I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng ham mê nghiên cứu khoa học, ý thức đấu tranh bảo vệ
môi trường
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a) Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải
quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện
lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ
thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
c) Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tư hiệu về thành tựu KH- KT
2. Học sinh: Đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử
dụng đồ dung trực quan
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm .
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát
triển không có giới hạn của chí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày
càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Bởi ngày nay hơn bao giờ
hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất
lượng thiết thực đáp ứng những nhu cầu của sự công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 13 đến 15 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/11/2019
Tiết 13 – Bài 12:
NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH
MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng ham mê nghiên cứu khoa học, ý thức đấu tranh bảo vệ
môi trường
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
a) Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải
quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
b) Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện
lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ
thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.....
c) Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tư hiệu về thành tựu KH- KT
2. Học sinh: Đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử
dụng đồ dung trực quan
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát
triển không có giới hạn của chí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày
càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Bởi ngày nay hơn bao giờ
hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất
lượng thiết thực đáp ứng những nhu cầu của sự công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã
diễn ra với những nội dung phong phú và
toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh
chóng và những hệ quả về nhiều mặt là
không thể lường hết được.
H: Cách mạng KH - KT lần thứ 2 của loài
ngưười bắt đầu từ năm nào?
HS: 1945.
GV: - Do sự bùng nổ dân số, tài nguyên
ngày càng cạn kiệt.
- Nhu cầu cuộc chiến tranh hiện đại cần có
vũ khí mới, thông tin liên lạc mới. Khởi đầu
ở Mĩ sau đó lan ra TG.
HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK (T 48)
H: Em hãy cho biết đoạn chữ nhỏ cho ta
biết điều gì?
- Sự phát triển của ngành sinh học
GV: Hướng dẫn HS xem hình 24.
GV: KL: 3/1997 Cừu Đôli ra đời thông qua
phương pháp sinh sản vô tính
GV: Bổ sung thêm tư liệu trang 200
H: Sự ra đời của động vật đầu tiên bằng
phương pháp sinh sản vô tính có ý nghĩa ntn?
=> Chứng tỏ một thành tựu mới của cuộc
CMKHKT ngày nay khẳng định sự phát
triển của KH-KT trên nhiều lĩnh vực, trong
đó có sinh học.
GV chốt:
GV: Cung cấp phát minh lớn về công cụ
sản xuất:
HS: Đọc phần chữ nhỏ T49
GV: Các nhà khoa học còn tạo ra những
Rôbốt “người máy” đảm nhận những công
việc con người không đảm nhận được: Lặn
sâu xuống đáy biển, làm trong các nhà máy
điện nguyên tử.
GV: Cung cấp:
HS: Quan sát H25, mô tả.
Hình ảnh những ngôi nhà sử dụng năng
lượng xanh (năng lượng mặt trời) ở NB
GV: Cung cấp thêm tư liệu kênh hình.
I. Những thành tựu chính
- Những phát minh to lớn trong lĩnh
vực khoa học cơ bản như Toán học,
Vật lí, Hóa học và Sinh học (cừu
đô-li ra đời bằng phương pháp sinh
sản vô tính, bản đồ gen người,...).
- Những phát minh lớn về công cụ
sản xuất mới như: máy tính điện tử,
máy tự động và hệ thống máy tự
động,..
H: Vì sao người ta phải sử dụng năng
lượng mặt trời để thay thế các nguồn năng
lượng trước đây?
GV: KL: vì con người đang sử dụng là
nguồn năng lượng than, dầu lửa, và khí đốt
nhưng nó ngày càng cạn kiệt trên hành tinh,
và thiếu thốn đối với những quốc gia nghèo
về tài nguyên thiên nhiên (Nhật Bản)
GV: Cung cấp:
Chất dẻo Pôlime quan trọng hàng đầu
trong cuộc sống và trong công nghiệp.
Gần đây người ta chế tạo ra chất tê phơ ..
tông làm chất cách điện rất tốt không cháy,
không thấm nước chịu nóng 2500 hay làm
lạnh - 2000 không việc gì.
- Ngày nay có > 80 thứ kim loại trong đó có
nhôm và titan được mệnh danh là “kim loại
của thời đại nguyên tử và vũ trụ”
H: Liên hệ thực tế nêu VD? (KG)
GV: Cung cấp:
HS: Đọc phần chữ nhỏ
Trong cuộc cách mạng xanh con người đã
áp dụng những biện pháp gì? Cuộc CM
trong nông nghiệp có ý nghĩa ntn?
HS: Tạo ra giống lúa mới, con giống mới
năng suất cao.
- Giải quyết được vấn đề lương thực cho
nhiều quốc gia.
Ở Mĩ năm 1945 một người lao động nuôi
được 14,6 người
H: Liên hệ thực tế nêu VD?
GV: Cung cấp:
GV: 1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên phóng
vào trái đất.
1961, con người đã bay vào vũ trụ
1969, con người đã đặt chân lên mặt trăng
HS: Quan sát H 26 sgk (51)
Ngày 20/7/1969 lần đầu tiên nước Mĩ
đưa con người lên mặt trăng ở đó 21 giờ 36
phút, anh đang quan sát chụp các bức ảnh
để gửi về trái đất
H: Những phát minh đó có ý nghĩa gì?
HS: Đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh
phục mặt trăng của loài người thực hiện
được giấc mơ từ cổ xưa của con người là đi
bộ trên mặt trăng
- Tìm ra những nguồn năng lượng
mới hết sức phong phú như: năng
lượng nguyên tử, năng lượng mặt
trời, năng lượng gió,...
- Sáng chế ra những vật liệu mới
như: pôlime (chất dẻo), những vật
liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn,
siêu cứng,...
- Tiến hành cuộc “cách mạng
xanh” trong nông nghiệp.
H: Nước nào gặt hái được nhiều thành
công nhất trong cuộc CM khoa học kĩ
thuật? Nêu một số thành tựu tiêu biểu của
nước đó?
HS: + Nước Mĩ là nước khởi đầu của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai
+ Đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ
thế giới trên mọi lĩnh vực.
HS: Đọc mục 2 trang 51
H: Ý nghĩa của cuộc CMKHKT ?
HS: Liên hệ thực tế phân tích ý nghĩa.
GV: Cuộc CM KH - KT lần thứ hai đã đưa
con người sang nền “Văn minh hậu CN”
hay còn gọi là “Văn minh trí tuệ” như: tin
học điện tử...
H: Cuộc CMKHKT gây lên những hậu quả
ntn?
H: Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào
trước sự phát triển của KHKT hiện nay?
- Những tiến bộ thần kì trong giao
thông vận tải và thông tin liên lạc
(máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc,
mạng In-ter-net,...).
- Những thành tựu kì diệu trong
lĩnh vực du hành vũ trụ.
II. Ý nghĩa của cuộc CM khoa
học kĩ thuật
+ Ý nghĩa, tác động tích cực:
- Cho phép thực hiện những bước
nhảy vọt về sản xuất và năng suất
lao động, nâng cao mức sống và
chất lượng cuộc sống của con
người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ
cấu dân cư lao động trong nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
+ Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con
người tạo ra):
- Chế tạo ra các loại vũ khí hủy
diệt; khai thác cạn kiệt tài nguyên,
hủy diệt và làm ô nhiễm môi
trường sinh thái; những tai nạn lao
động và giao thông; các loại dịch,
bệnh mới,...
Hoạt động 3: Luyện tập
G: Treo bảng phụ ghi bài tập:? Hãy viết tiếp những thành tựu nổi bật trong các
lĩnh vực sau:( Một em lên bảng làm)
Lĩnh vực Thành tựu nổi
bật
Lĩnh vực Thành tựu nổi
bật
-KH cơ bản
..............................
..............................
..............................
- Công cụ sản xuất
mới.
- Nông nghiệp
..............................
..............................
- Năng lượng
mới.
- sáng chế nguồn
vật liệu mới
.............
..............................
..............................
..............................
- Chinh phục vũ
trụ.....
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
Hãy nêu ý nghĩa và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản
xuất?
H: Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Nêu những tiến bộ về KHKT và những hạn chế của việc áp dụng KHKT
vào sản xuất
Theo em trong thời đại KHKT phát triển như ngày nay, Việt Nam chúng
ta cần làm gi?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh mới nhất về thành tựu KHKT hiện nay.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Bài mới: Chuẩn bị tiết ôn tập lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
GV: Giao các nhóm chuẩn bị:
Nhóm 1: Hệ thống các nước XHCN.
Nhóm 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, Phi, Mĩ la tinh.
Nhóm 3: Sự phát triển của các nước tư bản chủ yếu.
Nhóm 4: Quan hệ quốc tế
Nhóm 5: Sự phát triển của KHKT
Ngày giảng: 14/11/2019
Tiết 14 - Bài 13:
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nội dung chính của lịch sử TG hiện đại từ sau 1945
đến nay.
- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
2. Tư tưởng:
- Giúp HS thấy được khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TK XX với những
diễn biến phức và đấu tranh gay gắt quyết liệt một bên là lực lượng XHCN độc
lập DT > < ĐQCN và các thế lực phản động.
3. Kỹ năng:
- Tổng hợp, trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra
bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập
2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi GV giao về chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, hợp tác, giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu: Lịch sử thế giới sau năm 1945 đến nay diễn ra với nhiều sự kiện
to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Đặc biệt bao trùm cả giai đoạn lịch
sử này là thế giới chia làm hai phe. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh của lực
lượng XHCN, dân chủ, tiến bộ là hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vậy
những nội dung chính của LS thế giới sau 1945 đến nay là gì? Các xu thế của thế
giới ngày nay ra sao?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động nhóm- 3 phút:
Phiếu học tập: liệt kê những nội dung
chính của lịch sử thế giới từ sau năm
1945 đến nay?
HS thảo luận – làm việc
I. Những nội dung lịch sử thế giới từ
sau năm 1945 đến nay.
- Các nhóm trình bày, nhận xét
- GV phân tích từng nội dung, vấn đáp
HS, chốt kiến thức:
H: Phong trào giải phóng dân tộc ở
Châu Á, Phi, Mĩ La- tinh đã giành được
thắng lợi to lớn ntn?
Nhận xét? (KG)
GV chiếu h/a sự phát triển của một số
nền kinh tế: Trung Quốc, Đông Nam Á
y/c HS nhận xét.
H: Sau chiến tranh thế giới thứ II các
nước Mỹ, Nhật, Tây Âu, phát triển
nhanh chóng về kinh tế ntn?
H: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
như thế nào?
- TG chấm dứt CT lạnh 1989 xu thế của
TG ngày nay chuyển từ “đối đầu” sang
“đối thoại”.
GV chiếu h/a về chuyến thăm lẫn nhau
của nguyên thủ các nước.
H: Trong bối cảnh thế giới hiện nay
nhân dân ta cần phải làm gì để đưa đất
nước phát triển? (KG)
Tích cực góp phần xây dựng nền hoà
bình ổn định ở khu vực trước hêt là giữ
vững ổn định chính trị trong nước, tập
trung sức lực đẩy mạnh sản xuất phát
1. Liên Xô và các nước Đông Âu
- Sau năm 1945, XHCN đã trở thành
một hệ thống trên thế giới- là một lực
lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to
lớn đối với quá trình phát triển của
TG.
- Do phạm phải nhiều sai lầm, hệ
thống XHCN đã tan rã vào những năm
1989-1991
2. Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các
châu Á, Phi, Mĩ La tinh phát triển
mạnh mẽ và giành được những thắng
lợi to lớn.
+ Hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã
sụp đổ
+ Hơn một trăm quốc gia độc lập ra
đời ngày càng giữ vai trò quan trọng
trên trường quốc tế.
+ Nhiều nước thu được những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội.
3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu
- Các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây
Âu phát triển nhanh chóng về kinh tế.
- Mĩ vươn lên thành nước TB giàu
mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN
- Xu thế liên kết khu vực về kinh tế-
chính trị ngày càng phổ biến (điển
hình là Liên minh châu Âu- EU)
4. Quan hệ quốc tế
- Xác lập trật tự thế giới 2 cực do Mĩ
và Liên Xô đứng đầu, luôn trong tình
trạng đối đầu căng thẳng.
- Từ sau 1989, thế giới chuyển dần
sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.
triển KT và XH, tích cực hội nhập quốc
tế, thực hiện đối ngoại đa phương.
H: Những thành tựu điển hình của cuộc
cách mạng KH - KT?
GV chiếu h/a 1 số thành tựu của cuộc
CMKHKT- HS nêu những thành tựu
GV chiếu h/a các vũ khí hủy diệt, nạn ô
nhiễm môi trường- HS nhận xét
5. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật
- Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
có những tiến bộ phi thường đạt nhiều
thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực.
- CMKHKT đã và sẽ đưa lại những hệ
quả nhiều mặt không lường hết được
đối với loài người và mỗi quốc gia,
dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nội dung chủ yếu của lịch sử TG hiện đại từ 1945 đến nay?
Thảo luận nhóm 4- 3 phút: Vì sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển
vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các nước khi bước vào thế kỉ XXI”
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Chế độ XHCN ở Liên Xô và câc nước Đông Âu tan rã có ảnh hưởng như thế
nào đến Việt Nam?
- Những xu thế của thế giới ngày nay đã đặt ra cho nước ta những cơ hội và thách
thức gì?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Lập niên biểu những sự kiện lớn của LSTG hiện đại từ 1945 đến nay
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập những nội dung đã học
- Chuẩn bị bài mới - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp?
+ Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá, giáo dục của pháp? Mục đích của những
thủ đoạn này?
+ Tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất ntn? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp?
=======================================
Ngày giảng: 21/11/2019
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
Tiết 15 - Bài 14:
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS nắm được:
- Nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của TD Pháp.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt
của TD Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới
chế độ thực dân phong kiến.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, trình bày, nhận xét, phân tích,
đánh giá sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra
bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ nguồn lợi của TB Pháp ở VN.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu: Sau chiến tranh TG lần thứ nhất, TD Pháp đã tiến hành
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, ở Việt Nam, tấn công quy mô và toàn
diện nước ta, biến nước ta thành thị trường hàng hoá kế thừa và thị trường đầu tư
TB có lợi cho chúng. Với chương trình khai thác lần này, XH và văn hoá giáo dục
biến đổi sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Cung cấp kiến thức:
H: Vì sao ngay sau chiến tranh TG thứ
nhất kết thúc, TD Pháp đẩy mạnh chương
trình khai thác lần thứ hai ở ĐD nói
chung, ở VN nói riêng?
HSTL- Nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kl:
Do bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh
TG thứ nhất, Pháp tăng cường bóc lột
nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc
địa để bù đắp thiệt hại trong chiến tranh
GV: Mở rộng: Sau CTTG lần thứ nhất
Pháp là con nợ lớn của Mĩ. Năm 1920 số
nợ lên tới 300 tỉ Prăng, sau CM T10 Nga
Pháp mất thị trường đầu tư lớn nhất ở
Châu Âu là Nga.
TLN bàn -5 phút: Thực dân Pháp đẩy
mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai tập trung vào những nguồn lợi
kinh tế nào?
HS: Thảo luận- Báo cáo- Nhận xét, bổ
sung.
GV nhận xét KL: Nông nghiệp, CN,
thương nghiệp, GTVT và ngân hàng
HS: Sử dụng lược đồ xác định các nguồn
lợi khai thác VN lần 2 của Pháp.
GV chốt:
GV: Phân tích:
Từ 1924 -1930 vốn đầu tư gấp 6 lần
(1898- 1918) chủ yếu là đầu tư vào cao su
và khai thác mỏ (mỏ than) năm 1927 đầu
tư nông nghiệp 400 triệu Prăng. Diện tích
trồng cao su năm 1918 là 15.000 ha; năm
1930 là 120 ngàn ha Nhiều công ty cao
su, công ty mỏ ra đời.
H: Vì sao TD Pháp chỉ chú trọng đầu tư
phát triển CN nhẹ mà không đầu tư phát
triển CN nặng?
HS: Trả lời
I. Chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ hai của Pháp.
* Nguyên nhân:
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến
tranh gây ra.
* Chính sách khai thác của Pháp:
- Nông nghiệp: Pháp tăng cường
đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền
cao su, làm cho diện tích trồng cây
cao su tăng lên nhanh chóng.
- Công nghiệp: Pháp chú trọng khai
mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công
ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm
một số cơ sở công nghiệp chế biến.
GV: KL: Chỉ phát triển CN nhẹ mà không
phát triển CN nặng vì TD Pháp muốn kìm
hãm nền KT không cân đối, phụ thuộc
vào KT chính quốc.
HS: Xác định vị trí đồn điền cao su mỏ dầu,
cơ sở công nghiệp nhẹ trên lược đồ H27
H: Tại sao Pháp lại trú trọng đến khai thác
than và mở rộng đồn điền cao su?
HS: Trả lời
GV: KL: Là 2 mặt hàng Pháp và thế giới
có nhu cầu lớn
GV: Mở rộng: Khai thác than năm 1919
là 665.000tấn, năm 1929 là 1.972.000 tấn;
khai thác thiếc tăng gấp 3 lần, kẽm 1,5 lần
GV: Cung cấp:
GV: Nguồn lợi KT của TB Pháp nằm rải
rác ở cả 3 miền, tập trung chủ yếu ở miền
Bắc với nguồn lợi chủ yếu là NN, khai
mỏ, CN nhẹ giành cho xuất khẩu.
GV: Cung cấp “Chính sách khai thác
thuộc địa...thuế khác”
Thảo luận nhóm bàn (3p): Chính sách
khai thác thuộc địa của TD Pháp đã tác
động đến nền KT VN như thế nào?
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV: KL: Nền KTVN trước cuộc khai thác
thuộc địa là nền KT NN thuần tuý, không
có CN, trao đổi buôn bán hạn chế. Dưới
tác động chính sách khai thác thuộc địa
của Pháp nền KTVN có nhiều biến đổi.
Làm cho nền KT Việt Nam phát triển theo
luồng TBCN, tạo ra hai khu vực KT: Hiện
đại (KTCN, TN); Truyền thống (NN,
TCN). Tuy nhiên nhìn chung kinh tế Việt
Nam bị lệ thuộc vào chính quốc.
H: Em có nhận xét gì về chương trình
khai thác bóc lột VN lần 2 của Pháp?
- Thương nghiệp: phát triển hơn
trước; Pháp độc quyền, đánh thuế
nặng hàng hóa các nước nhập vào
Việt Nam.
- Giao thông vận tải: đầu tư phát
triển thêm đường sá, cầu cống, bến
cảng; đường sắt xuyên Đông Dương
được nối liền nhiều đoạn.
- Tài chính: ngân hàng Đông Dương
nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh
tế Đông Dương.
HS: Trả lời
GV: KL: Khai thác triệt để và nhiều hơn lần 1,
sản xuất vốn, kĩ thuật được tăng cường.
H: So sánh với cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất về mục đích, quy mô? (KG)
HS: Đợt khai thác lần thứ hai có quy mô
lớn hơn rất nhiều. Tổng số vốn được đầu
tư vào Việt Nam từ 1919 đến 1929 lên đến
8 tỷ FR.
HS: Đọc mục 2
H: Trong chương trình khai thác lần thứ
hai TD Pháp đã thực hiện chính sách cai
trị như thế nào đối với nước ta?
HS: Trả lời
GV: KL: Về CT, VH, GD
H: Em nhận xét gì về những thủ đoạn cai
trị của TD Pháp đặc biệt chính sách “Chia
để trị” (KG)
HS: Trả lời
GV: Đây là chính sách cai trị hết sức thâm
độc dã man, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, thôn tính và áp bức DT.
GV: Khuyến khích tệ nạn xã hội: cờ bạc,
rượu chè, mê tín dị đoan.
Hạn chế mở trường: Niên khoá 1922 -
1923 VN có 3.039 trường tiểu học; 7
trường cao đẳng, 2 trường trung học.
Tổng số sinh viên ở các trường cao đẳng
436 người.
H: Theo em mục đích của các thủ đoạn
đó là gì?
HS: Củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa
mà sợi chỉ đó xuyên suất là chính sách văn
hoá nô dịch (đào tạo tay sai phục vụ cho
chúng) và chính sách ngu dân để dễ bề cai
trị
GV kết luận - chuyển ý
H: Trước khi TD Pháp tiến hành chương
trình khai thác thuộc địa, XHVN có mấy
giai cấp?
GV: Sau chiến tranh TG thứ nhất XHVN
có sự phân hoá sâu sắc:
Phiếu học tập:
TLN 4- 5 phút:
II. Chính sách chính trị, văn hóa,
giáo dục.
+ Về chính trị, Pháp thực hiện chính
sách “chia để trị”, thâu tóm mọi
quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự
do dân chủ.
+ Về văn hóa giáo dục, Pháp khuyến
khích các hoạt động mê tín dị đoan, các
tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
- Xã hội VN có những giai cấp và tầng lớp
nào?
- Nêu đặc điểm cơ bản của từng giai cấp
và tầng lớp?
- Thái độ chính trị của từng giai cấp và
tầng lớp?
- Gọi đại diên trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét chung
HD HS chốt kiến thức:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến ngày
càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai
cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.
+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến
tranh, trong quá trình phát triển phân
hóa thành hai bộ phận: tư sản mại
bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân
tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân
chủ chống đế quốc và phong kiến.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng
nhanh về số lượng, nhưng bị chèn
ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh.
+ Giai cấp nông dân chiếm trên 90
% dân số, bị thực dân, phong kiến
áp bức, bóc lột nặng nề.
+ Giai cấp công nhân ngày càng
phát triển, bị áp bức và bóc lột, có
quan hệ gắn bó với nông dân, có
truyền thống yêu nước,... vươn lên
thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho HS 1 phút suy nghĩ đưa ra những vấn đề còn thắc mắc.
- GV cho HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Vẽ lược đồ tư duy khái quát những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp ở VN đầu thế kỉ XX
- Viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc sống của nhân dân ta đầu thế kỉ XX.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm các phẩm văn học phản ánh cuộc sống cực khổ của nông dân Việt Nam thời
Pháp thuộc.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập những nội dung đã học
- Chuẩn bị bài mới - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất.
+ Ảnh hưởng của CM T10 Nga và phong trào CM thế giới.
+ Mục tiêu, tính chất của phong trào dân tộc dân chủ công khai.
+ Phong trào công nhân nước ta sau CTTG thứ nhất PT ntn?
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_13_den_15_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf