mô lớn đánh lên Việt 7 Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng đánh lên Bắc Cạn; một cánh quân khác ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị. Các cánh quân tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc. 2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. + Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. + Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài. Bắc. H: Theo em mục tiêu tấn công lên Việt Bắc của TDP là gì? HS: + Phá hậu phương kháng chiến, phá cơ sở kinh tế, kho tàng, mùa màng, cướp bóc của cải, làm mất nguồn tiếp tế của ta. + Giành thắng lợi quân sự và quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh. GV: Đứng trước hoàn cảnh nguy cấp ấy, quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc như thế nào. GV: cung cấp diễn biến: H: Cho biết kết quả của chiến dịch Việt Bắc 1947? H: Thảo luận nhóm bàn (3p) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi này?(KG) HS: + Tình thần chuẩn bị chu đáo của quân ta. + Quân dân ta nêu cao tinh thần cảnh giác, chiến đấu dũng cảm. + Vai trò của quần chúng nhân dân nhất là vùng dân tộc thiểu số. + Vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng, chính phủ và HCM. H: Với thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông có ý nghĩa lịch sử gì? GV: Từ sau thất bại ở Việt Bắc, TDP vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược của mình, Đảng và chính phủ đã có chủ trương gì để đối phó. HĐ 3: Hoạt động luyện tập - Phân tích hành động việc làm của P sau kí hiệp ước sơ bộ và tạm ước. 8 HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Các biện pháp của Đảng ta nhằm đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện có tác dụng gì trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ cs ngày nay? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tư liệu về sự kiện ls thời kì 1946-1950 IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau - Chuẩn bị: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dânPháp (1950-1953) - Trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_2930_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan