Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay.

+ Các nước châu Á; Các nước Đông Nam Á.

+ Mĩ; Nhật Bản.

+ Quan hệ Quốc tế sau 1945.

+ Xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp.

2. Tư tưởng:

- Giúp HS thấy được khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TK XX với biến đổi

quan trọng.

3. Kỹ năng:

- Tổng hợp, nhận định, đánh giá, phương pháp tư duy khái quát và phân tích.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,

năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng

hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,

II. Chuẩn bị bài học

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk

+ Những nét nổi bật về chính trị, kinh tế của Châu Á từ sau 1945 ?.

+ Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ?.

+ Tình hình Mĩ, Nhật?.

+ Xu hướng phát triển thế giới ngày nay?.

+ Sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần hai của

Pháp .

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 17: Ôn tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 6/11/2019 TIẾT 17: ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay. + Các nước châu Á; Các nước Đông Nam Á. + Mĩ; Nhật Bản. + Quan hệ Quốc tế sau 1945. + Xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp. 2. Tư tưởng: - Giúp HS thấy được khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TK XX với biến đổi quan trọng. 3. Kỹ năng: - Tổng hợp, nhận định, đánh giá, phương pháp tư duy khái quát và phân tích. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, II. Chuẩn bị bài học - Giáo viên: soạn bài - Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới, trả lời câu hỏi sgk + Những nét nổi bật về chính trị, kinh tế của Châu Á từ sau 1945 ?... + Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ?... + Tình hình Mĩ, Nhật?... + Xu hướng phát triển thế giới ngày nay?... + Sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp. III.Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so sánh, đánh giá - Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay có những thay đổi HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS xác định vị trí các nước châu Á trên lược đồ - Nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế của Châu Á từ sau 1945 ? (Phát triển NL tìm tòi, khám phá lịch 1. Các nước châu Á - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. - Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. 2 sử) - HĐ Vấn đáp - HS trả lời-nhận xét bổ sung - Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? (Phát triển NL tìm tòi, khám phá lịch sử) - HĐ cá nhân viết ra nháp 7 phút - HS trả lời-nhận xét bổ sung -Tại sao nói: Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vừa là thời cơ vừa là thách thức ? (Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử) -HĐ nhóm 3p - HS trả lời-nhận xét bổ sung. - Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai - Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông; Sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố,ở một số nước. - Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ... 2. Các nước Đông Nam Á. * Hoàn cảnh: - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga- po). * Mục tiêu hoạt động: Hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. - Hợp tác phát triển có kết quả. 3. Mĩ - Không bị chiến tranh tàn phá. 3 Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới ? (Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử) -HĐ thảo luận cặp đôi 3p - HS trả lời- nhận xét bổ sung. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì ” của nền kinh tế Nhật Bản? (Phát triển NL tìm tòi, khám phá lịch sử) Việt Nam học được gì từ đất nước, con người Nhật Bản? (Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử) -HĐ cá nhân - HS trình bày - nhận xét bổ sung. HĐ nhóm 3’ Xu hướng phát triển thế giới ngày nay? HS: Thảo luận trả lời, nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận chốt kiến thức - Giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng động sáng tạo. - Thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới - Thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước. - Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao. - Vai trò điều tiết của nhà nước. - Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiện quốc tế thuận lợi... 4. Nhật Bản * Nguyên nhân của sự phát triển: - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti. - Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật, coi trọng tiết kiệm; 5. Xu hướng phát triển thế giới ngày nay - Một là xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Hai là một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Ba là dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Bốn là ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ,ổn định và hợp tác, phát 4 Xã hội Việt Nam phân hóa thàn mấy giai cấp sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp? (Phát triển NL tìm tòi, khám phá lịch sử) Giai cấp nào sớm trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng? Vì sao? (Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử) -HĐ cá nhân 3p – trao đổi nhóm 2 p - HS trình bày - nhận xét bổ sung. triển. 6. Sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp. - Giai cấp địa chủ phong kiến - Giai cấp tư sản - Tầng lớp tiểu tư sản - Giai cấp nông dân - Giai cấp công nhân - Giai cấp công nhân trở thành gai cấp lãnh đạo cách mạng Vì bị áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,. ảnh hưởng tư tưởng cách mạng vô sản (CM tháng Mười Nga) sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 4. Củng cố: - GV khái quát nội dung trọng tâm tiết ôn tập 5. Dặn dò: - Học bài cũ, hoàn thành trả lời câu hỏi cuối bài trong sgk và trong vở bài tập. - Chuẩn bị : Ôn tập các nội dung để kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_17_on_tap_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan